Một số vấn đề đặt ra trong việc sử dụng Facebook của các cơ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc sử dụng mạng xã hội facebook của cơ quan báo chí việt nam hiện nay (Trang 94 - 96)

3.1. Một số vấn đề đặt ra trong việc sử dụng Facebook của các cơ quan báo chí quan báo chí

Thứ nhất, việc sử dụng nguồn tin từ Facebook đặt ra vấn đề về việc thẩm định thông tin. Mạng xã hội Facebook là kho tài nguyên thông tin khổng lồ với báo chí, nhưng trên thực tế có rất nhiều thông tin trên đó mang đậm tính chủ quan cá nhân, phiến diện, thiếu chính xác, thậm chí là bịa đặt. Vấn đề đặt ra với báo chí là phải luôn luôn sáng suốt trước những dòng thông tin thiếu chính thống, phải luôn đề cao công tác kiểm định độ xác thực của thông tin và luôn xác định rõ thông tin lấy từ nguồn này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể trở thành thông tin báo chí nếu chưa được xác thực.

Thứ hai, sử dụng nguồn tin từ Facebook cũng đặt ra vấn đề trong tôn trọng tác quyền khi sử dụng. Mỗi nguồn tin đều có nguồn phát, những sự việc, nhân vật liên quan. Họ có quyền giữ thông tin đó để đảm bảo quyền lợi và sự riêng tư. Vì vậy, trước khi muốn sử dụng thông tin, nhà báo cần liên lạc với cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin đó để xin phép sử dụng cho tác phẩm báo chí của mình. Bên cạnh đó, khi sử dụng thông tin từ Facebook còn đặt ra vấn đề nuôi dưỡng và bảo vệ nguồn tin bởi theo nhà báo Trần Ngọc Hà,

“nguồn tin là hạt nhân của báo chí, quyết định sự thành bại và tạo nên bí quyết thành công của cá nhân mỗi người làm báo cũng như của một tòa soạn báo. Người làm báo trân trọng nguồn tin, bảo vệ nguồn tin như bảo vệ chính con ngươi của mắt mình”[19]. Mạng xã hội tuy là không gian chung nhưng mỗi sự kiện xảy ra đều gắn với chủ thể cụ thể vì thế để sử dụng lâu dài nguồn tin này cần phải biết bảo vệ, nuôi dưỡng nguồn tin đó.

Thứ ba, các cơ quan báo chí phải biến Fanpage thành công cụ quảng bá thông tin và tương tác với công chúng. Với khả năng đưa tin, chia sẻ, thu hút, tìm kiếm thông tin nhanh chóng, mạng xã hội đang chiếm ưu thế so với báo chí truyền thống nếu chỉ xét về tính tốc độ. Cùng với đó là sự gia tăng nhu cầu cả về vật chất lẫn tinh thần của công chúng. Nghĩa là mạng xã hội đang buộc báo chí giữ công chúng và vị trí của mình. Vì vậy, Fanpage trở thành “một giải pháp cho báo chí khi họ bắt đầu mất dần độc giả. Họ phải tìm cách lôi kéo độc giả đến với mình thông qua nhiều kênh khác nhau trong đó có Fanpage” [63, tr.88], nhà báo Cao Mạnh Tuấn, chuyên gia quản trị Fanpage cho một số tờ báo ở Việt Nam nhận định.

Thứ tư, vấn đề trong việc sử dụng Fanpage để quảng bá và tương tác của từng loại hình báo chí. Mỗi loại hình báo chí có những đặc trưng riêng, phát triển trên các kênh khác nhau và không phải tất cả đều tương thích với nền tảng của mạng xã hội. Báo điện tử là loại hình chiếm ưu thế trong việc sử dụng Fanpage so với các loại hình khác bởi cùng nền tảng web với mạng xã hội. Tuy nhiên, báo in, phát thanh, truyền hình lại không có được điều đó. Điều này đặt ra vấn đề cho các cơ quan báo chí phải tìm cho mình cách riêng phù hợp nhằm tận dụng công cụ mạng xã hội này trong việc quảng bá thông tin và tương tác với công chúng.

Thứ năm, các cơ quan báo chí chưa thường xuyên thực hiện các cuộc kiểm tra, khảo sát về mức độ tương tác của công chúng và Fanpage. Có nhiều tiêu chí đánh giá việc xây dựng thành công uy tín, hình ảnh của một cơ quan báo chí, một trong những tiêu chí đó là nhận được nhiều phản hồi và phản hồi có chất lượng từ công chúng. Điều này chứng minh chất lượng thông tin của cơ quan báo chí và chất lượng công chúng. Các cơ quan báo chí cần chú trọng việc khảo sát công chúng và mạng xã hội chính là kênh khảo sát hữu hiệu, nhanh và rẻ nếu biết tận dụng.

Thứ sáu, các cơ quan báo chí chưa xây dựng một đội ngũ chuyên nghiệp để có thể quản trị hoạt động quảng bá và tương tác trên Fanpage. Việc xây dựng một đội ngũ chuyên nghiệp phụ trách hoạt động truyền thông xã hội của mỗi cơ quan báo chí là cần thiết, song vấn đề đặt ra là làm sao chọn được những cá nhân có năng lực, thực sự am hiểu về mạng xã hội, Facebook và nhu cầu cũng như cách thức tiếp nhận thông tin của công chúng mạng xã hội. Chi phí để nuôi dưỡng bộ phận chức năng này cũng là một bài toán đối với không ít cơ quan báo chí, đặc biệt trong bối cảnh báo chí Việt Nam đang dần trở nên độc lập trong hoạt động thu chi. Sự phình to bộ máy nhân sự cũng cần phải được tính toán kĩ lưỡng. Với báo Tuổi trẻ, VietNamNet và VTV, việc xây dựng đội ngũ chuyên trách về mảng truyền thông xã hội còn chưa được thực hiện thì những người đăng bài lên Fanpage vẫn còn là các biên tập viên, trưởng ban phụ trách những mảng nhất định kiêm nhiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc sử dụng mạng xã hội facebook của cơ quan báo chí việt nam hiện nay (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)