Mạng xã hội Facebook là nguồn tin của cơ quan báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc sử dụng mạng xã hội facebook của cơ quan báo chí việt nam hiện nay (Trang 30)

1.2. Phƣơng thức sử dụng mạng xã hội Facebook của cơ quan báo chí

1.2.1. Mạng xã hội Facebook là nguồn tin của cơ quan báo chí

Nguồn tin được hiểu là nơi xuất phát của tin tức. Nguồn tin có thể là người, các tài liệu, phim, ảnh, băng lưu trữ, trang web…cung cấp thông tin cho nhà báo, giúp nhà báo nắm bắt được tin tức diễn ra hằng ngày. Nguồn tin là nguồn gốc của mọi thông tin và là cơ sở quyết định thông tin ấy có trung thực khách quan. Vì vậy, đối với báo chí, nguồn tin đóng vai trò quan trọng, mang ý nghĩa “sống còn”.

Kể từ khi mạng Internet ra đời, báo chí có một nguồn thông tin khổng lồ, lớn hơn bất cứ một thư viện nào trên thế giới. Đối với nhà báo, Internet là nguồn tin cực kì phong phú, đa dạng từ những dữ liệu cơ quan chính phủ nhà nước, đến thông tin các công ty, doanh nghiệp… [61, tr.121]. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển không ngừng của Internet, các trang mạng xã hội cũng trở nên nhộn nhịp và sôi động hơn bao giờ hết. Báo chí với những đặc thù của riêng mình cũng không thể “làm ngơ” trước dòng chảy của công nghệ thông tin và sự phát triển của các trang mạng xã hội. Mạng xã hội đã trở thành một kho thông tin khổng lồ, là nguồn tin để nhà báo khai thác, sử dụng.

Với vai trò là “trợ lý” đắc lực cho nhà báo hiện đại, mạng xã hội giúp người làm báo tìm kiếm nguồn tin, đầu mối liên lạc để phỏng vấn, xác minh nguồn tin, tìm hiểu những người cần phỏng vấn. Đây là điểm khá lợi thế của mạng xã hội trong hoạt động truyền thông. Báo cáo của Hãng thông tấn PRNewswire cho biết, trên 90% số phóng viên cho rằng, các đầu mối thông tin bắt nguồn từ mạng xã hội đều có giá trị nhất định [40, tr.29].

Cuộc điều tra của mạng lưới PR Oriella (Anh) thực hiện với 478 nhà báo của 15 quốc gia cho thấy: có 44% trong số đó sử dụng Twitter và 35% sử dụng Facebook như một nguồn tin. Kate Day, biên tập viên công tác truyền thông cộng đồng và định hướng dư luận của tập đoàn truyền thông Telegraph Media Group cho biết: “Không nghi ngờ gì khi mạng xã hội đang dần trở

thành công cụ thiết yếu của những người làm báo. Đó là nguồn tin, là cách để những câu chuyện của họ tiếp cận gần hơn với công chúng và thu hút thật nhiều người xem”. Giles Fraser, đồng sáng lập mạng lưới PR Oriella cho rằng cuộc nghiên cứu giúp “chứng minh sự chấp nhận nhanh chóng của giới truyền thông đối với việc sử dụng mạng xã hội tại các phòng tin tức”. Ông nói: “Những năm trước đây, các cơ quan truyền thông chỉ xem mạng xã hội như một bước nền mang tính thử nghiệm. Giờ đây, họ phải cân nhắc nó như một nguồn dữ liệu đáng tin cậy” [30, tr.123].

Hiện nay, không hiếm các bài báo có sử dụng thông tin xuất phát từ mạng xã hội và ngày càng xuất hiện nhiều dạng thông tin được tổng hợp, sử dụng từ đây. Có thể thấy rằng, các phóng viên, biên tập viên là những người có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận nhiều nguồn thông tin và áp dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của mình.

Trong nghiên cứu năm 2011, Giáo sư Eva Herrero Curiel của Đại học Carlos III Madrid (Tây Ban Nha) cũng chỉ ra rằng, các nhà báo trong khảo sát sử dụng mạng xã hội như một công cụ để tìm kiếm thông tin (55,37%), phát hiện chủ đề (58,78%) hoặc tìm hiểu ý kiến của người dùng (59,27%) [85]. Tại Việt Nam, theo kết quả khảo sát của PGS.TS. Nguyễn Thành Lợi năm 2012, có “hơn 60% nhà báo có tham khảo blog – mạng xã hội như một dạng nguồn tin. Thậm chí, khá nhiều đề tài báo chí do phóng viên thực hiện xuất phát từ những gợi ý, từ thông tin trên môi trường mạng xã hội, blog…” [32]. Như vậy, mạng xã hội thực sự đã trở thành một nguồn tin của các nhà báo trong môi trường thông tin hiện đại.

