Kỹ năng quan sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo (Trang 32 - 37)

7. Bố cục của luận văn

1.3. Kỹ năng thu thập thông tin kinh tế của nhà báo

1.3.3. Kỹ năng quan sát

Theo tác giả Lê Thị Nhã trong cuốn “Lao động nhà báo – Lý thuyết và kỹ năng cơ bản”, do Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính, ấn hành năm 2010 thì quan sát là khả năng cảm thụ hiện thực của con người nhờ vào các cơ quan cảm giác chủ yếu như thị giác và thính giác thơng qua sự tiếp xúc nghe nhìn.

Bản chất của hoạt động quan sát là sự cảm nhận trực tiếp của người quan sát đối với hiện thực sinh động. Quan sát thường đem lại những thơng tin có đặc tính mơ tả.

Quan sát là một trong các kỹ năng thu thập thơng tin nói chung và thơng tin kinh tế nói riêng của nhà báo. Với phóng viên, quan sát khơng có nghĩa chỉ là nhìn, trơng mà là thấy được sự vật, hiện tượng. Quan sát khác với hoạt động nhìn, trơng vì quan sát có sự tham gia của hoạt động tư duy như: phân tích, tổng hợp, suy luận, phán đoán...

Theo các nhà nghiên cứu, người có năng lực quan sát là người có khả năng tri giác nhanh chóng và chính xác những điểm quan trọng, chủ yếu và đặc sắc của sự vật, hiện tượng cho dù những điểm đó có khó nhận thấy hoặc có vẻ là thứ yếu. “Quan sát phải trở thành thói quen nghề nghiệp của mỗi phóng viên. Người ta thường dùng khái niệm nhà quan sát để chỉ nhà báo và cho rằng: nghệ thuật làm báo trước hết là nghệ thuật nhìn thế giới” [33, tr. 101 - 115]

Khi quan sát nhà báo cần quan tâm đến: Đối tượng quan sát. Trong môi trường tự nhiên và xã hội, xuất hiện khá nhiều sự việc, hiện tượng với vô vàn các chi tiết khác nhau. Trong quá trình thu thập thông tin để viết báo, phóng viên có thể dùng phương pháp quan sát để thu vào tầm mắt của mình những chi tiết chứa đựng những thơng tin, dữ liệu có ích cho chủ đề tác phẩm. Đối tượng quan sát rất phong phú, đa dạng. Có thể tổng hợp thành các dạng cơ bản sau đây: quan sát quang cảnh, hiện trạng; quan sát con người; quan sát đồ vật...

Quan sát quang cảnh, hiện trạng: Đó có thể là hình ảnh một con sơng bị ơ nhiễm nặng nề; những vạt rừng bị chặt phá; một bãi khai thác vàng trái phép

bị đào bới nham nhở; khơng khí của một công sở trong giờ làm việc; một qn cafe trá hình... Có những hiện trạng, quang cảnh rộng lớn như cảnh một thị trấn hoang tàn, đổ nát sau một đêm bị lũ qt; tồn cảnh thành phố, làng mạc được nhìn từ trên cao...

Cận cảnh hơn như hình ảnh một ngơi nhà ở “làng ung thư” hoang lạnh đã từ lâu không ai dám ở, cũng chẳng ai dám mua. Họ coi đây là mảnh đất “tuyệt tự” bởi vợ chồng con cái nhà này đều đã chết hết vì căn bệnh ung thư. Hay như cảnh một cây cầu bị hư hỏng xuất hiện nhiều vết nứt; cảnh lớp học vùng cao trống huơ, trống hốc trong mùa đơng giá lạnh...

Qua việc quan sát và mô tả lại quanh cảnh, hiện trạng của những sự kiện, hiện tượng diễn ra trong thực tế, phóng viên đã cung cấp cho bạn đọc bức tranh hiện thực nóng hổi, sinh động. Đặc biệt với phóng sự, thể loại cần có sự chứng kiến ít nhiều của người viết thì các chi tiết quan sát quang cảnh, hiện trạng được sử dụng trong tác phẩm khá nhiều.

Quan sát diện mạo và hoạt động của con người. Mỗi tác phẩm báo chí đều trực tiếp hoặc gián tiếp gắn với số phận của những con người trong cuộc sống. Họ thuộc đủ các lứa tuổi, thành phần khác nhau trong xã hội, từ những người có địa vị cho tới những người lao động bình thường, từ những người nổi tiếng cho tới những con người không ai biết đến.

