Kỹ năng thu thập thông tin kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo (Trang 53 - 75)

7. Bố cục của luận văn

2.2. Thực trạng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo

2.2.1. Kỹ năng thu thập thông tin kinh tế

2.2.1.1. Kỹ năng giao tiếp

Một hiện tượng hiếm gặp đã diễn ra vào đầu mùa hè năm 2016 ở vùng biển Kỳ Anh, Hà Tĩnh khiến vùng quê vốn n bình này trở nên xơn xao. Đó là cá chết hàng loạt trên bãi biển. Sau đó, hiện tượng bất thường này cịn xảy ra ở nhiều tỉnh ven biển miền Trung trong tháng 4, với tính chất nghiêm trọng làm cho đời sống của hàng vạn ngư dân trở nên thê thảm. Sự kiện trên đã trở thành thơng tin sốt dẻo và nóng bỏng trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng nước nhà. Một luồng dư luận đặt nghi ngờ nguyên nhân cá chết hàng loạt có thể do nước thải của nhà máy Formosa. Lúc này, để có được thơng tin từ nguồn phát ngôn của nhà máy Formosa là niềm mơ ước của rất nhiều nhà báo. Tuy nhiên, không phải nhà báo nào cũng có thể tiếp cận được với lãnh đạo công ty này. Trên con đường thu thập thơng tin từ nguồn phát ngơn chính thức của Formosa, một nhà báo nữ của kênh truyền hình VTC14 đã bước về đích trước hàng trăm cơ quan báo chí khác. Nữ nhà báo của VTC đã có cuộc phỏng vấn với Giám đốc Đối ngoại của công ty này (ông Chu Xuân Phàm) vào ngày 25/4. Phát ngôn của ông Phàm trên VTC đã trở thành thông tin “đắt giá” gây “sốc” cho dư luận, khi ông đặt vấn đề chọn đánh bắt cá, tôm hay chọn ngành cơng nghiệp thép. Để có được thơng tin “độc quyền” đó, nữ nhà báo của VTC đã rất tài tình trong việc sử dụng kỹ năng giao tiếp, thiết lập mối

quan hệ để Giám đốc Đối ngoại của Formosa chấp nhận trả lời phỏng vấn trong lúc dầu sôi lửa bỏng như vậy.

Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng không thể thiếu của nhà báo khi thu thập thơng tin, trong đó có cả thơng tin kinh tế. Nhà báo ln cần phải có các nguồn tin ổn định để có thể thu thập thơng tin liên tục. Kỹ năng giao tiếp giúp nhà báo thiết lập, duy trì và phát triển với nguồn tin để có được thơng tin. Thậm chí, nhờ kỹ năng giao tiếp mà nhà báo có thể lấy được thơng tin đắt giá. Kỹ năng này được các nhà báo sử dụng nhiều và khá thường xuyên trong quá trình thu thập thơng tin kinh tế.

Qua cuộc điều tra xã hội học bằng bảng hỏi anket của tác giả luận văn với tổng số 294 phiếu cho nhà báo chuyên viết về kinh tế ở nhiều cơ quan báo chí: Báo Đầu tư, Báo Quân đội nhân dân, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Thời báo Kinh tế Sài Gịn, Kinh tế Đơ thị, Tuổi trẻ… kết quả cho thấy 81% ý kiến khẳng định họ thường xuyên sử dụng kỹ năng giao tiếp để thu thập thông tin kinh tế; chỉ 9.5% ý kiến cho rằng bình thường và 9.5% tuỳ từng thơng tin mà có sử dụng kỹ năng giao tiếp hay không.

Biểu đồ 2.1: Mức độ sử dụng kỹ năng giao tiếp để thu thập thông tin kinh tế

Để phục vụ cho viết luận văn, tác giả đã thực hiện 10 cuộc phóng vấn sâu với các nhà báo chuyên viết về kinh tế của Thời báo Kinh tế Việt Nam, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Báo Đầu tư và Báo Quân đội nhân dân. Trong tất

cả các cuộc phỏng vấn sâu, các nhà báo đều khẳng định giao tiếp là kỹ năng được sử dụng thường xun trong q trình thu thập thơng tin. Khi sử dụng kỹ năng này, các nhà báo có nhiều điểm giống nhau trong việc thiết lập mối quan hệ, duy trì và phát triển với nguồn tin. Tuy nhiên, mỗi nhà báo lại có “ngón” nghề riêng về giao tiếp để thu thập thông tin kinh tế, nhất là những thông tin “đắt giá”.

