Giải pháp với cơ quan báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc sử dụng mạng xã hội facebook của cơ quan báo chí việt nam hiện nay (Trang 102 - 116)

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng Facebook trong hoạt

3.3.2. Giải pháp với cơ quan báo chí

3.3.2.1. Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc sử dụng Facebook trong hoạt động báo chí

Trước hết, phải nhìn nhận là sự tồn tại và phát triển của mạng xã hội là tất yếu. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ di động, mạng xã hội lại ngày càng phát huy hiệu quả, trở thành công cụ đa năng không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Nói cách khác, dù muốn hay không, mạng xã hội sẽ

tiếp tục phát triển và chi phối truyền thông. Điều đó có nghĩa là mọi cá nhân và tổ chức đều không thể né tránh, mà ngược lại cần chủ động tham gia vào cuộc chơi của truyền thông xã hội. Theo chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh:“Truyền thông hiện đại đề cao chiến lược phối kết hợp kiểu thế chân vạc, gồm các kênh truyền thông tự sở hữu (owned media), các kênh truyền thông trả tiền (pay media), và các kênh truyền thông tự lan tỏa (earned media). Chủ động mở kênh truyền thông xã hội chính là một phần của kênh truyền thông tự sở hữu vậy”[67].

Xu thế hiện nay, hầu hết các hãng thông tấn lớn trên thế giới đều chú trọng sử dụng mạng xã hội trong tác nghiệp và thu được những hiệu quả nhất định. Bản thân báo Tuổi trẻ, VietNamNet và VTV đã và đang chủ động sử dụng mạng xã hội để thu thập, quảng bá thông tin và tương tác với công chúng. Điều này cho thấy mạng xã hội đóng vai trò khá quan trọng và có thể hỗ trợ đắc lực trong hoạt động báo chí là một thực tế không thể phủ nhận. Nếu các cấp lãnh đạo các cơ quan báo chí nhận thức được thực tế này, họ sẽ chú trọng phát triển, đưa ra những quyết sách hợp lý nhằm đẩy mạnh và tận dụng tối đa mọi tiện ích của mạng xã hội trong tác nghiệp nói chung và quảng bá thông tin nói riêng.

Không nằm ngoài xu thế này, Tuổi trẻ cũng xem “Fanpage như là một phần nhỏ trong chiến lược quảng bá kênh”. Với VietNamNet, “hiện tại Fanpage đang là kênh truyền thông của Báo VietNamNet, được phát triển để kết nối với độc giả, và tăng truy cập cho báo”. Còn VTV, “định hướng hiện nay của Đài là phát triển, sử dụng các Fanpage để xích lại gần hơn với khán giả, thông qua tương tác để đáp ứng nhu cầu của người xem, từ đó quảng bá, thu hút người dùng internet trở lại với Tivi truyền thống. Nhiệm vụ chính của

các Fanpage hiện nay vẫn là quảng bá cho các chương trình phát sóng và cho thương hiệu VTV”(xem thêm phỏng vấn sâu).

3.3.2.2. Xây dựng kế hoạch truyền thông

Kế hoạch truyền thông đóng vai trò quan trọng như phương tiện định hướng và phác thảo rõ lộ trình xây dựng hình ảnh, uy tín cho các tổ chức. Sở dĩ kế hoạch truyền thông trên mạng xã hội thường bị bỏ qua là do các đơn vị chưa thực sự nhìn nhận kênh mạng xã hội như một phương tiện truyền thông hiệu quả. Do đó, việc xây dựng Fanpage chỉ đơn thuần như một công cụ dẫn link chứ chưa có chiến lược lâu dài và bài bản. Các cơ quan báo chí phải xem các Fanpage là một bộ phận cấu thành tác phẩm báo chí, bình luận của công chúng trở thành công cụ đo lường hiệu quả truyền thông, đồng thời là nguồn tin cho nhà báo.

Từ xây dựng kế hoạch, mục tiêu đạt được sẽ được đặt ra cụ thể và có thể còn được đo đếm bằng những con số thống kê cụ thể ( ví dụ: sự thay đổi về cảm nhận của công chúng với độ tin cậy của cơ quan báo chí, sự thay đổi trong phạm vi tiếp cận công chúng…). Để có tiền đề cho việc xây dựng kế hoạch, các cơ quan báo chí cũng phải thực hiện các nghiên cứu để đánh giá về công chúng (như nghiên cứu về nhu cầu, hành vi, thói quen tiếp nhận thông tin…), cách quản trị các bình luận. Có như vậy, việc sử dụng Facebook của các cơ quan báo chí mới có hiệu quả như mong muốn.