Dưới ngịi bút của phóng viên, hình ảnh của những con người với tư cách là nguồn tin, nhân chứng xuất hiện với mức độ đậm nhạt khác nhau. Việc phác hoạ về vóc dáng, khuôn mặt, cử chỉ, hoạt động... của con người một cách phù hợp sẽ làm tăng sự chân thật, sinh động cho bài báo, phần nào thể hiện được năng lực thu thập và xử lý thông tin của người viết. Nhà báo giỏi khơng nói cho chúng ta biết người đàn ơng đó già mà chỉ cho chúng ta thấy: ơng ta tóc hoa râm, tay nhăn nheo và đi lề mề. Hình ảnh khn mặt nh nước mắt của đứa trẻ trước những quyển vở rách nát vì mưa bão; bộ mặt khắc khổ nhưng cương nghị, quyết đoán của người thương binh trước những thử

thách trong cuộc sống cơm áo đời thường; khuôn mặt thẫn thờ, tuyệt vọng của một bà mẹ đang trông chờ tin tức của đứa con bị bán qua biên giới... Tất cả những hình ảnh đó qua nét phác khéo léo của phóng viên có sức lay động người đọc hơn là những câu chữ khô khan.

Quan sát là thao tác sử dụng thường xuyên của phóng viên trong hoạt động tác nghiệp. Trong điều kiện có thể, tất cả những gì diễn ra trong thực tế đều được thu vào mắt của họ. Tất nhiên, không phải tất cả những gì quan sát được, phóng viên cũng đưa vào tác phẩm của mình. Có khi sự quan sát đó chỉ dùng để tìm hiểu, thẩm định thêm cho những thông tin, chi tiết nào đó mà phóng viên sẽ viết trong bài báo. Thường thì trong những tin, bài ngắn với tính chất thơng báo là chủ yếu ít đưa vào bài những chi tiết thu thập từ quan sát. Cịn trong các phóng sự, tưởng thuật, ghi chép... thì những chi tiết đó xuất hiện nhiều hơn.

Tuy nhiên, nếu phóng viên lạm dụng phương pháp quan sát, đưa vào tác phẩm của mình những chi tiết thiếu chọn lọc, kém ý nghĩa sẽ chỉ làm bài viết thêm rườm rà, lỗng thơng tin.

Các loại quan sát cơ bản. Có thể phân chia quan sát thành các loại cơ bản sau đây:

Theo vị trí của người quan sát:

 Quan sát tham dự

Người quan sát trực tiếp tham dự vào các hoạt động cùng với những đối tượng được quan sát. Hoạt động tham dự để quan sát có nhiều mức độ khác nhau: Tham dự một phần hoặc nhập cuộc hoàn toàn.

Quan sát tham dự có thể cung cấp những thông tin chân thật, vốn có trong điều kiện tự nhiên về đối tượng được quan sát. Sự tham dự cho phép người quan sát hiểu biết và cảm nhận được những gì sâu xa, thầm kín ẩn chứa đằng sau mỗi hành động quan sát.

Ví dụ phóng viên vào vai hành khách để chứng kiến cảnh cơm tù; vào vai người đi khám bệnh để quan sát cảnh “cò” khám chữa bệnh lộng hành ở các bệnh viện; vào vai phụ xe để chứng kiến nạn mãi lộ, vào vai một phu đào vàng để quan sát nạn đãi vàng trái phép...

 Quan sát không tham dự

Người quan sát không tham dự vào các hoạt động cùng với những đối tượng được quan sát. Họ đứng ngoài cuộc và đơn thuần ghi lại những gì đang diễn ra. Do nhìn từ bên ngoài nên người quan sát khó khăn hơn trong việc muốn tìm hiểu những gì xảy ra đằng sau mỗi hành động của đối tượng được quan sát như: nguyên nhân, động cơ...

Theo cách thức quan sát:

 Quan sát công khai

Đối tượng được quan sát biết rõ mình đang bị quan sát. Sự có mặt của người quan sát dù sao vẫn có ảnh hưởng (ít hay nhiều) đến đối tượng quan sát. Do vậy, quan sát cơng khai có thể sẽ gây ra sự căng thẳng, mất tự nhiên cho đối tượng được quan sát. Có trường hợp quan sát cơng khai không đưa đến kết quả đúng như nó vốn có.

 Quan sát bí mật

Đối tượng được quan sát khơng biết mình đang bị quan sát. Vì vậy quan sát bí mật có thể nó tạo ra khả năng nhận thức tốt hơn vì lúc đó các hành động, tình huống xảy ra tự nhiên, ít sai lệch hơn.

