Kỹ năng xử lý thông tin kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo (Trang 75 - 95)

7. Bố cục của luận văn

2.2. Thực trạng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo

2.2.2. Kỹ năng xử lý thông tin kinh tế

2.2.2.1. Kỹ năng tập hợp, hệ thống hố thơng tin theo từng vấn đề, lĩnh vực

Vì thơng tin thu thập được chỉ ở dạng thô nên đương nhiên phóng viên kinh tế phải có q trình hệ thống hóa để chọn ra thơng tin phù hợp và có hệ thống về vấn đề đang viết. Hầu hết các nhà báo được hỏi đều có kỹ năng này trong q trình xử lý thơng tin. Tuy nhiên, họ khơng cho rằng đây là kỹ năng quan trọng nhất. Họ cho rằng đây là một kỹ năng mang tính chuyển tiếp giữa quá trình thu thập và xử lý thơng tin. Đã thu thập thì phải có tập hợp thơng tin. Đồng thời, thông tin thu thập phải được sắp xếp theo hệ thống ngay từ đầu quá trình thu thập và đầu quá trình xử lý. Vì vậy, kỹ năng này mang tính “ẩn” và khơng được thể hiện rõ nét lắm trên các bài báo kinh tế, trừ một số bài mang tính nghiên cứu hàn lâm. Lúc đó, q trình tập hợp và hệ thống thông tin thể hiện qua mục Tài liệu tham khảo cuối các bài viết.

Trong cuộc điều tra xã hội học của tác giả luận văn bằng bảng hỏi anket đối với 294 nhà báo kinh tế ở các báo: Báo Đầu tư, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Báo Quân đội nhân dân, Kinh tế đô thị, Tuổi trẻ…, hơn nửa các nhà báo được hỏi khẳng định thường xuyên sử dụng kỹ năng tập hợp, hệ thống hố thơng tin theo từng vấn đề, lĩnh vực trong quá trình xử lý thơng tin (52.4%); 23.8% cho là bình thường; 19% ý kiến cho biết tuỳ từng thông tin; và 5.8% là chưa bao giờ sử dụng kỹ năng này.

Biểu đồ 2.5: Mức độ sử dụng kỹ năng tập hợp, hệ thống hố thơng tin theo từng vấn đề, lĩnh vực

Từ biểu đồ trên, chúng ta nhận thấy đa số nhà báo đều sử dụng kỹ năng tập hợp, hệ thống hố thơng tin theo từng vấn đề, lĩnh vực trong quá trình xử lý thơng tin; trong đó có đến 52% là thường xuyên sử dụng kỹ năng này.

Trả lời phỏng vấn sâu của tác giả luận văn, một số nhà báo cũng chia sẻ cách tập hợp và hệ thống thơng tin của mình. Mỗi người có cách tập hợp, hệ thống hóa khác nhau.

Nhà báo Đỗ Mến (Báo Đầu tư) bày tỏ: “Tôi tập hợp thông tin từ các văn bản, báo cáo, tài liệu, đơn thư bạn đọc, các công ty có liên quan đến kinh tế… đặc biệt vào mùa Đại hội cổ đông của các công ty. Bên cạnh đó, các thơng tin cần được hệ thống hóa, nhằm tìm ra thơng tin cốt lõi, từ đó phát hiện ra các vấn đề”.

Nhà báo Lê Hường (TBKTVN) thì tập hợp thơng tin bằng cách hỏi, gọi điện liên hệ với nguồn tin. Không được mới vận dụng các mối quan hệ khác như đồng nghiệp, bạn bè hoặc dùng văn bản của cơ quan. Sau đó, thơng tin được tập hợp lại theo vấn đề kinh tế mà nhà báo đang tìm hiểu. Đặc biệt, nhà báo Lê Hường thường tập hợp thông tin theo chuỗi thời gian và theo từng

công ty, doanh nghiệp, cơ quan. Cùng một đơn vị, bà khai thác thông tin ở nhiều thời điểm, tập hợp lại thành chuỗi để đánh giá biến động của đơn vị đó.

Cịn nhà báo Mạnh Hưng (Báo QĐND) thì đánh giá kỹ năng tập hợp, hệ thống hố thơng tin theo từng vấn đề, lĩnh vực khá quan trọng trong q trình xử lý thơng tin: “Tôi thường xuyên sử dụng kỹ năng này. Khi có văn bản, tơi sẽ tập hợp lại tất cả những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài đang viết, lọc ra những thơng tin hay, mới, từ đó mới xử lý thành bài được. Khi có số liệu, tơi sẽ xem lại những nguồn trước đó để so sánh, đối chiếu định kỳ, từ đó ra được nhiều vấn đề hay”.

