Nâng cao trách nhiệm xã hội của người làm báo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo (Trang 115)

7. Bố cục của luận văn

3.1. Một số giải pháp

3.1.3. Nâng cao trách nhiệm xã hội của người làm báo

Trong phần giải pháp về trách nhiệm xã hội của người làm báo, tác giả luận văn muốn nhấn mạnh nhà báo phải đề cao ý thức, trách nhiệm xã hội của mình. Đó là nói lên sự thật với tinh thần khách quan, chân thực. Nhà báo chuyên viết về lĩnh vực kinh tế thường tiếp xúc nhiều đối tượng có liên quan trực tiếp đến kinh tế, tiền bạc như doanh nghiệp, lãnh đạo các tập đoàn kinh tế. Bởi vậy, nhà báo cũng dễ gặp phải sự cám dỗ về tiền bạc, nhất là khi tiến hành thu thập và xử lý thơng tin kinh tế cho các bài điều tra thì có hiện tượng nhà báo sẽ được đối tượng đưa tiền để làm sai lệch thông tin từ bất lợi thành có lợi hoặc nhà báo cũng có thể được các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đề nghị viết bài theo hợp đồng kinh tế nhằm PR. Như vậy việc thu thập và xử lý thông tin sẽ bị ảnh hưởng theo. Ví dụ khi đã nhận tiền theo hợp đồng kinh tế nhà báo sẽ ít coi trọng vấn đề kiểm tra độ chính xác của thơng tin khi nguồn tin cung cấp mà phải viết theo ý muốn của đối tượng đưa tiền. Từ đó khẳng định để nâng cao kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế, nhà báo phải đề cao trách nhiệm, đạo đức của nhà báo là nói lên sự thật, khách quan, trung thực. Nhà báo khơng vì đặt nặng vấn đề tiền bạc mà bẻ cong ngịi bút. Nhà báo ln phải có ý thức mình là người nói lên sự thật mang lại niềm tin cho cơng chúng.

Người làm báo có trách nhiệm rất nặng nề đối với xã hội và con người trong đưa tin vì báo chí tạo ra dư luận xã hội và đưa sự kiện, con người ra trước sự phán xét của xã hội. Đã là nhà báo thì trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ cơng dân phải đi đôi với nhau. Mặc dù bây giờ làm báo thuận lợi hơn thời trước, mọi thông tin dễ dàng tra cứu trên mạng, do vậy nhà báo càng cần phải

tỉnh táo và sáng suốt trong việc xử lý thông tin, đặc biệt không được đưa những thơng tin chộp giật, thiếu tính xây dựng. Nhà báo phải ln thận trọng khi tiếp cận những thông tin chúng ta nhận được: những thông tin này từ đâu tới, nguồn cung cấp thơng tin có những lợi ích gì,… Bản thân nhà báo cần nói chuyện thêm với nhiều người khác, đặc biệt là các chuyên gia kinh tế để xác nhận độ chính xác của thơng tin.

Thực tế cho thấy, một bài báo viết về một cá nhân với dụng ý khơng trong sáng, cố tình phản ảnh sai lệch thực tế sẽ có ảnh hưởng ghê gớm đối với tư tưởng, tình cảm, danh dự, nhân phẩm, giá trị của họ. Một bài báo viết về một doanh nghiệp kinh tế với động cơ xấu, tìm mọi cách moi móc có thể làm cho doanh nghiệp lao đao trên thị trường, uy tín và thương hiệu của họ bị giảm sút. Những năm gần đây, trên một số tờ báo thỉnh thoảng xuất hiện những thông tin “sốt” như [45, tr. 81]: Ăn vải thiều Lục Ngạn bị ngộ độc; ăn bưởi Năm Roi bị ung thư vú; rau xà lách “siêu tăng trưởng” vô cùng nguy hại; “công nghệ” tẩy trứng gà Trung Quốc thành trứng gà ta… đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của người nông dân và tâm lý của người tiêu dùng.

Từ ví dụ trên chúng ta có thể hiểu rằng nhà báo thông tin sai sự thật không chỉ làm mất niềm tin đối với cơng chúng mà cịn có thể làm mất niềm tin của chính nguồn tin cung cấp thông tin cho nhà báo. Khi nhà báo muốn tiếp tục khai thác thơng tin, trong đó có thơng tin kinh tế thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn bởi nguồn tin né tránh hoặc từ chối tiếp xúc vì khơng cịn tin tưởng nữa.