Khi sử dụng kỹ năng giao tiếp để thu thập thông tin kinh tế, nhà báo tiến hành qua nhiều giai đoạn. Đầu tiên là thiết lập mối quan hệ với nguồn tin. Ở giai đoạn này nhà báo khi được tòa soạn phân cơng theo lĩnh vực sẽ tìm đến các nguồn tin cần thiết, có liên quan. Sau khi xác định được các nguồn tin cơ bản và quan trọng nhất, nhà báo bằng nhiều cách khác nhau như trực tiếp đến gặp, gọi điện, gửi công văn hoặc thông qua người trung gian (bạn bè, đồng nghiệp, người thân...) để đặt quan hệ.

Bàn về vấn đề này, trả lời phỏng vấn sâu tác giả luận văn, nhà báo Lan Hương – Phó phịng Phóng viên – Ban Phóng viên, người đã có gần 20 năm theo dõi mảng Tài chính – Ngân hàng của Thời báo Kinh tế Việt Nam khẳng định: “80% thông tin quyết định thành công của bài báo. Do vậy, việc sử dụng kỹ năng giao tiếp để có được sự tin tưởng và thơng tin từ nguồn tin là điều quan trọng nhất. Đây là kỹ năng rất quan trọng trong q trình thu thập thơng tin kinh tế của nhà báo. Để có thơng tin thường xuyên, tôi phải xây dựng mối quan hệ với nhiều nguồn tin. Đặc biệt là nguồn tin có liên quan mật thiết với chuyên trang tôi phụ trách – chuyên trang chứng khốn và tài chính. Tùy từng đối tượng khác nhau: người bình thường, doanh nghiệp, công chức, người lãnh đạo, chun gia, người nước ngồi mà có cách giao tiếp cho phù hợp. Nguyên tắc chung là phải gây được thiện cảm với nguồn tin.

Để thiết lập mối quan hệ với nhân vật không quen biết từ trước, tôi thường xác định các nguồn tin có thể cung cấp thơng tin cho chuyên mục mình theo dõi như Ủy ban Chứng khốn Nhà nước, các tạp chí chun phân

tích về chứng khốn, Bộ Tài chính, cơng ty chứng khoán, chuyên gia, nhà phân tích, nhà quản lý sàn chứng khoán…

Khi gặp trực tiếp, tơi ln chú ý gây ấn tượng, tình cảm với nguồn tin. Cách ăn mặc, trò chuyện cũng cần phải phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Trong quá trình giao tiếp tơi thể hiện tinh thần cầu thị, chân thành và cởi mở. Không nên đề cao bản thân, dễ làm mất thiện cảm của nguồn tin”.

Bàn về vấn đề này, nhà báo Lê Hường (TBKTVN) cho rằng: “Khi viết bài, tơi thường đặt mình vào tư cách người đọc. Cơng chúng cần gì, tơi sẽ tìm cái đó. Khi cần thơng tin nào, tơi sẽ tìm nguồn tin cần thiết, phù hợp và thiết lập quan hệ với nguồn tin bằng mọi cách để có được thơng tin. Đầu tiên, tơi thường giao tiếp với nguồn tin bằng những cách chính thống, tức là gọi điện liên hệ, nếu không được mới vận dụng các mối quan hệ khác như đồng nghiệp, bạn bè hoặc dùng văn bản của cơ quan. Trước khi tiếp cận nguồn tin, tơi tìm đọc tài liệu rất kĩ, đọc tất cả thơng tin xoay quanh vấn đề, tìm ra những thông tin mà các báo khác chưa tiếp cận đến. Ban đầu sẽ hỏi những câu hỏi dễ, khi nguồn tin thấy tin cậy sẽ hỏi tiếp về các số liệu “nhạy cảm” hơn hoặc những vấn đề mà báo khác chưa nói đến”.

Cùng quan điểm khẳng định tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong thu thập thông kinh tế kinh tế, nhà báo Phan Chiến Thắng, Trưởng Văn phòng đại diện Hà Nội của Thời báo Kinh tế Sài Gòn khẳng định: “Đã là nhà báo đương nhiên phải có kỹ năng giao tiếp, bởi nghề báo là nghề gặp gỡ, khai thác thơng tin. Nếu khơng có kỹ năng giao tiếp, cơng việc của nhà báo sẽ rất hạn chế. Có giao tiếp, làm cho nguồn tin cảm thấy tin cậy, thoải mái, yên tâm thì mới cung cấp thơng tin cho mình”.

Nhà báo Phan Chiến Thắng cũng chia sẻ thêm “bí quyết” trong kỹ năng giao tiếp của mình để thu thập thơng tin kinh tế hiệu quả: “Trong giao tiếp, tơi thường nói chuyện với nguồn tin bằng thái độ chân thành, lịch sự đồng thời tạo cảm giác tin tưởng cho nguồn tin. Báo kinh tế là báo chuyên ngành, thông

tin kinh tế ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp. Do đó để doanh nghiệp hay chuyên gia kinh tế chia sẻ thông tin địi hỏi phóng viên phải có trình độ về kinh tế nhất định. Nếu không nắm chắc kiến thức sẽ không khai thác được nhiều thông tin cũng như không tạo được sự tin tưởng của nguồn tin”.