Nhà báo Chiến Thắng của Thời báo Kinh tế Sài Gòn lại có cái nhìn khác về kỹ năng này: Đây gần như là bước đầu tiên khi xử lý thông tin đối với những bài “nguội”. Tuy nhiên, báo chí rất đa dạng, nhiều khi khơng có thời gian chuẩn bị. Nhà báo phải vận dụng linh hoạt, có thơng tin, sự kiện là phải viết luôn. Bài viết hay đến đâu là do khả năng tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm của nhà báo.

Đồng quan điểm với nhà báo Chiến Thắng, nhà báo Lan Hương của Thời báo Kinh tế Việt Nam cũng cho rằng: Tập hợp, hệ thống lại các thông tin cần thiết, phù hợp với chủ đề, đề tài của bài báo là bước đầu tiên khi xử lý thông tin kinh tế. Chúng ta có thể thu thập được rất nhiều thông tin, nhưng không phải thông tin nào cũng được sử dụng trong bài viết. Bởi vậy, cần chọn lựa các thông tin làm nổi bật, đúng trọng tâm của bài báo.

Bàn về vấn đề này, nhà báo Kỳ Thành (Báo Đầu tư) khi trả lời phỏng vấn sâu tác giả luận văn, cho biết đây là kỹ năng cần thiết trước khi ông bắt đầu thực hiện sáng tạo tác phẩm báo chí. Ơng khẳng định: “Khi tập hợp một khối lượng thông tin, số liệu về một vấn đề mà mình cảm thấy đủ để lập luận, khái quát vấn đề đó, tơi sẽ bắt tay vào viết bài. Với số liệu, cần tìm ra điểm bất hợp lý để phản ánh, đi kèm với các lập luận dẫn chứng cụ thể”.

Khi tiến hành khảo sát tin, bài trên Báo Đầu tư và Thời báo Kinh tế Việt Nam, tác giả luận văn bắt gặp nhiều bài viết sử dụng kỹ năng xử lý thông tin này. Đơn cử trong bài “Ẩn số hàng tồn kho của Thuỷ hải sản Việt Nhật” của nhà báo Kỳ Thành về tình hình kinh doanh của Cơng ty cổ phần Thủy hải sản Việt Nhật, từ sự bất hợp lý của báo cáo tài chính mà doanh nghiệp này công bố, tác giả đã thu thập các thông tin mà doanh nghiệp cơng bố từ trước đó và thắc mắc của cổ đông để lập luận cho bài viết thêm chặt chẽ, chứng minh giữa số liệu và thơng tin có những sơ hở, thiếu logic.

Hay trong bài “Đón làn sóng thứ ba về FDI” của tác giả Đoàn Trần đăng trên Thời báo Kinh tế Việt Nam số 46 ngày 23/2/2016 viết về việc Việt Nam đón làn sóng đầu tư trực tiếp từ nước ngồi. Đây là lần thứ ba Việt Nam có cơ hội thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Tác giả đưa ra lý giải cho điều này là do nước ta ký hàng loạt Hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều nước trên thế giới và chuyển vốn từ Trung Quốc do nước này khơng cịn nhiều hấp dẫn như trước. Sau khi thu thập thông tin, tác giả đã tập hợp, hệ thống hoá các tư liệu, số liệu nhằm làm nổi bật chủ đề, vấn đề của bài viết. Cụ thể, trong bài, tác giả đưa ra các dẫn chứng khảo sát các công ty của Hàn Quốc nói về việc dự kiến đầu tư vào Việt Nam, dẫn chứng các số liệu về tăng vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta, sự sụt giảm vốn đầu tư vào Trung Quốc, đưa ra lời phát biểu của các giáo sư phân tích kinh tế... nhằm làm rõ vấn đề của bài viết.

Như vậy, từ các cuộc phỏng vấn sâu với 10 nhà báo chuyên viết về kinh tế và kết quả điều tra xã hội học với 294 nhà báo kinh tế, cùng việc khảo sát tin bài, chúng ta thấy rằng kỹ năng tập hợp, hệ thống hố thơng tin theo chủ đề, lĩnh vực là kỹ năng đầu tiên trong xử lý thông tin kinh tế của nhà báo.

2.2.2.2. Kỹ năng phân tích, kiểm tra độ chính xác của thơng tin, tính hợp lý của tài liệu, số liệu

Sự thật là sức mạnh của thơng tin báo chí. Đối với thông tin kinh tế cũng khơng ngoại lệ. Chính sự thật, độ chính xác của thơng tin sẽ đảm bảo được uy tín của cơ quan báo chí. Bởi vậy, thơng tin báo chí nói chung và thơng tin về kinh tế nói riêng phải đảm bảo được sự chính xác, trung thực. Việc kiểm tra độ chính xác, tính hợp lý của thơng tin là yêu cầu bắt buộc đối với kỹ năng xử lý thông tin kinh tế của nhà báo. Mỗi nhà báo lại có cách kiểm tra thơng tin khác nhau. Trong đó có một số cách khá phổ biến là kiểm tra từ chính nguồn tin, từ đồng nghiệp, từ các nguồn tin khác.

