Nâng cao kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm và nghiệp vụ báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo (Trang 103 - 109)

7. Bố cục của luận văn

3.1. Một số giải pháp

3.1.1. Nâng cao kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm và nghiệp vụ báo chí

Thứ nhất là nhà báo cần tự học hỏi thông qua đọc sách vở, tham khảo trên mạng Internet… để nâng cao nghiệp vụ về thu thập và xử lý thông tin kinh tế. Học đi liền với đọc, vốn kiến thức của nhân loại được tập hợp trong sách vở, chính vì vậy người làm báo cần phải tự học bằng cách đọc sách báo, vốn kiến thức tồn diện ấy chính là ở trong sách báo. Nghiệp vụ báo chí ln vận động phát triển và có thêm nhiều cái mới. Trước kia khi thu thập thơng tin, nhà báo có khi phải mang theo máy ghi âm to và bất tiện. Nhưng hiện nay một chiếc điện thoại di động cũng có thể thay thể chức năng của máy ghi âm hỗ trợ nhà báo trong q trình thu thập thơng tin. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhà báo cũng phải biết kỹ năng khai thác thông tin trên mạng Internet nhất là mạng xã hội. Trả lời phỏng vấn sâu của tác giả luận văn, nhà báo Chu Khơi (TBKTVN) cho biết có một nhóm các nhà báo chuyên viết về nông nghiệp đã lập ra một group trên mạng xã hội Facebook để sẵn sàng chia sẻ thơng tin với nhau. Thơng qua nhóm đó mà kỹ năng thu thập thơng tin của ơng cũng nhanh và tốt hơn. Đối với các phóng viên khơng xuất thân từ trường báo chí, kỹ năng về nghiệp vụ báo chí khơng được đào tạo từ trước nên khi vào nghề có những hạn chế nhất định. Do đó để nâng cao nghiệp vụ của nhà báo, cụ thể là nâng cao kỹ năng thu thập và xử lý thơng tin được tốt hơn địi hỏi các nhà báo phải tự tìm hiểu thêm về nghiệp vụ báo chí như các kỹ năng giao tiếp, phỏng vấn, kỹ năng kiểm tra độ chính xác, tính hợp lý của thơng tin… qua các sách chun ngành báo chí, tài liệu có liên quan hay trên mạng Internet. Trả lời phỏng vấn sâu của tác giả luận văn, nhà báo Đỗ Mến của Báo

Đầu tư cho biết bên cạnh tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Toà soạn tổ chức, bà cịn tìm đọc thêm các sách nâng cao nghiệp vụ báo chí như cuốn Hướng dẫn tìm kiếm trên Internet và viết báo của hãng Thông tấn AP hay cuốn Nhà báo hiện đại của Khoa Báo chí Đại học Missori… Đây đều là những cuốn cẩm nang dạy nghề bổ ích khơng chỉ cho các phóng viên trẻ mới vào nghề mà cả với những nhà báo kinh nghiệm hay lãnh đạo các cơ quan báo chí cũng sẽ rút ra được nhiều bài học thực tiễn quý báu.

Thứ hai là học hỏi qua đồng nghiệp. Mặc dù cơ bản các kỹ năng thu thập thông tin (giao tiếp, phỏng vấn, nghiên cứu tài liệu văn bản, quan sát) và kỹ năng xử lý thông tin được nhà báo vận dụng. Tuy nhiên, mỗi nhà báo lại có cách thức thực hiện, ngón nghề khác nhau để thu thập và xử lý thông tin kinh tế. Có nhà báo lại có bí quyết riêng để lấy được thơng tin “độc quyền” mà phóng viên khác khơng có. Bởi vậy, nhà báo cần có sự trao đổi nghiệp vụ, kinh nghiệm thường xuyên với nhau để cùng nâng cao kỹ năng thu thập và xử lí thơng tin kinh tế. Trong khi trả lời phỏng vấn sâu tác giả luận văn, nhà báo Đỗ Mạnh Hưng, chuyên viết về lĩnh vực kinh tế của Báo Qn đội nhân dân có chia sẻ rằng ơng đã học được từ đồng nghiệp của Báo Tuổi trẻ về kỹ năng để thu thập thông tin kinh tế hiệu quả qua tình huống cụ thể sau. Ơng cho biết là khi họp Quốc hội xong, giờ giải lao, nhiều nhà báo cùng tìm đến phỏng vấn một lãnh đạo cấp cao trong Chính phủ. Sau đó, vị lãnh đạo này xin phép đi vệ sinh thì phóng viên của Báo Tuổi trẻ đã đeo bám quan chức trong Chính phủ này để xin phỏng vấn nhanh riêng. Và kết quả là phóng viên của Báo Tuổi trẻ đã có được thơng tin kinh tế mà các phóng viên khác khơng có.

