Xu hƣớng phát triển của báo chí và Facebook

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc sử dụng mạng xã hội facebook của cơ quan báo chí việt nam hiện nay (Trang 96 - 101)

Trong tương lai, cả báo chí lẫn mạng xã hội đều có những sự phát triển vượt bậc. Các loại hình báo chí sẽ cùng phát triển và có sự cạnh tranh với nhau để phân chia các nhóm công chúng. Các mạng xã hội cũng có sự cạnh tranh để giành số lượng người sử dụng, mạng xã hội nào có càng nhiều tính năng, tiện ích thì sẽ càng thu hút nhiều người sử dụng. Đồng thời có sự cạnh tranh thông tin giữa báo chí chính thống và báo chí phi chính thống. Số người truy cập mạng xã hội để tìm kiếm thông tin ngày càng nhiều, điều này tác động trực tiếp đến sự phát triển của báo chí.

Mạng xã hội đang định nghĩa lại kĩ nghệ đưa tin. Báo chí đang chuyển từ thuần túy văn hóa nghe nhìn hay đọc sang hội nhập với văn hóa đối thoại. Nguyên tắc đầu tiên của đối thoại là lắng nghe và mạng xã hội đang cung cấp cho ngành công nghệ này thứ công cụ nghe tuyệt vời. Nhà báo có thể dùng thông tin mạng xã hội để đi sâu vào một đề tài, tìm kiếm sự cộng tác của độc

giả, khám phá các chi tiết, các góc độ và những sắc thái mà mình chưa nghĩ đến cũng như biết những sai sót mình đang mắc phải. Không cả tin vào những gì xuất hiện trên mạng Internet nhưng kiểm chứng thông tin là một kĩ năng tác nghiệp của người làm báo.

Xu hướng làm báo trên thế giới đã đi theo kiểu tích hợp công cụ dành cho nhà báo công dân từ lâu, gần đây bổ sung thêm truyền thông xã hội và là điều không thể tách rời của báo chí hiện đại. Hiện nay đã có thêm những công cụ để nhiều người cùng đóng góp nội dung cho một tác phẩm báo chí (crowdsourcing) và các chuyên gia cho rằng có khả năng cách thức này sẽ trở thành một xu hướng bổ sung mới trong báo chí. Mục tiêu cuối cùng nhắm đến là nội dung do người dùng khởi tạo, khi đó nội dung do các nhà báo chuyên nghiệp tạo ra chỉ là một phần của báo chí hiện đại.

Bên cạnh đó, gần đây, có một xu hướng nổi trội về những loại tin tức được sản xuất, phát hành và tạo doanh thu gọi là “distributed content”. Điều này có nghĩa là các cơ quan báo chí trao nội dung của mình cho các nền tảng như Facebook mà không gắn kết trở lại với website để người dùng thiết bị di động có thể truy cập nhanh chóng chứ không cần đợi 5, 10 giây như trước, tránh mất khoảng thời gian quá lâu đối với những người sử dụng không kiên nhẫn. Sự phát triển của “distributed content” – nội dung đăng tải trên nền tảng thứ ba – là kết quả của việc người dùng Internet di chuyển sang các thiết bị di động. Chỉ trong vòng hai năm, sự di chuyển đó đã làm thay đổi “cán cân quyền lực” giữa các cơ quan báo chí và các nền tảng phát hành nội dung của họ.

Trong bối cảnh báo chí, truyền thông thế giới đều đề cao và tăng cường sự tương tác với độc giả, có một xu hướng lạ đã xuất hiện trong vòng ba năm qua: nhiều trang tin tức đang đóng cửa phần bình luận của độc giả ở dưới bài viết. Đài phát thanh quốc gia Mỹ (NPR) là cơ quan báo chí mới nhất thông

báo việc ngừng cho phép độc giả tải lên bình luận về các bài viết đăng trên trang web chính thức bởi nó không mang lại trải nghiệm hữu ích cho đại đa số độc giả. Trước đó, tạp chí Popular Science của Mỹ cũng đi theo xu hướng này từ năm 2013. Bởi lẽ, những phương tiện truyền thông xã hội như Facebook được tạo ra để người dùng có thể tiến hành giao tiếp một cách thuận lợi. Việc tổ chức tranh luận trên những nền tảng này dễ dàng hơn nhiều so với phần bình luận gắn dưới các bài viết được đăng trên các trang điện tử, bởi nó không có các rào cản dùng để kiểm soát nội dung.

Mạng xã hội Facebook cũng có những xu hướng phát triển riêng trong tương lai. Với lượng người sử dụng khổng lồ trên thế giới, Facebook là “đối tượng” của các “ông lớn” như Microsoft, Google hay Yahoo mong muốn có được trong tay. Trung bình mỗi người sử dụng Internet ở Mỹ hay Châu Âu lại sở hữu riêng cho mình một tài khoản Facebook. Ở Việt Nam, Facebook đang là “đối tượng” khiến người dùng Internet phải tìm mọi cách để truy cập vì sự hấp dẫn của nó. Theo thống kê của trang Socialbankers.com, Việt Nam đứng thứ 27 thế giới về lượng người dùng Facebook với tốc độ gia tăng 8,03%/ tháng và vẫn là một trong những quốc gia có sự tăng trưởng người dùng Facebook cao nhất Châu Á [82]. Facebook cũng là phương án đầu tiên được các tổ chức lựa chọn để làm truyền thông trên mạng xã hội.

