Đối với Hội Nhà báo Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo (Trang 130 - 158)

7. Bố cục của luận văn

3.2. Một số kiến nghị

3.2.2. Đối với Hội Nhà báo Việt Nam

Hội Nhà báo Việt Nam nên tăng cường hơn nữa đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ nhà báo trong lĩnh vực kinh tế. Ngoài các hoạt động ngoại khóa và các khóa đào tạo ngắn hạn do cơ quan báo chí tổ chức, cần có sự hỗ trợ của Bộ Thơng tin và Truyền thơng mà cụ thể là Cục Báo chí và của Hội Nhà báo Việt Nam trong công tác đào tạo. Từ thực tiễn hiện nay, tác giả luận văn cho rằng cần tăng cường các khóa đào tạo trung và ngắn hạn dành riêng cho phóng viên viết về kinh tế. Các khóa đào tạo này tập trung vào những nội dung chủ yếu sau đây: Kiến thức chung về kinh tế và kinh tế chuyên ngành, nhất là các khái niệm, thuật ngữ chuyên ngành; Những vấn đề nhạy cảm trong thông tin kinh tế và phương pháp xử lý; Danh mục bí mật quốc gia trong lĩnh vực kinh tế; Kỹ năng phát hiện đề tài kinh tế.

Đồng thời cần tổ chức một số khóa đào tạo ngắn hạn cho cán bộ quản lý cơ quan báo chí về quản trị báo chí và quản trị kinh tế báo chí. Các khóa học này cần tập trung vào một số nội dung sau: Kiến thức cơ bản về tài chính doanh nghiệp, cách đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp; Phương pháp xây dựng kế hoạch tài chính – kinh doanh; Các quy định hiện hành của nhà nước về tài chính đối với cơ quan báo chí; Quản lý hoạt động kinh doanh quảng cáo, phát hành và chiến lược marketing đối với cơ quan báo chí.

Một vấn đề nữa mà tác giả muốn đề cập. Đó là Hội Nhà báo cần tăng cường bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà báo trong q trình thu thập thông tin, đặc biệt là thơng tin “nhạy cảm”. Thực tế đã có những trường hợp nhà báo bị đánh trong lúc tác nghiệp. Nguyên nhân là do các nhà báo đi thu thập thông

tin và viết loạt bài điều tra, phanh phui các vụ việc tiêu cực. Từ thực tế đó, tác giả luận văn đề xuất Hội Nhà báo nên phối hợp với các cơ quan chức năng nhất là cơng an có những biện pháp bảo vệ nhà báo nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả hơn, hạn chế nguy hiểm cho các nhà báo khi đi thu thập thông tin một cách chính đáng. Khi nhà báo được bảo vệ, họ cảm giác yên tâm hơn trong q trình tác nghiệp, từ đó việc thu thập và xử lý thông tin của nhà báo sẽ được tốt hơn.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương 3, tác giả luận văn đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hơn kỹ năng thu thập và xử lý thông tin của nhà báo kinh tế. Cụ thể, đối với nhà báo, bên cạnh việc tự tìm tịi, học hỏi và trang bị cho mình kiến thức nền về báo chí và kinh tế, nhà báo cần đề cao trách nhiệm xã hội, dám nói lên sự thật với tinh thần khách quan, trung thực và có đủ bản lĩnh để vượt qua những gian khổ, thử thách, sự nguy hiểm nhằm thu thập thơng tin kinh tế nói chung và thơng tin kinh tế nói riêng. Đối với cơ quan báo chí, tác giả đề xuất cần thường xuyên mở các lớp đào tạo giúp nhà báo trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng và trao đổi nghiệp vụ. Cần đẩy mạnh giao lưu, trao đổi với các cơ quan báo chí, các tổ chức giáo dục về báo chí quốc tế có uy tín. Lãnh đạo tồ soạn cần phải đưa ra những chế tài, quy định bắt buộc nhà báo kiểm tra độ chính xác, tính hợp lý của thơng tin kinh tế. Tòa soạn cần tạo môi trường làm việc cho phóng viên, đồng thời phải có mối liên hệ với doanh nghiệp, cơ quan kinh tế để khi có các vấn đề kinh tế, đội ngũ phóng viên có thể nhanh chóng đón nhận được thơng tin mới. Các cơ quan chức năng phải có luật hố về minh bạch thơng tin trong đó có thơng tin về kinh tế. Nên tạo điều kiện thuận lợi cho nhà báo tiếp cận thơng tin dễ dàng hơn. Chính phủ nên có chế tài để các cơ quan khơng lợi dụng vào quy chế phát ngôn kéo dài việc cung cấp thơng tin, ngăn cản, gây khó khăn cho nhà báo trong việc tiếp cận thông tin trong đó có thơng tin kinh tế của nhà báo. Hội Nhà báo Việt Nam nên có chính sách đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ nhà báo trong lĩnh vực kinh tế. Đồng thời tổ chức một số khóa đào tạo ngắn hạn cho cán bộ quản lý cơ quan báo chí về quản trị báo chí và quản trị kinh tế báo chí. Hội Nhà báo nên phối hợp với các cơ quan chức năng nhất là cơng an có những biện pháp bảo vệ nhà báo nhanh chóng, kịp thời, hạn chế nguy hiểm cho các nhà báo khi đi thu thập thông tin một cách chính đáng.