3.3.2.3. Xây dựng đội ngũ nhân lực để sử dụng hiệu quả mạng xã hội

Sự phát triển của Facebook hiện nay là xu hướng không thể “chối bỏ”. Tăng cường đội ngũ nhân sự, những người chuyên nghiệp về quản lý Facebook sẽ giúp Fanpage của các cơ quan báo chí được phát huy hết sức mạnh vốn có của nguồn tin, làm tăng giá trị của nguồn tin ấy khi nó được lan tỏa đến hàng nghìn công chúng khác. Đồng thời, đội ngũ này cũng sẽ chịu trách nhiệm giúp cơ quan báo chí định hướng thông tin trái chiều trên

Facebook, xử lý những bình luận lệch lạc của công chúng, giữ gìn bản sắc và uy tín của cơ quan báo chí.

Tuy nhiên, nhân lực có chuyên môn trong lĩnh vực này lại đang là vấn đề đau đầu cho lãnh đạo các báo. Hiện nay, báo Tuổi trẻ, VietNamNet, VTV đều chưa có bộ phận chuyên trách cho hoạt động sử dụng mạng xã hội của cơ quan báo chí mình mặc dù các cơ quan báo chí này đã và đang sử dụng mạng xã hội trong tìm kiếm, quảng bá thông tin và tương tác với công chúng. Những người phụ trách công việc đều là những người kiêm nhiệm. Tại VietNamNet, hoạt động truyền thông trên Facebook do phòng marketing phụ trách. Phòng ban này phụ trách mảng quảng cáo nên không tham gia vào quá trình tác nghiệp và sản xuất sản phẩm báo chí. Do đó, có thể dẫn đến tình trạng họ không có kĩ năng báo chí, khả năng phán đoán, nắm bắt các vấn đề nóng được công chúng quan tâm là chưa cao, khó bao quát hết được các nội dung tin tức, dẫn đến hiệu quả truyền thông không cao. Tuy nhiên, đại diện VietNamNet cho biết báo cũng đang cố gắng tạo ra đội ngũ làm Fanpage chuyên nghiệp hơn, với mong muốn “mang đến cho độc giả các thông tin đa dạng phong phú và khơi gợi cảm xúc trong họ...Người làm cũng phải hiểu rõ nền tảng để ứng dụng thực tế tốt, ví dụ mới nhất là áp dụng hình thức Instant Articles để độc giả trải nghiệm nhanh hơn. Coi đây là kênh tương tác độc giả, chứ không phải kênh đưa tin đơn thuần”.

Tại VTV, hoạt động truyền thông này do phòng Công tác bạn xem truyền hình, Ban Thư ký biên tập đảm nhận. Việc phân công này có thể mang lại hiệu quả truyền thông khi họ là những người được tương tác nhiều với công chúng nên đón bắt được nhu cầu, những vấn đề nóng đang được xã hội quan tâm. Nhưng những người này đều phải thực hiện nhiều công việc một lúc nên không thể dành nhiều thời gian cho kênh mạng xã hội, dẫn đến hoạt động truyền thông qua kênh này chưa cao.

Các cơ quan báo chí nên có một nhóm chuyên trách hoạt động về truyền thông xã hội. Nhóm chuyên trách sẽ giúp cơ quan báo chí nghiên cứu, đề xuất chiến lược sử dụng hiệu quả truyền thông xã hội, đảm trách các hoạt động quảng bá thông tin, thu thập và xác minh nguồn tin thông qua mạng xã hội cũng như tương tác với công chúng. Những người thuộc nhóm này phải là những người trẻ với tư duy mới và sáng tạo, vừa am hiểu về truyền thông xã hội vừa am hiểu về lĩnh vực báo chí, đặc biệt với việc quảng bá thông tin qua mạng xã hội. Những người đảm trách phải có khả năng viết, biên tập tốt, phán đoán được đâu là vấn đề, sự kiện đang “hot” và sắp “hot” để có kế hoạch truyền thông và phát triển các vấn đề này thông qua các kênh phát trên mạng xã hội.