Tuy nhiên, cũng có những ý kiến đặt ra vấn đề vi phạm pháp luật, đạo đức trong một số trường hợp phóng viên thực hiện quan sát bí mật và quan sát tham dự. Họ cho rằng quan sát bí mật có thể sẽ xâm phạm vào quyền lợi riêng tư của người được quan sát nhất là trong trường hợp phóng viên cịn ghi lại những gì quan sát được qua các bức ảnh hoặc băng hình (chẳng hạn việc phóng viên nhật báo Anh The Sun đã bí mật ghi lại hình ảnh riêng tư của ơng Saddam Hussein – cựu Tổng thống Iraq khi ông ở trong tù. Các luật sư của

ông cho rằng: The Sun đã công bố những “bức ảnh phản cảm và hạ nhục” là vi phạm rõ ràng và thô bạo các nguyên tắc đạo đức và nhân quyền... (bài “Các luật sư của ông Hussein doạ kiện báo The Sun” đăng trên báo Tuổi Trẻ, ngày 24-5-2005).

Hoặc cũng có người đặt ra câu hỏi: phóng viên có cách nào tốt hơn để chứng kiến nạn mãi lộ thay cho việc đóng giả phụ xe trực tiếp đưa tiền mãi lộ cho cảnh sát hay khơng? Phóng viên có nên tham dự một cách thái quá, bất chấp những hành vi vi phạm pháp luật để quan sát, kể cả việc quan sát ấy có mục đích tốt...

Để đạt hiệu quả cao, nhà báo có các cách quan sát sau: Thứ nhất, quan sát để tìm ra ý nghĩa. Quan sát là cần thiết nhưng điều đó cũng khơng phải là tất cả, “một áng mây màu gì, một khu rừng cảnh sắc ra sao là những cái rất cần và trong một bối cảnh xã hội nào đó sẽ góp phần làm rung động người đọc. Nhưng bạn đọc sẽ rất chán nếu như những vấn đề xã hội và cuộc sống con người không được miêu tả phong phú mà lại chỉ đem đến cho họ màu sắc của một ít mây...”[57, tr.72]

Quan sát khơng chỉ là mơ tả lại những gì nhìn thấy mà phải đi liền với sự phân tích, bình giá để tìm ra ý nghĩa, giá trị của chi tiết, sự kiện. Các nhà báo có kinh nghiệm khuyên rằng: Có thể bạn để ý thấy một thương nhân mà mình đang phỏng vấn đeo một chiếc cà vạt vẽ in hình con voi. Nếu chiếc cà vạt khơng nói lên điều gì quan trọng về thương nhân đó thì đừng viết nó ra. Nhưng nếu như thương nhân đó là một người bảo vệ động vật hoang dã và ông ta đeo một chiếc cà vạt với hình một con voi trên đó, thì đấy sẽ là một chi tiết đáng nói” [47, tr. 68]

Trước một sự kiện, con người, quan sát của phóng viên bao giờ cũng là quan sát có chủ đích. Phóng viên khơng chỉ sao chép sự kiện một cách máy móc mà bằng thông tin tác động vào ý thức người đọc, góp phần vào việc định hướng dư luận xã hội.

Thứ hai, quan sát phải có suy luận, phán đốn. Năng lực quan sát của phóng viên thể hiện ở chỗ họ nhìn thấy những cái mà người khác nhìn khơng ra. Có nghĩa là những gì diễn ra trước mắt mọi người thì ai cũng nhìn thấy nhưng giá trị của chúng như thế nào thì phụ thuộc vào khả năng phát hiện của mỗi người. Cùng nhìn thấy một cái gì đó, đối với người này thì chẳng đáng lưu tâm, nhưng với người kia lại là một điều rất đặc biệt...

Thứ ba, quan sát trong sự so sánh. Như đã nói ở trên, những thơng tin thu được từ quan sát khơng chỉ là những gì mà phóng viên nhìn thấy mà cịn là những gì mình cảm nhận được từ những chính kinh nghiệm cuộc sống của mình. Đặc điểm này là hạn chế nhưng cũng có trường hợp lại trở thành thế mạnh trong hoạt động quan sát.

Cái mà phóng viên quan sát và cảm nhận trực tiếp ở thời điểm hiện tại được so sánh, đối chiếu với những cái mà anh ta đã biết. Phóng viên có thể so sánh những gì quan sát được ở sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác hoặc so sánh với bản thân chúng trong các thời điểm, hoàn cảnh, giai đoạn... khác nhau để làm nổi bật nên những nét đặc sắc của chúng. Chính sự so sánh, đối chiếu này làm cho sự quan sát có chiều sâu hơn.

Tóm lại, quan sát là một kỹ năng cần thiết để thu thập thông tin kinh tế của nhà báo. Khi sử dụng kỹ năng này, nhà báo cần quan sát để tìm ra ý nghĩa của bối cảnh, xem phản ứng của nguồn tin để tìm ra các chi tiết đặc sắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)