Thông tin trên mạng xã hội nhìn chung có những ưu điểm sau. Thứ nhất, thông tin đa đạng và được cập nhật nhanh chóng. Thông tin trên mạng xã hội rất phong phú, đa chiều, mang đủ các sắc thái khác nhau cả tích cực lẫn tiêu cực. Thứ hai, thông tin trên mạng xã hội có tính lan truyền tức thì và rộng

rãi. Thứ ba, thông tin trên mạng xã hội mang tính tương tác cao bởi bản chất của mạng xã hội là nơi chia sẻ, trao đổi, bàn luận thông tin giữa các cá nhân.

Trên các trang mạng xã hội, mọi người đều dễ dàng tìm kiếm, nắm bắt và hòa mình vào dòng chảy thông tin, thể hiện quan điểm, ý kiến trước những sự kiện, vấn đề xã hội nổi bật. Điều này góp phần hình thành dư luận xã hội nhanh chóng và rộng rãi, thông qua đó, báo chí có điều kiện để nắm bắt nhu cầu, sự quan tâm, các hướng nhận thức của công chúng, từ đó điều chỉnh, triển khai các kế hoạch thông tin. Từ thông tin trên mạng xã hội, nhiều nhà báo đã phát hiện những vấn đề nóng, các góc độ đang được dư luận chú ý, từ đó triển khai đề tài cho các tác phẩm, đáp ứng nhu cầu cả công chúng.

Những thông tin trên mạng xã hội còn là những gợi ý, đầu mối giúp các nhà báo nhận diện, phát hiện những vấn đề bức xúc đang diễn ra. Những phản ánh của cư dân mạng là dấu hiệu, bằng chứng cho thấy những vấn đề đang tồn tại trong đời sống. Tuy nhiên nguồn tin trên mạng xã hội rất phân tán, chất lượng không đồng đều, nhà báo cần có sự sàng lọc, lựa chọn ra những đầu mối có giá trị và tiến hành kiểm chứng, thẩm định độ chính xác, tìm hiểu mức độ của vấn đề, đến hiện trường khai thác thêm thông tin để sử dụng cho tác phẩm báo chí.

Vai trò về việc sàng lọc, lựa chọn tin tức được thể hiện trong thuyết “Người gác cổng” (Gate keeper) cho rằng trong xã hội tồn tại rất nhiều thông tin và đầu mối thông tin, hoạt động sản xuất và đưa tin của các hãng truyền thông cũng không thể “có tin là đưa”, mà phải là một quá trình lựa chọn, sàng lọc. Trong quá trình đó, cơ quan truyền thông hình thành một “cổng”, những thông tin được đưa qua “cổng” này và chuyển cho công chúng chỉ chiếm một số rất ít trong nguồn tài liệu, đầu mối thông tin khổng lồ đó [40, tr.42].

Trước tác động của Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng, có thể thấy những nội dung mà các trang thông tin cung cấp cho công chúng ngày

càng tăng nhanh, điều đó đồng nghĩa với việc cần có nhiều sự sàng lọc hơn – tức “gác cổng” đối với những thông tin đó hơn; mặt khác, nếu xét trên phạm vi toàn cầu, mức độ tự do có thể tự lựa chọn của con người cũng ngày càng gia tăng, đồng nghĩa với việc hoạt động “gác cổng” giảm đi. Như vậy, ở đây tồn tại khái niệm “gác cổng” ở hai cấp độ khác nhau: Thứ nhất, ở cấp độ vi mô, tức là một số trang thông tin điện tử tự “gác cổng” đối với các nội dung trên trang web của mình; Thứ hai, ở cấp độ vĩ mô, tức là “gác cổng” trong cả môi trường truyền thông Internet. Hiện nay, làn sóng tin tức giả (Fake news) lan truyền trên mạng xã hội với tốc độ nhanh đến chóng mặt và ngày càng diễn biến phức tạp. Những thông tin được đăng tải gây ra hậu quả nghiêm trọng như làm cho xã hội bất ổn, tình hình an ninh trật tự trở nên hỗn loạn, ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của các quốc gia. Điều này đòi hỏi nhà báo, các cơ quan báo chí phải làm tốt hơn nữa nhiệm vụ “gác cổng” thông tin, ngăn chặn sự tràn lan của fake news.