Thứ ba, nhà báo cần tự tham gia các lớp nâng cao nghiệp vụ báo chí. Đối với các nhà báo, cần nhận thức việc học tập phải là một hoạt động thường xuyên, học không bao giờ cùng thì mới có thể u thích, mong muốn đi học các khóa đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng nghiệp vụ báo chí chứ khơng phải là bị “bắt đi học”. Bản thân mỗi nhà báo, phóng viên nên dành thời gian để tham

gia các khoá học về kỹ năng thu thập và xử lý thơng tin báo chí, nhất là về lĩnh vực kinh tế, đặc biệt quan trọng hơn đối với các nhà báo không qua đào tạo trong các trường báo chí. Nhà báo cần tự ý thức tham gia các lớp nâng cao nghiệp vụ báo chí như các khố bồi dưỡng về “Kỹ năng báo chí”, “Khai thác thơng tin trên Internet để tác nghiệp báo chí”, “Kỹ năng phỏng vấn và đạo đức người làm báo”, “Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ báo in”… đặc biệt là các chương trình đào tạo liên quan đến kỹ năng thu thập và xử lý thơng tin kinh tế.

Bên cạnh đó, theo tác giả luận văn, để nâng cao kỹ năng thu thập thông tin kinh tế, nhà báo cũng cần chú trọng đến khả năng giao tiếp. Nhà báo kinh tế phải có kỹ năng giao tiếp tốt và có khả năng giữ liên lạc tốt. Bởi lẽ, viết về kinh tế là tiếp xúc với những vấn đề khó khăn và phức tạp, tiếp xúc với nhiều người ở nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau, tiếp xúc với nhứng nhân vật quan trọng. Sau những lần tiếp xúc, gặp mặt đó, nhà báo phải làm tốt cơng tác “ngoại giao”. Giữ liên lạc với tất cả những người từng gặp, nhất là với những nhân vật quan trọng , thậm chí là kết thân với những người có tiếng tăm trong giới kinh doanh sẽ giúp nhà báo tiết kiệm thời gian liên hệ và tìm hiểu thơng tin cho những lần sau. Mặt khác, nhà báo kinh tế cũng phải giữ mối quan hệ tốt với những nhân vật, đối tượng trong bài viết của mình. Quần chúng nhân dân chính là nguồn thơng tin phong phú nhất cung cấp đề tài cho nhà báo.

Điểm thứ 2, phải xây dựng mối quan hệ thân thiết với các chuyên gia kinh tế, các VIP kinh tế, các bộ ngành và các đồng nghiệp làm báo khác. Tất nhiên, xây dựng mối quan hệ ở đây không phải là cầu cạnh, xin xỏ hay nhờ vả, mà kết thân ở đây cần hiểu theo tinh thần xây dựng kết thân với họ, cần dựa trên các mối quan hệ bình đẳng, tơn trọng và giúp đỡ lẫn nhau. Trong mảng quốc tế, thì yếu tố xây dựng quan hệ cũng khơng kém phần quan trọng so với mảng kinh tế. Tại các cuộc họp, hội nghị, nhóm tư vấn, các nhà tài trợ cho Việt Nam, nếu không quen và thân họ (đặc biệt là các chuyên gia, các nhà

tài trợ nước ngồi như EU, ADB, WB...) sẽ rất khó khi tiếp cận và để phỏng vấn họ những vấn đề mà mình mong muốn. Nhà báo khơng thể đến gặp ông Lê Đăng Doanh, bà Phạm Chi Lan, ông Trần Thiên Kim, ông Kung Paul Man hay Tom Cannon… khi khơng am hiểu gì về kinh tế. Họ không chỉ trả lời phỏng vấn, mà họ sẽ chia sẻ với mình những điều họ nghĩ.