Nhà báo Đỗ Mến của Báo Đầu tư lại chỉ ra kinh nghiệm giao tiếp với những nhân vật có đơn thư: “Tơi được phân công theo dõi mảng Pháp luật kinh tế bên Báo Đầu tư. Trong quá trình làm việc, tơi thường xun khai thác thơng tin kinh tế từ nhiều nguồn khác nhau như tồ án, cơng an, đơn thư bạn đọc… Khi có đơn thư bạn đọc gửi đến phải tìm đọc tài liệu để nắm được thơng tin. Sau đó, tơi sẽ liên lạc với nhân vật, nguồn tin. Khi gặp phải lựa chọn trang phục lịch sự, tuỳ vào đối tượng mà có cách thể hiện khác nhau”.

Trong khi đó, nhà báo Đỗ Mạnh Hưng, người đã có hơn 10 năm theo nghiệp cầm bút, chuyên viết về mảng kinh tế của Báo Quân đội nhân dân đưa ra quan điểm về kỹ năng giao tiếp như sau: “Theo tôi hiểu giao tiếp là trọn vẹn quá trình tiếp xúc với nguồn tin bao gồm gặp mặt ban đầu, gây sự chú ý, thiện cảm, sau đấy là hỏi han để lấy thơng tin, rồi duy trì mối quan hệ về sau này”. Nhà báo cũng chia sẻ thêm với tác giả luận văn: Có nhiều cách để xây dựng mối quan hệ với nguồn tin. Đường chính ngạch là sử dụng danh nghĩa của cơ quan đến liên hệ công tác, làm việc. Nhà báo cần khẳng định sẽ đưa tin trung thực, tạo sự tin tưởng đối với nguồn tin. Tuỳ vào hoàn cảnh và đối tượng mà lựa chọn trang phục hay lời ăn tiếng nói phù hợp.

Nhà báo Mạnh Hưng chia sẻ tình huống khi đi hỏi ý kiến người dân liên quan đến việc đền bù giải phóng mặt bằng của dự án giao thông. Với người dân đang bức xúc về việc bị mất đất cần gây được thiện cảm với họ để họ chia sẻ thơng tin, suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng với mình. Cũng ở trường hợp này khi hỏi cơ quan chức năng, cụ thể là Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng, lãnh đạo địa phương, ban quản lý dự án cần có cách thức giao tiếp khác. Trong trường hợp nguồn tin từ chối cung cấp thông tin, phải chỉ cho họ thấy

công luận cần được biết câu trả lời thỏa đáng bởi quyền lợi của người dân đang bị ảnh hưởng.

Trong khi đó, nhà báo Chu Khơi, chun phụ trách về Kinh tế Nông nghiệp của Thời báo Kinh tế Việt Nam lại vận dụng kỹ năng giao tiếp bằng cách tận dụng các mối quan hệ đã có từ trước để thu thập thơng tin kinh tế. “Do trước đây học ở trường Đại học Nơng nghiệp Hà Nội, tơi đã có nhiều mối quan hệ thân thiết với bạn bè trong lớp. Sau khi ra trường tơi vẫn tiếp tục duy trì được mối quan hệ này. Trong các bạn cùng lớp, có nhiều người hiện đang làm việc tại các cơ quan, tổ chức có liên quan đến lĩnh vực tôi được phân công theo dõi ở TBKTVN như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Nông nghiệp các tỉnh, Hiệp hội Lương thực, Hiệp hội Cà phê, Hiệp hội Điều… Do vậy đối với những nguồn tin này tơi chỉ việc duy trì và phát triển, khơng cần trải qua giai đoạn thiết lập mối quan hệ”.

Nhà báo Kỳ Thành (Báo Đầu tư) cũng khẳng định sự cần thiết và tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong thu thập thông tin kinh tế: “Kỹ năng giao tiếp trong q trình thu thập thơng tin khá quan trọng, nhất là với những mối quan hệ mới. Để xây dựng quan hệ với đầu mối thông tin nào đó, cần thiết nhất là sự chân thành, đơi bên cùng có lợi, nhà báo thể hiện sự tôn trọng với những thông tin mà đối phương cung cấp, đồng thời biết cách hỏi, khai thác thông tin để người cung cấp khơng đề phịng, khó chịu”.

Một trong yếu tố quan trọng hàng đầu khi sử dụng kỹ năng giao tiếp là duy trì và phát triển mối quan hệ với nguồn tin. Vậy các nhà báo nói gì về việc này? Bây giờ chúng ta hãy nghe một số nhà báo tâm sự.