Kinh tế là một lĩnh vực có nhiều điều tế nhị nếu như khơng muốn nói là nhiều cám dỗ. Nhà báo khi hoạt động trong lĩnh vực này ln ln phải tỉnh táo nhìn nhận vấn đề, luôn vững vàng lập trường, giữ thái độ khách quan và công tâm trong quá trình thu thập, xử lý thông tin. Nhà báo kinh tế khơng được vì lợi nhuận hoặc vì những mục đích cá nhân nào đó mà chỉ chú ý đến

việc khai thác những thông tin để tô hồng hay bôi đen vấn đề. Nhà báo kinh tế cũng cần biết cách khai thác như thế nào và dừng lại ở đâu, cần phải cân nhắc giữa cái mình thích với cái xã hội cần, cái mình muốn với cái mình khơng nên làm và khơng được làm.

Có nhiều nhà báo vì đồng tiền mà đã đi trái lại lương tâm, vi phạm luật pháp và đạo đức nghề nghiệp. Chúng ta đã từng biết đến những vụ việc lợi dụng danh nghĩa của nhà báo để tống tiền như hồi tháng 6/2009, hai nhà báo của Báo Hợp tác Việt đã chủ động tìm gặp giám đốc cơng ty, địi chi 500 triệu đồng thì sẽ khơng phản ánh những sai phạm của công ty. Những hành vi sai trái này đã bị phát hiện và xử lý, nhưng nó đã báo động cho tình trạng suy thoái đạo đức nghề nghiệp trong một bộ phận lớn các nhà báo, nhất là những nhà báo viết về kinh tế. Hay như vụ nhà báo Hà Phan – ngun Phó tổng thư ký Tồ soạn Báo Tiền phong, trong quá trình thu thập thơng tin vào tháng 9/2010, khi biết tình hình thực hiện dự án kinh tế của các công ty thành viên Tập đoàn Đầu tư Sài Gịn gặp khó khăn thì đã đến gặp bà Nguyễn Cẩm Phương (Giám đốc Truyền thơng của tập đồn) u cầu được "bồi dưỡng" để không viết bài gây bất lợi cho họ.

Như vậy, cũng như những nhà báo viết về các lĩnh vực khác thì nhà báo kinh tế phải có lương tâm nghề nghiệp, có đạo đức của một người hoạt động báo chí. Có khi, sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm, sự nhận xét vội vàng, những định kiến và suy diễn chủ quan của nhà báo lại là thứ thuốc độc làm hại chính nhân vật trong bài viết. Cần chân thật và không đánh cắp tin của các phương tiện truyền thông khác.

Bên cạnh trách nhiệm nói lên sự thật, để thu thập được những thơng tin kinh tế nhất là những thông tin hay và độc đáo, nhà báo cần phải có bản lĩnh vượt qua những gian khổ, đôi khi cả là sự đe doạ. Nghề báo là vinh quang nhưng cũng là “chiến tranh” khốc liệt và đầy cám dỗ. Bởi vậy, nghề báo, ở một góc độ nào đấy chẳng khác gì một cái lị lửa rèn luyện bản lĩnh, trí tuệ

con người. Sống trong lò lửa ấy và khơng bị lị lửa ấy thiêu cháy mình – đó là khát vọng mà bất cứ nhà báo chân chính nào cũng hướng tới, và cũng quyết thực hiện bằng mọi giá. Muốn thực hiện những điều đó, trước hết, các nhà báo kinh tế cần phải có niềm đam mê nghề nghiệp. Nhà báo Nguyễn Thiêm, Báo An ninh thế giới chia sẻ: “Đã chọn con đường chơng gai thì chấp nhận đau thương là chuyện thường tình. Điều quan trọng là trong bất kỳ tình huống nào thì bản thân người viết cũng phải giữ được bản lĩnh của mình, đừng để những tác động xung quanh làm ảnh hưởng đến tinh thần và nhụt chí. Đơi lúc sức ép, sự vất vả, va chạm… lại trở thành chất xúc tác để bản thân người viết điều tra rèn luyện và nâng cao bản lĩnh của mình!” [44, tr. 58].