Kinh nghiệm của phóng viên Lê Hường là khi viết về doanh nghiệp nhà nước thì chỉ khoảng một tháng sau bà sẽ hỏi lại xem tình hình có gì biến động khơng. Hoặc khi có bất thường như cuộc họp của Ban Chỉ đạo Đổi mới về việc Thủ tướng sẽ đẩy nhanh tiến độ, bà sẽ gọi lại cho nguồn tin ngay dù mới được nửa tháng từ cuộc phỏng vấn gần nhất. Đối tượng được phỏng vấn cảm thấy mình vẫn theo dõi vấn đề của người ta thì sẽ hỗ trợ mình tốt hơn. Tức là thường xuyên tương tác và có các cuộc điện thoại gặp gỡ thì sẽ duy trì tốt nguồn tin của mình.

Một kinh nghiệm nữa mà nhà báo Lê Hường chia sẻ là: Trong cuộc phỏng vấn, khi người được phỏng vấn (đại diện cho cơ quan chức năng) tỏ ra khơng hợp tác thì phóng viên có thể yêu cầu họ nói câu từ chối và ghi âm cả câu từ chối này. Đó là phương thức đảm bảo chắc chắn nhất về mặt khách quan cho cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp yêu cầu như vậy, người được phỏng vấn sẽ tự nói thêm các thơng tin mà phóng viên u cầu.

Khi tiến hành phỏng vấn sâu 10 nhà báo kinh tế và lãnh đạo cơ quan báo chí , có nhiều ý kiến cho rằng họ chưa thật sự chú trọng đến việc chuyển thuật ngữ chuyên ngành sang ngơn ngữ báo chí mà mới chỉ khuyến khích phóng viên sử dụng kỹ năng đó. Tuy nhiên, thực tế cơng chúng của báo chí trong đó có cả tầng lớp bình dân, chưa am hiểu sâu về kinh tế. Do đó tác giả luận văn đề xuất rằng để nâng cao kỹ năng xử lý thông tin cho nhà báo kinh tế, toà soạn cần quan tâm hơn đến việc chuyển từ thuật ngữ chuyên ngành sang ngơn ngữ báo chí dễ hiểu. Vì việc thông tin dễ hiểu sẽ làm báo kinh tế thu hút được thêm lượng người đọc là tầng lớp bình dân. Nếu nhà báo có thể

giải thích được một điều mà độc giả cảm thấy quan trọng nhưng khó hiểu thì họ sẽ nghe một cách say sưa như khi nghe các câu chuyện của các phóng viên viết tin về tội phạm hay những phóng viên đưa tin chính trị đầy bí ẩn. Trả lời phỏng vấn sâu của tác giả luận văn, nhà báo Lan Hương cho biết đối tượng độc giả chủ yếu của Thời báo Kinh tế Việt Nam là các doanh nhân, lãnh đạo và chuyên viên cao cấp, các doanh nghiệp nhà nước, công ty kinh doanh. Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ bởi họ hiểu ý nhau. Nhưng đối với một độc giả bình thường, thuật ngữ vừa khó hiểu lại vừa nhàm chán. Do vậy, tác giả luận văn đề xuất các nhà báo nên chú trọng nhiều hơn đến việc diễn giải thuật ngữ chuyên ngành kinh tế sang ngôn ngữ báo chí dễ hiểu, tồ soạn khơng chỉ khuyến khích mà cần có quy tắc, quy chế bắt buộc đối với phóng viên để phóng viên có ý thức hơn trong xử lý thuật ngữ chuyên ngành.