Trả lời phỏng vấn sâu tác giả luận văn, nhà báo Lan Hương (TBKTVN) cho rằng: “Sau khi thiết lập được mối quan hệ với nguồn tin, tôi rất coi trọng việc duy trì và phát triển mối quan hệ với họ bằng cách thường xuyên gặp gỡ, trao đổi”. Bà nhấn mạnh là nhà báo cần thông tin trung thực lên mặt báo tất cả thông tin mà nguồn tin cung cấp.

Đồng quan điểm với nhà báo Lan Hương, nhà báo Lê Hường (TBKTVN) cho biết bà duy trì nguồn tin bằng chính thơng tin, sản phẩm của mình trên báo. Nhà báo phải thơng tin trung thực, tạo cho nguồn tin cảm thấy tin cậy, thì lần sau mới tiếp tục cộng tác. Sau đó, nhà báo cần duy trì mối quan hệ với nguồn tin bằng nhiều cách. Nguồn tin cảm thấy người phóng viên vẫn theo dõi vấn đề của họ thì sẽ hỗ trợ mình tốt hơn. Tức là thường xuyên tương tác sẽ duy trì tốt nguồn tin của mình.

Nhà báo Đỗ Mến (Báo Đầu tư) cũng cho rằng nhà báo cần trao đổi với nguồn tin, tương tác lại với họ. Có như vậy mới duy trì được mối quan hệ tốt. Tuy nhiên, với nguồn tin từ chuyên gia hay luật sư phải xây dựng theo cách khác. Nói chuyện trực tiếp là cách tốt nhất để lấy được thông tin. Ban đầu nhà báo phải viết đúng, khách quan mới tạo được sự tin cậy cho nguồn tin. Nhân vật thường lo ngại phóng viên chỉ đưa thơng tin một chiều, thông tin nào hay, giật gân thì đưa lên.

Trả lời phỏng vấn sâu của tác giả luận văn, nhà báo Mạnh Hưng (Báo QĐND) cho biết ơng duy trì mối quan hệ với nguồn tin bằng chính kết quả mình thể hiện. Thơng tin đưa lên báo, người đọc cảm thấy bài báo đạt được hiệu quả về truyền thơng, có sự chính xác, chân thực, khách quan cao, khơng bị sử dụng vào mục đích xấu thì họ sẽ tin tưởng mình. Lần sau sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn. Thậm chí có trường hợp nguồn tin chủ động cung cấp thơng tin cho phóng viên. Bên cạnh đó, ơng Hưng cũng thường xuyên liên hệ với nguồn tin nhằm xây dựng mối quan hệ ổn định.

Kết quả điều tra xã hội học khi được hỏi về cách nhà báo duy trì và phát triển mối quan hệ với nguồn tin nhằm thu thập thơng tin kinh tế thì có 9.5% ý kiến cho rằng cần đăng tải trung thực thông tin mà nguồn tin đã cung cấp; 28.6% thường xuyên liên hệ với nguồn tin; 52.4% chọn cả hai ý kiến trên; trong khi chỉ có 9.5% ý kiến cho là chỉ liên hệ với nguồn tin khi cần thiết.

Biều đồ 2.2: Những yếu tố cần thiết để duy trì và phát triển mối quan hệ với nguồn tin nhằm thu thập thông tin kinh tế

Như vậy, qua biểu đồ trên chúng ta nhận thấy, có hai cách phổ biến để nhà báo duy trì và phát triển mối quan hệ với nguồn tin là đăng tải thông tin trung thực mà nguồn tin cung cấp và thường xuyên liên hệ với nguồn tin. Khảo sát tin bài trên các báo, tác giả luận văn thấy, nhà báo đều sử dụng kỹ năng giao tiếp để thu thập thông tin kinh tế. Trong bài “Nông nghiệp đang

hấp dẫn nhà đầu tư” đăng trên Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 246 (ngày

14/10/2015), có đưa thơng tin từ ơng Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hùng Phương. Ông Minh đã cung cấp những thông tin quý báu về giống heo nổi tiếng và cách chăm sóc heo hiện nay. Rõ ràng, nhà báo muốn có được thơng tin từ ơng Dương Ngọc Minh thì phải sử dụng kỹ năng giao tiếp để có được sự đồng ý cung cấp thơng tin từ nguồn tin này.

Trong bài “Kỳ vọng „sóng‟ phục hồi sau nghỉ lễ” đăng trên báo Đầu tư, số 105 (ngày 2/9/2015) của tác giả Chí Tín, có đưa thơng tin từ ơng Hang Jin Yun, chuyên gia phân tích cao cấp thuộc Cơng ty Đầu tư chứng khoán KIS của Hàn Quốc. Ông đã cho biết mức độ rủi ro tài chính bên ngoài ảnh hưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo (Trang 53 - 75)