Nghề báo là một trong những nghề được nhiều người trong xã hội quý trọng, vị nể. Nhưng sự quý trọng, vị nể đó chỉ dành cho những người làm việc với động cơ lành mạnh, thái độ nghiêm túc, tấm lịng trong sáng, khơng vụ lợi hay đòi hỏi người khác và công chúng phải “phục vụ” mình chu đáo, cầu tồn. Nói như nhà báo Tạ Ngọc Tấn: “Bất cứ một sai lầm nào của một nhà báo đều có thể ảnh hưởng đến uy tín, danh dự nghề nghiệp của chính mình, cũng như của cả giới báo chí. Vì thế, hành nghề một cách có lương tâm, giữ gìn danh dự và bản lĩnh nghề nghiệp là yêu cầu lớn nhất về đạo đức với người làm báo” [1, tr. 17]. Hơn ai hết, những nhà báo viết về lĩnh vực kinh tế cần ý thức rõ điều này để hoạt động đúng với lương tâm nghề nghiệp của mình.

Tóm lại, trong giải pháp này, tác giả luận văn cho rằng để có được niềm tin với công chúng, nhà báo cần đề cao trách nhiệm xã hội, cụ thể là nói lên sự thật với tinh thần khách quan, trung thực và có đủ bản lĩnh để vượt qua những gian khổ, thử thách, sự nguy hiểm nhằm thu thập thơng tin kinh tế nói chung và thông tin kinh tế nói riêng. Khi có được niềm tin của công chúng cũng như nguồn tin thì việc thu thập thơng tin của nhà báo sẽ thuận lợi hơn, nguồn tin cũng dễ dàng chia sẻ thông tin cho nhà báo.

3.1.4. Minh bạch hố thơng tin

Thực tế trong hoạt động thu thập thông tin kinh tế của nhà báo đã gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí né tránh, cản trở từ các cơ quan chức năng nhà nước, doanh nghiệp. Do đó, trong giải pháp này, tác giả luận văn nhận thấy để việc thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo được thuận lợi hơn thì cần phải có sự minh bạch hố thơng tin và tiếp cận thơng tin từ các cơ quan nhà nước, các tổ chức dễ dàng hơn.

Chúng ta đã nhận được nhiều bài học đắt giá trong thực tiễn khi các thông tin kinh tế nhất là những thơng tin nóng hổi, bức xúc mà dư luận quan tâm nhưng lại bị bưng bít. Thơng tin khơng được minh bạch hố sẽ dẫn đến nhiều tác hại nghiêm trọng. Nhà báo khó có thể thu thập thơng tin nếu các cơ quan nhà nước, các tổ chức doanh nghiệp cứ giấu diếm thơng tin. Có thể ví dụ cụ thể như thảm hoạ cá chết ở các tỉnh miền Trung Việt Nam. Trong khi người dân và dư luận đang có nhu cầu cấp thiết về nguyên nhân cá chết. Thế nhưng trong suốt nhiều tháng qua trên các phương tiện truyền thông đại chúng khơng hề có thơng tin này. Điều đó có thể dẫn đến sự nguy hiểm là tạo ra một luồng dư luận có tâm lý nghi ngờ về sự che đậy của các cơ quan chức năng về nguồn thông tin này. Cũng vì khơng biết được ngun nhân cá chết nên dẫn đến tình trạng ngư dân đi đánh bắt về, tuy cá không chết, nhưng khơng có ai mua bởi họ sợ cá bị ơ nhiễm. Thậm chí ở Quảng Bình người dân phản ứng dữ dội, đổ cá ra đường, dựng lều ngay tại đường quốc lộ địi câu trả lời từ phía các cơ quan chức năng. Ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra nhiều cuộc biểu tình để tìm ra nguyên nhân cá chết hàng loạt. Tình trạng trên đã tạo ra sự bất ổn nhất định trong xã hội. Thế nhưng, phải sau 3 tháng, đến ngày 30/6/2016 Chính phủ mới cơng bố ngun nhân hải sản chết hàng loạt ở bốn tỉnh miền Trung. Theo đó, Cơng ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp (Formosa Hà Tĩnh) chính là thủ phạm. Thời hạn 3 tháng cơ quan chức năng mới có thể xác định và cơng bố thơng tin là quá chậm. Như vậy có thể

thấy tác hại của việc chưa cung cấp thông tin kịp thời là như thế nào. Rõ ràng không phải nhà báo yếu kém về kỹ năng thu thập thông tin mà vấn đề ở đây là các cơ quan nhà nước, cơ quan chức năng có thẩm quyền đã khơng chủ động cung cấp thơng tin, khơng minh bạch hố thơng tin về ngun nhân đó. Việc tiếp cận thơng tin, trong đó có thơng tin kinh tế khơng được thuận lợi.