Qua khảo sát tin bài, tác giả luận văn nhận thấy có khơng ít tin kinh tế khơng có đánh giá, bình luận mà chỉ bê nguyên số liệu vào làm bài viết trở nên phức tạp và buồn tẻ. Nhồi nhét quá nhiều con số ngay phần đầu của bài báo thì chẳng khác nào làm nhụt chí hầu hết độc giả, khiến họ chẳng còn hứng thú đọc tiếp. Nếu một người am hiểu về kinh tế, họ sẽ ghi nhớ những gì bài báo mang lại. Song với một người bình thường thì những tin này thật khó hiểu, nhàm chán. Thậm chí, có những đoạn chỉ một câu nhưng đã dẫn giải rất nhiều số liệu. Đơn cử như trong bài viết “Chỉ số cạnh tranh về giao thông tăng” của tác giả Đoàn Trần đăng số 238, ngày 5/10/2015, có câu “Trong 9 tháng năm 2015, lực lượng Cảnh sát giao thơng tồn quốc đã kiểm tra hơn 3 triệu trường hợp vi phạm, thu trên 3.000 tỷ đồng, tạm giữ 29.560 xe ô tô và 377.420 môtô; tước 260.884 giấy phép lái xe”. Như vậy, chỉ trong một câu mà tác giả đã đưa đến 5 số liệu. Điều đó khiến cho người đọc cảm thấy rối và khó nhớ hết các số liệu. Cá nhân học viên mạnh dạn đề xuất nhà báo phải có cách xử lý thông tin mới lạ hơn, hấp dẫn hơn nhưng vẫn thể hiện được đầy đủ các

số liệu. Cụ thể ngay trong cách sử dụng số liệu, nhà báo vẫn có thể làm nó trở nên hấp dẫn bằng các cách sau [58]:

So sánh với những con số khác. Ví dụ: Nếu đề cập tới sự phát triển kinh tế năm nay, thì nên so sánh với số liệu năm ngối. Rồi so sánh cả hai con số với nhiều năm. Tương tự đối với ngân sách. Tất cả các tin, bài viết về ngân sách mới của một cơ quan thì nên so sánh nó với ngân sách năm ngối. Cao hơn hay thấp hơn và là bao nhiêu? Nếu là số liệu q I thì so nó với q I năm ngối. Tốt hơn là để những con số đó trong một bảng riêng.

Chỉ sử dụng những con số quan trọng nhất. Đồng thời, cần phải giải thích lý do đằng sau sự thay đổi con số đó để nhấn mạnh ý nghĩa của bài viết: Vì sao ngân sách năm nay cao hơn...

Đừng đưa quá 2 con số vào khổ đầu của bài. 2 con số cũng đã có thể là quá nhiều. Hãy rải các con số khắp các phần của bài viết. Đừng dồn vào thành một cụm. Hãy để các con số liên quan đến nhau ở gần nhau.

Hãy biến một vài con số thành bảng hoặc đồ thị để vẫn có thể cung cấp cho độc giả tồn bộ thơng tin và không làm ảnh hưởng đến luồng văn.

Một giải pháp nữa là, qua phỏng vấn sâu các nhà báo, tác giả luận văn nhận thấy kỹ năng quan sát không được coi trọng trong q trình thu thập thơng tin kinh tế. Để bài báo được hấp dẫn hơn, khi thu thập thông tin, tác giả đề xuất nhà báo nên quan sát trực tiếp và có phần miêu tả chi tiết và ví dụ cụ thể để minh hoạ cho ý trong bài. Phần miêu tả càng chi tiết, sống động càng tốt. Ví dụ: Miêu tả sự phát triển kinh tế một công ty, một địa phương; nhà báo không chỉ đưa ra số liệu mà hãy miêu tả lại những gì mình mắt thấy tai nghe tại đó.

Đó là những đề xuất cuả tác giả về nâng cao nghiệp vụ báo chí của nhà báo để kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế được tốt hơn. Dưới đây, tác giả sẽ đề cập đến giải pháp thứ hai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo (Trang 103 - 109)