Bên cạnh đó, người quản trị Fanpage phải liên tục trau dồi kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ, đặc biệt là truyền thông qua mạng xã hội. Ví dụ như các cách viết bài đăng sao cho hấp dẫn, cách thức tương tác với các thành viên, tìm hiểu thị hiếu, sở thích và thói quen của thành viên để tỉ lệ tiếp cận và thích (reach, like) trên mỗi bài đăng đạt tối đa. Ngoài kiến thức, quản trị viên cũng cần liên tục cập nhật các thông tin về ứng dụng và quản trị Facebook để khai thác tối đa và hiệu quả truyền thông trên kênh này. Trước tốc độ phát triển nhanh chóng của các ứng dụng công nghệ thông tin và sự thay đổi không ngừng trong thị hiếu của công chúng, quản trị viên cần nhanh nhạy trong việc tiếp cận các công nghệ mới, ứng dụng mới, đồng thời bao quát các thông tin và phản hồi đang diễn ra trên Fanpage, mở rộng và kết nối với các Fanpage khác.

Ngoài ra, đội ngũ này cần có nhãn quan chính trị, nhạy cảm chính trị và tư duy chính trị. Người làm báo cần thiết phải có lập trường chính trị vững vàng, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu đội ngũ những người làm báo

chính trị đúng thì những việc khác mới đúng. Cho nên, các báo chí của chúng ta đều phải có đường lối chính trị đúng” [11].

3.3.2.4. Tăng cường vai trò quản lý trong việc hạn chế “nhiễu thông tin”, kiểm chứng nguồn tin trên Facebook

Sự xuất hiện và phát triển không ngừng của Facebook, xét trên khía cạnh tích cực đã giúp nhà báo có thêm một cách thức khai thác thông tin đồng thời giúp cho người sử dụng có quyền kiểm soát thời điểm và cách tiếp nhận thông tin. Tuy nhiên, điểm tiêu cực là quá nhiều nguồn cung cấp thông tin đã tạo ra sự “lũng đoạn thông tin”, “nhiễu thông tin” khi rất khó xác minh tính chính xác và độ trung thực của tin tức trong khi đó nhờ Internet, mạng xã hội, tốc độ lan truyền tin tức là rất lớn. TS. Thang Đức Thắng - Tổng biên tập báo VnExpress cho rằng: “Xã hội hóa hoạt động báo chí khiến cho nguồn thông tin phong phú, phục vụ đa dạng nhu cầu của nhiều đối tượng nhưng kéo theo điểm tiêu cực là sự nhiễu thông tin” [49, tr.61].

Khi người sử dụng Internet nói chung và Facebook nói riêng ngày càng đóng góp nhiều thông tin hơn thì các phóng viên chuyên nghiệp càng phải cảnh giác để đảm bảo tính chính xác và độ trung thực của thông tin. Điều này có nghĩa là các nhà báo phải biết cách khai thác, gọt dũa và chọn lựa những tin tức cho phù hợp với tính xác thực của thông tin và mục đích thông tin của tác phẩm báo chí. “Với một lượng thông tin phong phú như vậy, thì các kĩ năng của nghề báo – kiểm tra sự việc, xác định, đánh giá chất lượng và “thể hiện một sự hoài nghi lành mạnh về dáng dấp bên ngoài” là cần thiết hơn bao giờ hết”[5, tr.9].

Để giúp cho các nhà báo đưa ra quyết định đúng đắn trong việc sử dụng nguồn tin, tránh hiện tượng “nhiễu thông tin”. Học viện Báo chí Poynter (Mỹ) đã đưa ra ba tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của thông tin trên mạng xã hội:

Tiêu chuẩn thứ nhất là đánh giá độ tin cậy của thông tin bằng cách xem xét lịch sử xã hội của nguồn tin (kiểm tra hồ sơ cá nhân của người đăng thông tin: là người thường xuyên tham dự diễn đàn hay mới chỉ đăng nhập lần đầu), đặt ra những câu hỏi xác minh nhằm phân tích bối cảnh diễn ra sự kiện, tìm kiếm thông tin tương tự liên quan đến sự kiện từ những thành viên khác.

Tiêu chuẩn thứ hai là đánh giá tầm quan trọng của thông tin bằng việc đo lường trước tác động của thông tin đối với xã hội và mức độ tác hại nó gây ra nếu thông tin được đăng tải không chính xác.

Tiêu chuẩn thứ ba là đánh giá độ khẩn cấp của thông tin, tức là “thời điểm nhạy cảm” để công bố thông tin, nên công bố ngay lúc này hay vào khoảng thời gian nào khác.