Đối với doanh nghiệp, cơ quan kinh tế nhà nước, với những thơng tin kinh tế bất lợi thường tìm cách giấu diếm thơng tin. Càng giấu diếm thì càng gây ra nhiều tác hại. Bài học điển hình nhất là Công ty Vedan xả chất thải ra sông Thị Vải (Đồng Nai) và bị báo chí phanh phui. Nếu Vedan hay các nhà máy khác chủ động cung cấp thơng tin để người dân hiểu hơn thì cơng chúng đã không phẫn nộ như vậy. Minh bạch hố thơng tin kể cả những thơng tin bất lợi không phải giết chết doanh nghiệp đó mà để cho báo chí có thơng tin. Khi đó cơng chúng sẽ có thơng tin, sẽ hiểu hơn vấn đề, sẵn sàng thông cảm cho những sai trái đó.

Vì vậy, khi cơng chúng đang cần thông tin, nhất là thông tin kinh tế dư luận đang hết sức quan tâm mà thơng tin đó khơng phải là bí mật quốc gia thì nên minh bạch hố thơng tin càng nhanh càng tốt. Tác giả luận văn cho rằng một giải pháp quan trọng để việc thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo hiệu quả hơn, các cơ quan chức năng của nhà nước phải cung cấp thông tin chính thống, kịp thời, chính xác, minh bạch cho các cơ quan báo chí và nhà báo.

Trả lời phỏng vấn sâu của tác giả luận văn, các phóng viên cũng đánh giá minh bạch hố thơng tin là giải pháp quan trọng nhất để nâng cao kỹ năng thu thập và xử lý thông tin của nhà báo. Cũng theo kết quả điều tra xã hội học với 294 nhà báo kinh tế về giải pháp nâng cao kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo, tác giả nhận thấy có đến 76.2% ý kiến khẳng định cần phải minh bạch hố thơng tin; 71.4% ý kiến cho là rằng các cơ quan nhà nước nên tạo điều kiện để nhà báo dễ dàng tiếp cận thông tin hơn; 61.9%

ý kiến đồng ý với giải pháp thường xuyên mở các lớp nâng cao nghiệp vụ báo chí và kiến thức chuyên ngành kinh tế; chỉ có 38.1% ý kiến đề xuất tăng lương, thưởng cho nhà báo; và 9.5% ý kiến khác.

Biểu đồ 3.1: Các giải pháp để nâng cao kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo (người trả lời chọn nhiều đáp án)

Như vậy, tác giả có thể khẳng định là minh bạch hố thơng tin là một trong những giải pháp hàng đầu giúp nhà báo nâng cao kỹ năng thu thập thông tin kinh tế. Để nguồn tin cởi mở hơn giúp nhà báo thu thập thông tin tốt hơn thì chủ thể nguồn tin phải có ý thức trách nhiệm nhưng quan trọng nhất là các cơ quan nhà nước phải có luật hố về minh bạch thơng tin trong đó có thơng tin về kinh tế.

Một giải pháp nữa có thể đưa ra trong luận văn, tác giả kiến nghị các cơ quan chức năng của nhà nước, các doanh nghiệp nên tạo điều kiện thuận lợi cho nhà báo tiếp cận thông tin dễ dàng hơn. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của báo chí. Theo nghiên cứu “Báo chí với quyền tiếp cận thơng tin” do nhóm nghiên cứu Sài Gịn Truyền thông thực hiện theo đơn đặt hàng của Ngân hàng Thế giới công bố tại buổi Tọa đàm diễn ra ngày 22-4-2015 tại Hà

Nội thì có gần 50/330 Luật, Pháp lệnh có nội dung liên quan đến quyền tiếp cận thông tin. Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thơng tin cho báo chí vào ngày 4-5-2013.

Quy chế phát ngôn và cung cấp thơng tin báo chí đã quy định rõ trách nhiệm các cơ quan Chính phủ trong việc cung cấp thơng tin cho báo chí. Theo quy chế này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phịng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức cung cấp thơng tin cho báo chí theo định kỳ 1 tháng 1 lần về hoạt động và cơng tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bằng hình thức họp báo và đăng tải trên Cổng Thơng tin điện tử Chính phủ.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo (Trang 115)