KẾT LUẬN

Làm phóng viên là một nghề đặc biệt, có khả năng ảnh hưởng tới thái độ, quan điểm của hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu người. Trong đó, phải kể tới các phóng viên kinh tế. So với những phóng viên ở mảng khác như: Báo chí chính trị; báo chí văn hóa – xã hội,… phóng viên kinh tế ở nước ta cịn hết sức mới mẻ. Khác với phóng viên trong các lĩnh vực khác, để trở thành một nhà báo kinh tế chuyên nghiệp, điều đầu tiên cần là: phải có kỹ năng thu thập và xử lí thơng tin tốt. Bởi lĩnh vực kinh tế quan trọng nhất là có thơng tin nhanh và đúng.

Trong luận văn này, tác giả luận văn đã đi vào tìm hiểu yêu cầu về kỹ năng thu thập và xử lý thơng tin của phóng viên kinh tế nói chung. Thơng qua các nguồn tư liệu và bài giảng; học viên tổng hợp một số yêu cầu chính khi thu thập và xử lý tài liệu như sau:

Khi thu thập, phóng viên có thể khai thác từ nhiều nguồn: tin từ các hãng thông tấn cho tới mạng lưới cộng tác viên, thông tin viên…; áp dụng các kỹ năng đa dạng, như: giao tiếp, nghiên cứu tài liệu văn bản, quan sát, phỏng vấn.

Khi xử lý thông tin cần tập hợp, hệ thống hố thơng tin theo từng vấn đề, lĩnh vực. Cần phân tích và kiểm tra độ chính xác của các thơng tin, tính hợp lý của các tài liệu, số liệu. Đồng thời cần thống kê số liệu, tính tỷ lệ, tính xác suất của các thông tin định lượng. Và chuyển thuật ngữ chuyên ngành kinh tế sang ngơn ngữ báo chí.

Vậy kỹ năng thu thập và xử lý thông tin của các phóng viên kinh tế hiện ra sao? Tác giả luận văn đã tiến hành điều tra xã hội học bằng bảng hỏi anket và phỏng vấn sâu các nhà báo kinh tế ở các báo: Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Thời báo kinh tế Việt Nam, Đầu tư và Quân đội nhân dân để tìm ra câu trả lời. Qua việc tổng hợp các bản phỏng vấn sâu, cá nhân tơi nhận thấy các phóng viên ở các tờ báo trên đều được tuyển lựa kỹ càng, đều có kỹ năng tốt.

Đa số phóng viên đều được đào tạo chuyên ngành kinh tế, sử dụng thành thạo tiếng Anh, có kỹ năng giao tiếp, quan sát và phỏng vấn tốt, sẵn sàng lắng nghe và thấu hiểu nguồn tin. Bên cạnh đó, một số phóng viên đang coi nhẹ việc kiểm chứng và xác thực các nguồn tin, dẫn tới hậu quả thơng tin đưa lên mặt báo sai sự thật. Có người xử lý thơng tin chưa tốt, như: sử dụng quá nhiều thuật ngữ chun ngành kinh tế mà khơng giải thích cho người đọc; bài viết có q nhiều số liệu gây khó hiểu và nhàm chán… Điều này cho thấy trình độ hiểu biết và tác nghiệp của một số phóng viên viết về đề tài kinh tế cịn yếu. Dựa trên điều đó, tác giả xin đưa ra một số giải pháp và kiến nghị giúp việc thu thập và xử lý thơng tin kinh tế của các phóng viên đạt hiệu quả cao hơn.