Thực tế hiện nay cho thấy, hoạt động “gác cổng” ở tầm vi mô không những giảm đi mà còn được tăng cường hơn. Xét về số lượng thông tin, ngày nay một cơ quan truyền thông chuyên nghiệp có thể cung cấp lượng thông tin nhiều hơn rất nhiều so với trước đây, nhưng điều này không có nghĩa rằng, những thông tin đó không trải qua khâu sàng lọc, lựa chọn, mà ngược lại, nếu cơ quan truyền thông chuyên nghiệp cũng mang hết mọi thông tin thu thập được để sử dụng sẽ khiến website của mình biến thành một trang tạp nham đủ loại nội dung, thậm chí có thể gây ra những ảnh hưởng xấu cho xã hội. Kết quả sẽ khiến độ hài lòng của công chúng dành cho cơ quan truyền thông giảm sút, thương hiệu bị mất giá trị và cuối cùng có thể dẫn đến sự thất bại trong kinh doanh. Do đó, các cơ quan truyền thông vẫn phải áp dụng các biện pháp “gác cổng”, đồng thời dùng các công nghệ truyền thông số hoặc các hình thức biên tập để thể hiện ý đồ của mình.

Trong một báo cáo tham gia Hội thảo “Mạng xã hội và báo chí” do Bộ Thông tin – Truyền thông phối hợp với Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam tổ chức chỉ ra rằng, “trong số 403 nhà báo được hỏi có 100% nói họ có tài khoản trên Facebook, 306 nhà báo (chiếm 75,9%) sử dụng Facebook như là công cụ tìm kiếm thông tin viết bài. Trong số 306 nhà báo sử dụng Facebook để tìm kiếm thông tin có 172 nhà báo đã liên lạc với nguồn tin để kiểm chứng, 107 người sử dụng thông tin do bạn bè, đồng nghiệp cung cấp và 27 nhà báo đến thẳng hiện trường khi tiếp nhận nguồn tin qua Facebook” [30, tr.124].

Ngoài ra, truyền thông xã hội cũng tạo điều kiện để các nhà báo liên hệ với người trong cuộc hoặc người nắm bắt thông tin. Khi người trong cuộc hoặc người nắm bắt thông tin phát đi một thông tin hoặc sử dụng chức năng định vị của điện thoại di động đánh dấu địa điểm họ đang có mặt, nhà báo có thể nhanh chóng tìm thấy họ để tiến hành phỏng vấn. Trong quá trình tác nghiệp, nếu gặp những vấn đề khó mang tính chuyên ngành, phóng viên cũng có thể đăng lên mạng xã hội hoặc liên hệ trực tiếp với các chuyên gia thông qua mạng xã hội để tìm kiếm sự giúp đỡ. Những người làm báo không chỉ kết bạn trên mạng xã hội, mà tìm cách tạo thành một cộng đồng thông tin. Các nhà báo có thể đặt câu hỏi để tìm kiếm nguồn tin, xác nhận thông tin và có thể ngạc nhiên về sự sẵn sàng giúp đỡ của cộng đồng người quen của mình. Trong một cuộc khảo sát khác gần đây do ING, một tập đoàn của Hà Lan cho thấy “72% số nhà báo được hỏi cho rằng mạng xã hội rất quan trọng đối với công việc hằng ngày của họ; 56% nhà báo nói rằng họ không thể đảm nhận công việc nếu thiếu mạng xã hội; 68% nhà báo tin rằng báo chí không thể hoạt động nếu thiếu mạng xã hội”[30, tr.9].

Một cơ quan báo chí muốn thuyết phục và tạo chỗ đứng bền vững trong lòng công chúng thì phải đón đầu những chiều hướng thông tin mà công chúng quan tâm, những vấn đề xã hội đang gây bức xúc. Khi báo chí vào cuộc

thì chính báo chí là người định hướng cho công chúng cách hiểu, cách hành động đúng đắn. Thông tin từ báo chí mới thuyết phục lòng tin của công chúng. Từ việc tiếp thu thông tin trên mạng xã hội, thông tin báo chí trở nên thiết thực, gần gũi, sát hợp với công chúng hơn.

Ngoài ra, khi những vấn đề được phản ánh, rồi được đăng lại và lan tỏa trên mạng xã hội thì ngay lập tức sẽ nhận được các phản hồi phong phú từ công chúng. Những ý kiến có thể chưa thực sự chính xác và đúng mực nhưng cũng có ý nghĩa nhất định. Trong một số trường hợp, những ý kiến đó còn có thể giúp mở rộng đề tài, góc nhìn, tạo thành những tuyến bài mới, sâu hơn, nhất là khi có những bạn đọc chuyên môn gợi ý. Cùng với đó, nhà báo có thể lắng nghe những ý kiến, những bình luận, tranh luận trên mạng, từ đó mở rộng, đào sâu vấn đề, làm cho bài báo có sức thuyết phục hơn rất nhiều. Các nhà báo cũng có thể nhờ đó mà biết hướng đi tiếp theo cho vấn đề, sự kiện mình đang theo đuổi.