Kết quả điều tra xã hội học của tác giả luận văn cho thấy có 70.1% ý kiến khẳng định thường xuyên kiểm tra độ chính xác của thơng tin; 19.7% là bình thường; 10.2% ý kiến cho rằng tuỳ từng thông tin mới kiểm tra lại độ chính xác và tính hợp lý của thơng tin.

Bảng 2.4: Về mức độ sử dụng kỹ năng kiểm tra độ chính xác của thơng tin, tính hợp lý của tài liệu, số liệu

Quan điểm Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Thường xuyên 206 70.1

Bình thường 58 19.7

Tuỳ từng thông tin 30 10.2

Nguồn cuộc điều tra tháng 3/2016

Cũng theo kết quả điều tra xã hội học, khi hỏi nhà báo sử dụng kỹ năng phân tích, kiểm tra độ chính xác, tính hợp lý của thơng tin trong trường hợp nào, có đến 47.6% ý kiến cho rằng sẽ kiểm tra lại thông tin khi cảm thấy nghi ngờ về độ chính xác, tính hợp lý; trong khi 42.9% ý kiến khẳng định luôn kiểm tra lại tất cả các thông tin kinh tế đã thu thập được trước khi viết bài, đăng báo.

Biểu đồ 2.6: Về tin, bài được nhà báo phân tích, kiểm tra độ chính xác, tính hợp lý của thông tin

Khi hỏi 42.9% ý kiến trên nguyên nhân tại sao nhà báo luôn kiểm tra lại tất cả thơng tin kinh tế đã thu thập, có 20.4% ý kiến cho biết đó là yêu cầu bắt buộc của toà soạn; 42.5% ý kiến khẳng định trách nhiệm của người làm báo địi hỏi họ ln kiểm tra lại tất cả thơng tin thu thập được; và có đến 83% ý kiến cho rằng nhà báo cần kiểm tra lại tất cả thông tin thu thập được nhằm đảm bảo tính chính xác của thơng tin.

Tác giả luận văn cũng tiến hành điều tra xã hội học về cách nhà báo sử dụng kỹ năng kiểm tra độ chính xác, tính hợp lý của thơng tin kinh tế và kết quả cho thấy có 76.2% ý kiến cho rằng họ thường kiểm tra lại thông tin từ chính nguồn tin cung cấp; 57.1% là từ các nguồn tin khác; 66.7% ý kiến kiểm tra từ đồng nghiệp, bạn bè; và 57.1% kiểm tra lại thơng tin bằng cách tìm đến các chuyên gia trong ngành.

Biểu đồ 2.7: Phương pháp kiểm tra độ chính xác, tính hợp lý của thơng tin kinh tế (ơng/bà có thể chọn nhiều đáp án)

Phỏng vấn sâu 10 nhà báo chuyên viết về kinh tế, tác giả luận văn nhận được nhiều câu trả lời khẳng định tầm quan trọng hàng đầu và chia sẻ về sử dụng kỹ năng này. Tất cả các nhà báo đều khẳng định kỹ năng này là rất cần thiết. Tuy nhiên, ở từng cơ quan báo chí và mỗi nhà báo lại có yêu cầu về kiểm tra độ chính xác, tính hợp lý thơng tin khác nhau. Có nhà báo chỉ chú trọng đến các thơng tin cảm thấy nghi ngờ. Có nhà báo lại kiểm tra đối với tất cả các thông tin kinh tế thu thập được.

Nhà báo Lan Hương (TBKTVN) khẳng định: “Việc đính chính lại thơng tin trên mặt báo sẽ làm giảm uy tín của cơ quan báo chí. Nếu nghi ngờ chi tiết, số liệu nào đó, tơi sẽ cầm điện thoại hỏi lại nguồn tin hoặc kiểm tra từ các nguồn tin khác để có được thơng tin tin cậy”.

Nhà báo Lê Hường cũng có cùng quan điểm trên. Bà cho rằng: “Kỹ năng xử lý thông tin này rất quan trọng và cần thiết. Bởi thơng tin báo chí nói chung và thơng tin kinh tế nói riêng phải đảm bảo tính chính xác, trung thực. Nếu thơng tin khơng đúng thì sẽ làm mất niềm tin của cơng chúng. Bởi vậy, kỹ năng kiểm tra độ chính xác của thơng tin được tiến hành thường xun

trong q trình xử lý thơng tin kinh tế. Ngay cả thơng tin từ các nguồn chính thống như cơ quan nhà nước vẫn cần kiểm tra độ chính xác. Sai sót về số liệu có thể xảy ra do nhân viên nhầm lẫn, cũng có thể cơ quan chức năng cung cấp các thông tin, số liệu có lợi cho họ, nhưng lại khơng đúng với thực tế”.