Đối với nhà báo, cần phải nâng cao nghiệp vụ báo chí, phải nắm bắt được nhiều thông tin, tự nâng cao kiến thức về kinh tế và trách nhiệm người làm báo; phát triển mối quan hệ rộng rãi cũng như nâng cao hơn kỹ năng phỏng vấn. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhà báo cần phải luôn trau dồi kiến thức phong phú về kinh tế, luôn lắng nghe mọi nguồn tin và biết chọn lọc nguồn tin có lợi và nguồn tin thất thiệt. Bên cạnh việc tự tìm tịi, học hỏi và trang bị cho mình kiến thức nền về báo chí và kinh tế, nhà báo cần đề cao trách nhiệm xã hội, dám nói lên sự thật với tinh thần khách quan, trung thực và có đủ bản lĩnh để vượt qua những gian khổ, thử thách, sự nguy hiểm nhằm thu thập thơng tin nói chung và thơng tin kinh tế nói riêng

Đối với cơ quan báo chí, cần thường xuyên mở các lớp đào tạo giúp nhà báo trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng và trao đổi nghiệp vụ. Đẩy mạnh giao lưu, trao đổi với các cơ quan báo chí, các tổ chức giáo dục về báo chí quốc tế có uy tín. Lãnh đạo toà soạn cần phải đưa ra những chế tài, quy định bắt buộc nhà báo kiểm tra độ chính xác, tính hợp lý của thơng tin kinh tế. Tịa soạn cần tạo mơi trường làm việc cho phóng viên, đồng thời phải có mối liên hệ với doanh nghiệp, cơ quan kinh tế để khi có các vấn đề kinh tế, đội ngũ phóng viên có thể nhanh chóng đón nhận được thơng tin mới.

Đối với các cơ quan chức năng phải có luật hố về minh bạch thơng tin trong đó có thơng tin về kinh tế. Nên tạo điều kiện thuận lợi cho nhà báo tiếp cận thông tin dễ dàng hơn. Chính phủ nên có chế tài để các cơ quan không lợi dụng vào quy chế phát ngôn kéo dài việc cung cấp thơng tin, ngăn cản, gây khó khăn cho nhà báo trong việc tiếp cận thơng tin trong đó có thơng tin kinh tế của nhà báo.

Hội Nhà báo Việt Nam nên có chính sách đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ nhà báo trong lĩnh vực kinh tế. Đồng thời tổ chức một số khóa đào tạo ngắn hạn cho cán bộ quản lý cơ quan báo chí về quản trị báo chí và quản trị kinh tế báo chí. Hội Nhà báo nên phối hợp với các cơ quan chức năng nhất là cơng an có những biện pháp bảo vệ nhà báo nhanh chóng, kịp thời, hạn chế nguy hiểm cho các nhà báo khi đi thu thập thơng tin một cách chính đáng.

Ngồi ra, bản thân các nhà báo kinh tế vẫn cần tu dưỡng, rèn luyện và không ngừng bồi đắp cho mình những kỹ năng liên quan. Có như vậy thì những tác phẩm báo chí về lĩnh vực kinh tế mới hay và hấp dẫn và mang tính định hướng cao.

Nâng cao kỹ năng thu thập và xử lý thông tin cho đội ngũ nhà báo viết về kinh tế là điều khơng dễ, địi hỏi phải thực hiện một loạt các giải pháp đồng bộ. Ngồi nỗ lực của chính mình, tác giả luận văn mong muốn các cơ quan chức năng của nhà nước và Hội Nhà báo Việt Nam quan tâm xem xét thực hiện các kiến nghị nói trên để điều mong muốn chung của chúng ta trở thành hiện thực.

Luận văn đã nêu và phân tích khái quát về những kỹ năng thu thập và xử lý thông tin của nhà báo kinh tế, cung cấp thêm những cách nhìn và biện pháp giúp những nhà báo kinh tế rèn tốt những kỹ năng, kiến thức cần thiết trong mơi trường hoạt động báo chí. Tác giả luận văn tin các nhà báo đã rút ra được cho mình nhiều bài học trong quá trình thu thập và xử lý thơng tin, đồng

thời nâng cao bản lĩnh chính trị và đạo đức nghề nghiệp để mang lại những bài báo hay, đảm bảo tính thời sự cũng như hiệu quả xã hội tích cực. Tác giả luận văn cũng mong muốn luận văn sẽ khai triển thêm theo hướng đi sâu vào kỹ năng thu thập tin tức, kỹ năng xử lý thông tin của nhà báo hoặc điều tra mở rộng ở các tờ báo khác.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Đỗ Thị Lan Anh (2007), Hoạt động xử lý thông tin của biên tập viên tại các toà soạn báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, Khoá luận tốt nghiệp, Học

viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.