Sống trong một thế giới toàn cầu, nơi mà mỗi ngày xảy ra rất nhiều biến cố và sự kiện, con người không thể tự mình trực tiếp biết được mọi sự kiện diễn ra xung quanh cũng như trên thế giới, bởi vậy buộc phải nhờ cậy vào các phương tiện truyền thông. Truyền thông mạng xã hội tuy đa dạng với nhiều nguồn cung cấp tin và trong một số trường hợp, báo chí cần đến sự bổ sung, hỗ trợ thông tin từ mạng xã hội nhưng xét một cách tổng quát nó vẫn mang yếu tố nghiệp dư bởi khả năng cung cấp thông tin không có yếu tố định kì, tính nghiệp vụ, với một cách thức quản lý sản xuất thông tin bài bản, có quy luật và đạt chất lượng cao như với các phương tiện thông tin đại chúng. Sức mạnh của báo chí ở chức năng chọn lọc, tường thuật, diễn giải, điều tra, kiểm chứng và xác minh. Báo chí là trung tâm điều phối các luồng thông tin, ý kiến khác nhau trong xã hội. Đứng đằng sau mỗi tác phẩm báo chí là cả bộ máy truyền thông chuyên nghiệp để đảm bảo thông tin được chính xác, công bằng và khách quan nhất.

Ngày nay, công chúng có sức mạnh nhiều hơn so với kỷ nguyên trước với tư cách là người tiêu thụ và định hướng thông tin. Qúa trình truyền thông diễn ra theo hướng liên tục trao đổi hai chiều giữa đối tượng cung cấp và đối tượng hưởng thụ thông tin. Đặc biệt đối với Facebook, trong quá trình này, người hưởng thụ thông điệp cũng chính là người sản xuất thông điệp, sản xuất và phân phối tin tức luôn luôn đi liền với nhau thì vai trò của công chúng ngày càng được đề cao. Nền báo chí hiện đại nếu không nhận thức rõ tầm quan trọng trong giá trị và cách tiếp nhận, hưởng thụ thông tin của tầng lớp công chúng mới thì sẽ có nguy cơ bị tụt hậu trong kỷ nguyên truyền thông mới này.

Ông Danny Dagan – Trưởng ban điện tử của News Group Digital (Anh) cũng đánh giá cao sự tham gia của công chúng vào quá trình truyền thông: “Hãy để độc giả tạo ra cuộc đối thoại hay có thể hiểu độc giả chính là tác giả của bài báo. Nếu bạn coi thường những ý kiến của độc giả, bạn đã hoàn toàn sai lầm”[1]. Theo ông, những bài viết của công chúng thường có chất lượng cao vì họ không phải chịu sức ép của các cơ quan báo chí và được viết trong tâm trạng nhiều cảm hứng.

Từ thế mạnh tương tác của truyền thông trên mạng xã hội các cơ quan báo chí có thể kêu gọi, tạo mọi điều kiện, phương thức để công chúng khắp nơi có thể tham gia đưa tin, bình luận bằng văn bản, hình ảnh, video, audio clip về những sự kiện họ tận mắt chứng kiến. Dưới nhiều bài viết trên Facebook cũng nên có nhiều hình thức đăng ý kiến của công chúng hoặc cởi mở hơn là các chuyên đề trực tuyến. Cùng với việc kết hợp các hình thức tương tác trước đây như hotline , hotmail, phản hồi bài viết, diễn đàn. Những hình thức này góp phần thu hút sự quan tâm của công chúng và sự tham gia vào quá trình thông tin, thể hiện tính tương tác đa chiều của báo chí với công chúng. Trong thời đại của sự hội tụ thông tin đa phương tiện thì các cơ quan

báo chí càng cần phải tận dụng sự tương tác này để thu nhận thông tin của công chúng mọi lúc, mọi nơi.

Có thể khẳng định rằng, để đứng vững trong cuộc chạy đua thông tin với những phương tiện truyền thông mới, các cơ quan báo chí của nước ta phải đi theo xu hướng người dùng tạo ra nội dung chứ không đơn thuần chỉ dựa vào đội ngũ phóng viên chuyên nghiệp. Các cơ quan báo chí và các nhà báo công dân sẽ liên kết với nhau để tạo nên một xã hội thông tin đa chiều. Để nâng cao chất lượng thông tin và xây dựng nguồn cung cấp tin lâu dài từ phía công chúng, các cơ quan báo chí có thể áp dụng những cách thức như: xây dựng chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho đội ngũ cộng tác viên, xây dựng đội ngũ “nhà báo công dân” chuyên trách, mở các lớp đào tạo ngắn hạn, các khóa bồi dưỡng theo chuyên đề cho các “nhà báo công dân”, biến những công chúng thường xuyên có bình luận tích cực thành cộng tác viên. Ngoài ra, các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc sử dụng mạng xã hội facebook của cơ quan báo chí việt nam hiện nay (Trang 102 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)