Facebook giờ đây là một phần không thể tách rời trong quy trình làm báo bởi nó có thể sử dụng để theo dõi, thu thập thông tin và phát hành thông tin. Facebook còn có hẳn một trang chuyên hướng dẫn cách làm báo bằng mạng xã hội này. Bên cạnh đó, Facebook luôn biết cách “làm mới” mình khi liên tục cập nhật các tính năng mới, liên quan và ảnh hướng rất lớn tới báo chí. Minh chứng đầu tiên là sự ra đời của Instant Articles giúp tải những tin tức mới về ứng dụng di động Facebook nhanh hơn 10 lần so với hầu hết các

bài báo đăng trên trên nền web di động. Tiếp theo là sự ra đời lần lượt tính năng truyền video trực tiếp (live video streaming) và live audio.

Năm 2017, hứa hẹn sẽ là một năm tiếp tục “bùng nổ” của truyền thông xã hội với nhiều xu hướng mới ảnh hưởng trực tiếp đến báo chí, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của Facebook. Trí tuệ nhân tạo tiếp tục mang tới bước tiến lớn như Chatbot trên Facebook, cho phép tạo ra những cuộc đàm thoại và có khả năng chăm sóc người dùng, cung cấp thông tin chính xác những gì công chúng cần. Facebook live video streaming tiếp tục được đẩy mạnh. Các cơ quan báo chí lớn trên thế giới có chiến lược rõ ràng và khuyến khích phóng viên sử dụng mạng xã hội để hỗ trợ cho hoạt động báo chí. Hãng thông tấn, cơ quan báo chí lớn như AP, AFP, BBC, NPR… đều cho ra đời những bản hướng dẫn sử dụng truyền thông xã hội cho nhân viên.

Nói về khả năng của Facebook, Thạc sỹ Nguyễn Đình Thành, Giám đốc tư vấn chiến lược truyền thông LeBros nhận định: “Facebook nói riêng và nhiều mạng xã hội khác nói chung đã trở thành một công cụ có hiệu quả khủng khiếp khi tích hợp điểm nhanh và liên tục của báo mạng, sự hấp dẫn trong hình ảnh và âm thanh của báo hình, báo viết và hơn cả là khả năng lôi kéo công chúng, thuyết phục cao của “worth of mouth”. Các facebooker, blogger giờ đây có quyền lực không thua kém báo chí” [60]. Họ trở thành các KOL (Key opinion leader) có sức ảnh hưởng trên cộng đồng mạng.

Với hơn 1,8 tỷ người sử dụng mỗi tháng trên toàn cầu, Facebook đã trở thành một tờ báo lớn nhất thế giới, nói cách khác là một nguồn tin lớn nhất.

“44% số người tại 26 quốc gia trên thế giới tham gia cuộc khảo sát gần đây của Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters thuộc Đại học Oxford cho biết họ coi Facebook là nguồn tin chủ yếu. Tỷ lệ cho báo in tụt xuống mức thê thảm là 24%. Các nền tảng thuộc sở hữu của Facebook – bao gồm cả Instagram, Messenger và WhatsApp –  tiếp cận tới 86% người dùng Internet trong độ tuổi

từ 16 đến 64 tại 33 quốc gia trong khảo sát của GlobalWebIndex” [66].

Truyền thông xã hội đang chi phối thời gian sử dụng mạng của công chúng: trung bình một người dành 1 tiếng 51 phút mỗi ngày cho truyền thông xã hội, trong đó, riêng Facebook là 50 phút. Trong khi Facebook trở thành nguồn mang lại lượng truy cập lớn nhất cho nhiều website tin tức, nó cũng trở thành đối thủ cạnh tranh về nguồn thu.

Nhiều nhà xuất bản tin tức đã phải chấp nhận “thỏa thuận” với mạng xã hội, từ bỏ một phần kiểm soát nội dung để đổi lấy việc phát hành rộng rãi hơn và tăng doanh thu từ các nền tảng này. Nhiều cuộc tranh luận đã xảy ra xung quanh vấn đề này. Bà Emily Bell (Đại học Columbia) khẳng định “Facebook đang nuốt chửng thế giới” và điều này cho thấy rõ nhất những mối quan ngại về việc mất ảnh hưởng của các cơ quan báo chí. Những người khác thì cảnh báo rằng bằng việc áp dụng các chiến lược mới này, các cơ quan báo chí đang biến mình thành các công ty sản xuất nội dung phục vụ các nền tảng hùng mạnh.

Như vậy, đã có sự “thỏa hiệp” giữa truyền thông mới và truyền thông truyền thống để cùng phát triển. Nếu như trước đây, mạng xã hội thường ít được công nhận, bị coi là những thứ “vớ vẩn” thì nay người làm truyền thông đã thấy hết sự lợi hại của nó để có thể khai thác. Cho đến thời điểm này, Facebook với chặng đường 13 năm phát triển của mình đã trở thành mạng xã hội quen thuộc với người dùng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Số lượng người Việt sử dụng Facebook vẫn tăng lên mỗi ngày, cùng với đó là sự thay đổi các tính năng và thuật toán vô cùng thông minh. Do đó, tại thời điểm hiện tại và trong tương lai gần, đây vẫn là kênh truyền thông đáng được đầu tư trong chiến lược phát triển của các cơ quan báo chí, bao gồm cả báo Tuổi trẻ, VietNamNet và VTV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc sử dụng mạng xã hội facebook của cơ quan báo chí việt nam hiện nay (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)