2. Nguyễn Trọng Báu (1995), Biên tập ngơn ngữ sách và báo chí, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

3. Ngọc Bích, Hồng Nhung, Học kinh nghiệm viết bài báo kinh tế của phóng

viên Thời báo Ngân hàng, http://www.songtre.tv/news/chuyen-nghe-bao/hoc-

kinh-nghiem-viet-bai-bao-kinh-te-cua-phong-vien-thoi-bao-ngan-hang-44- 1988.html

4. Nguyễn Ngọc Bích (2008), Kỹ năng của biên tập viên báo mạng điện tử,

Khoá luận tốt nghiệp, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.

5. Bộ Nội vụ, Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, Chuyên đề 16,

http://dtbd.moha.gov.vn/uploads/resources/admin/CDLD/Chuyen%20Vien/C huyenDe16.pdf

6. Trần Ngọc Châu (2009), Nhà báo viết về nghề báo, Nxb Trẻ, Thành phố

Hồ Chí Minh.

7. Hồng Đình Cúc (2013), Đạo đức nghề báo – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

8. Đỗ Quý Dỗn (2014), Quản lý và phát triển thơng tin báo chí ở Việt Nam, Nxb Thơng tấn, Hà Nội

9. Đức Dũng (2000), Sáng tạo tác phẩm báo chí, Nxb Văn hóa – Thơng tin,

Hà Nội.

10. Đức Dũng (2006), Viết báo như thế nào?, Nxb Văn hố – Thơng tin, Hà Nội.

11. Bùi Tiến Dũng, Đỗ Anh Đức, Nguyễn Sơn Minh (2003), Lý thuyết và thực hành báo chí trực tuyến, Khoa Báo chí, Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn, Hà Nội.

12. Vũ Dũng (2000), Từ điển tâm lý học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

13. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thơng hiện đại, Nxb Đại học

Quốc gia Hà nội, Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Dững, Hữu Thọ, Nguyễn Thị Thoa, Lê Thị Thanh Xuân (2006), Tác phẩm báo chí, tập II, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

15. Giao lưu trực tuyến “Báo chí với quyền tiếp cận thộng tin”,

http://phapluattp.vn/ban-doc/giao-luu-truc-tuyen-bao-chi-voi-quyen-tiep-can- thong-tin-546214.html

16. Nguyễn Văn Hà (2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Đại học Quốc gia

Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 17. Thanh Hải, Văn hố nhà báo,

http://baobaclieu.vn/newsdetails/1D3FE18467D/Van_hoa_nha_bao.aspx 18. Vũ Quang Hào (2012), Ngơn ngữ báo chí, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

19. Đinh Thu Hằng, Giao tiếp – Kỹ năng nền tảng của nhà báo,

http://ctv.vtv.vn/cdthhn/vn/home/InfoDetail.jsp?ID=794

20. Đỗ Thu Hằng, (2013), Giáo trình tâm lý học báo chí, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

21. Hội đồng quốc gia biên soạn (2005), Từ điển bách khoa Việt Nam, Nxb

Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

22. Hội Nhà báo Việt Nam, Làm gì để nâng cao năng lực đội ngũ nhà báo viết về kinh tế,

http://www.vja.org.vn/vi/detail.php?pid=7&catid=31&id=29386&dhname=L am-gi-de-nang-cao-nang-luc-doi-ngu-nha-bao-viet-ve-kinh-te

23. Hội Nhà báo Việt Nam, nhiều tác giả (1992), Nghề nghiệp và công

việc của nhà báo, Hà Nội.

24. Phạm Thành Hưng (2006), Thuật ngữ báo chí – truyền thơng, Nxb Đại

học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

25. Lê Hương, 10 kỹ năng của nhà báo để có cuộc phỏng vấn thành công,

http://infonet.vn/10-ky-nang-cua-nha-bao-de-co-cuoc-phong-van-thanh-cong- post133091.info

26. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thơng tấn, Nxb Đại học

Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

27. Ngô Thị Thùy Linh, (2014), Mức độ phản ứng ban đầu của cơ quan nhà nước với báo chí”, Khố luận tốt nghiệp, khoa Báo chí và Truyền thông,

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội

28. Phan Thanh Long (2004), Các biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho

sinh viên Cao đẳng Sư phạm, Luận án tiến sĩ Giáo dục, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo (Trang 130 - 158)