Như vậy, mạng xã hội Facebook đã trở thành “kho” thông tin cung cấp đề tài một cách rộng rãi, hiệu quả và sát thực cho báo chí. Tuy nhiên, “kho” thông tin này, chứa đựng cả những “tin rác”, “tin vịt” và cả những “tin vàng”. Bằng nhạy cảm nghề nghiệp, khả năng thâu tóm và xử lý thông tin, mỗi nhà báo có thể tìm thấy trong hàng triệu tin tức, chia sẻ trên mạng xã hội không ít những chủ đề nào đó cho bài báo của mình.

1.2.2. Mạng xã hội Facebook là phương tiện quảng bá thông tin, tương tác với công chúng của cơ quan báo chí

Thứ nhất, với khả năng liên kết mạnh mẽ, mạng xã hội Facebook góp phần quảng bá thông tin từ báo chí. Những tin bài được chia sẻ bởi tác giả, công chúng, cơ quan báo chí; những sự kiện được thông báo rộng rãi…là một cách tốt để cơ quan báo chí có thêm công chúng, tạo dựng và duy trì uy tín,

truyền tải thông điệp một cách thống nhất, thể hiện tầm nhìn, mục tiêu rõ rệt của cơ quan truyền thông với bạn đọc, với các nhà quảng cáo.

Đối với báo chí, mạng xã hội đang giúp nối dài cánh tay, nếu họ biết tận dụng. Mạng xã hội cho phép người dùng kết nối dễ dàng và thường xuyên với bạn bè và người thân bằng cách chia sẻ hình ảnh, video, thông tin cá nhân. Do đó, một trong những lợi ích mà mạng xã hội mang lại cho người dùng là thông tin nhanh, gần gũi, đời thường, khối lượng thông tin phong phú cập nhật liên tục. Đây là một không gian giao tiếp công cộng tạo liên kết dễ dàng, thuận lợi, nhanh nhất giữa con người với nhau thông qua nhiều hình thức, liên kết rộng khắp mà không bị giới hạn bởi chiều không gian. Rất nhiều công chúng có thói quen là sau khi tiếp nhận thông tin từ báo chí, nếu thấy thông tin hay, hấp dẫn sẽ nhanh chóng chia sẻ những thông tin đó trên mạng xã hội. Vì vậy, thông tin trên báo chí sẽ được chia sẻ, biết đến theo cấp độ rộng lớn một cách nhanh chóng. Với lượng người dùng khổng lồ, mạng xã hội hiện là kênh hiệu quả để lan truyền, phổ biến thông tin báo chí, quảng bá hình ảnh tòa soạn đến công chúng. Thông qua sự quảng bá của mạng xã hội, những thông tin báo chí đến được với nhiều công chúng hơn so với việc chỉ đơn thuần đăng tải lên kênh phát chính thức. Những tin bài được chia sẻ link trên các trang mạng xã hội thường được quan tâm nhiều so với những tin bài khác.

Bằng việc sử dụng mạng xã hội, các cơ quan báo chí đang thể hiện khả năng ảnh hưởng của mình đối với công chúng. Theo lý thuyết “Thiết lập chương trình nghị sự” (Agenda setting), trong thực tế đời sống truyền thông, nếu một tin tức nào đó được nhắc tới thường xuyên, liên tục và nổi bật, công chúng sẽ nhớ tới nó và coi nó quan trọng hơn những thông tin khác. Theo đó, truyền thông đại chúng có một chức năng sắp đặt “chương trình nghị sự” cho công chúng, các bản tin và hoạt động đưa tin của cơ quan truyền thông ảnh hưởng đến sự phán đoán của công chúng tới những “chuyện đại sự” của thế

giới xung quanh và tầm quan trọng của chúng bằng cách phú cho các “chương trình” nét nổi bật (salience) khác nhau [40, tr.49]. Những vấn đề được các hãng truyền thông coi là “chuyện đại sự” để đưa tin cũng được coi là “chuyện đại sự” được phản ánh trong ý thức của công chúng. Hãng truyền thông càng quan tâm thì mức độ coi trọng của công chúng về vấn đề này càng cao.

Ngoài ra, lý thuyết này còn chỉ ra rằng, việc đưa tin của các cơ quan truyền thông không phải là sự phản ánh theo kiểu “soi gương”, mà là hoạt động lựa chọn có mục đích. Cơ quan truyền thông dựa vào giá trị quan và mục đích đưa tin của mình, từ môi trường thực tế “lựa chọn” ra vấn đề hoặc nội dung mà họ coi là quan trọng nhất để gia công, sắp xếp, sau đó cung cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc sử dụng mạng xã hội facebook của cơ quan báo chí việt nam hiện nay (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)