Bàn về vấn đề này, nhà báo Đỗ Mến chia sẻ với tác giả luận văn khi trả lời phỏng vấn sâu, càng tìm được nguồn tin gốc từ các cơ quan nhà nước càng tốt. Nhiều khi có thơng tin vẫn phải kiểm tra lại để đảm bảo tính chính xác hoặc kiểm tra từ nhiều nguồn khác nhau, bởi nhân vật có thể giấu thơng tin, đưa thơng tin có lợi cho họ.

Trong khi phỏng vấn sâu, tác giả luận văn nhận thấy ở Thời báo Kinh tế Sài Gịn có sự khác biệt lớn với nhiều cơ quan báo chí khác trong kỹ năng xử lý thơng tin kinh tế. Đó là tòa soạn yêu cầu tất cả phóng viên đều phải kiểm tra lại độ chính xác, tính hợp lý của thơng tin. Đặc biệt, tòa soạn còn ra hẳn một quy chế là phóng viên sẽ bị trừ lương rất nặng nếu xảy ra thông tin khơng trung thực, chính xác. Nhà báo Phan Chiến Thắng, Trưởng văn phịng đại diện Thời báo Kinh tế Sài Gòn tại Hà Nội chia sẻ: “Tất cả các bài viết đều phải kiểm tra lại thông tin. Lĩnh vực kinh tế dễ gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp, cộng đồng, cho nên tất cả thông tin đều phải kiểm tra lại. TBKTSG có các chế tài nghiêm khắc đối với những người đưa tin sai như trừ lương, trừ thưởng. Thơng tin sai do phóng viên thiếu kiểm chứng, tối thiểu cả tháng sẽ khơng có lương. Phải làm thế phóng viên mới có trách nhiệm với bài viết. Nếu dễ dãi, đưa tin ẩu, doanh nghiệp bị ảnh hưởng, giá trị thiệt hại chưa xảy ra nhưng người phóng viên như thế là khơng có trách nhiệm, tồ soạn khơng thể chấp nhận cách làm việc như thế”.

Nhà báo Mạnh Hưng của Báo Quân đội nhân dân lại nhấn mạnh ông chú trọng kiểm tra thông tin khi cảm thấy nghi ngờ: “Trước khi sử dụng thông tin bao giờ cũng cần kiểm tra lại xem có chính xác hay khơng. Phóng viên lâu

năm khi cảm thấy nghi ngờ sẽ kiểm tra lại ngay, có thể từ nguồn mình vừa lấy hoặc từ nguồn khác như hỏi lại chuyên gia”.

Thực tế khi khảo sát tin, bài, tác giả luận văn đã thấy một số bài báo mắc lỗi trong kỹ năng xử lý độ chính xác và tính hợp lý của thơng tin kinh tế. Điển hình là vào tháng 10/2015 Báo Dân Trí giật tít lên đầu tiên: “Bộ trưởng

tiết lộ “sốc” về tình hình ngân sách” trong đó trích dẫn lời của Bộ trưởng Bùi

Quang Vinh “ngân sách chỉ cịn 45.000 tỷ đồng, khơng có tiền để chi tiêu”. Vấn đề ở đây là người phóng viên đã khơng kiểm tra tính hợp lý của thơng tin dẫn đến đưa ra thông tin khiến công chúng hiểu chưa đúng và đầy đủ về cấu phần ngân sách, dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc. Trước tình thế đó, nhà báo Duy Cường (TBKTVN), khi trả lời phỏng vấn sâu tác giả luận văn đã cho biết ông không thể đặt bút viết khi thấy thông tin thu thập được chưa có tính hợp lý, sức thuyết phục, khơng khớp số liệu. Ông đã gọi cho một số chuyên gia của Bộ Tài chính để kiểm tra lại thơng tin. Trong bài “Hiểu thế nào về “chỉ

còn 45.000 tỷ vốn ngân sách”?” đăng trên Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày

28/10/2015, tác giả đã giải thích con số 45.000 tỷ đồng mà Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nêu chưa tính thêm 50.000 tỷ đồng vốn ODA. Như vậy, 45.000 tỷ đồng này chỉ là khoản mục còn lại của vốn đầu tư phát triển – một khoản mục tương đối nhỏ trong cấu phần của các khoản chi ngân sách Trung ương nói chung, chứ khơng phải của tồn bộ ngân sách. Từ đó có thể thấy kinh nghiệm của nhà báo Duy Cường là phải hiểu rõ số liệu và phải biết đúng người để kiểm tra lại thông tin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo (Trang 75 - 95)