Giải pháp với các cơ quan quản lý báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc sử dụng mạng xã hội facebook của cơ quan báo chí việt nam hiện nay (Trang 101 - 102)

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng Facebook trong hoạt

3.3.1. Giải pháp với các cơ quan quản lý báo chí

Trong thời đại Internet, mọi công dân có thể tiếp cận thông tin qua nhiều kênh, trong đó báo chí chính thống ngày càng phải cạnh tranh gay gắt với mạng xã hội. Facebook đã trở thành một mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay và thân thiết với mọi người mọi lứa tuổi, ngành nghề. Việc sử dụng Facebook của các cơ quan báo chí đã trở thành tất yếu. Bản thân các cơ quan báo chí xem trọng mạng xã hội trong tương lai vẫn sẽ tiếp tục duy trì và phát triển mạng xã hội như một kênh truyền thông và tương tác với công chúng. Do vậy, các cơ quan có thẩm quyền phải tăng cường quản lý hoạt động của mạng xã hội hiện nay.

Các cơ quan quản lý báo chí, cần tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý báo chí. Cần có những quy định, xử phạt nghiêm trong việc thông tin trên các mạng xã hội, cách xử lý đối với những cơ quan báo chí đưa tin sai sự thật, lấy thông tin trên các trang mạng xã hội mà chưa kiểm chứng. Ngoài ra cần có biện pháp và hành động kiên quyết nhằm giảm tối đa tác động tiêu cực của mạng xã hội đối với đời sống xã hội; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những hành vi sử dụng Internet, trang mạng xã hội để đăng thông tin có nội dung xấu, chống đối chế độ, trái thuần phong mỹ tục của dân tộc .

Hiện nay đã có một số thông tư nghị định liên quan đến mạng xã hội như Nghị định 72/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2013 của Chính phủ hướng dẫn về việc quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ Internet và các trang mạng xã hội đã đưa ra những chế tài quan trọng trong việc quản lý tài nguyên Internet và các trang mạng xã hội. Công văn 779, ngày 1/7/2016 của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu người đứng đầu cơ

quan báo chí và nhất là các cá nhân được giao trực tiếp quản trị, điều hành Fanpage phải nâng cao trách nhiệm, thực hiện yêu cầu đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, quản lý chặt chẽ nội dung, tuân thủ nghiêm các quy định đã ban hành. Sau đó, nhiều Fanpage có lượng truy cập và tương tác cao của các cơ quan báo chí lớn như báo VnExpress, Zing News, Dân trí, Giáo dục Việt Nam... đồng loạt đóng cửa Fanpage. Điều này đã gây sụt giảm lượt view và độ ảnh hưởng của các cơ quan báo chí này. Vì vậy, ngay sau đó, các cơ quan báo chí buộc phải mở lại Fanpage và có bộ phận quản lý, lọc bình luận. Như vậy, cùng với sự phát triển và thay đổi chóng mặt của các nền tảng mạng xã hội, các nghị định, văn bản này vẫn chưa đủ để xử lý những bất cập trong thông tin trên mạng xã hội hiện nay và trong tương lai có thể không còn phù hợp. Đồng thời, đặt ra vấn đề, liệu rằng cách quản lý về mệnh lệnh hành chính như thế có hiệu quả hay không?

Do tính hai mặt của thông tin trên mạng xã hội và do nhu cầu tất yếu sử dụng dịch vụ và nội dung thông tin trên mạng xã hội, các giải pháp quản lý phải hướng tới việc phát huy những mặt tích cực, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực của mạng xã hội; các biện pháp cấm đoán cực đoan bằng hành chính và kỹ thuật chỉ mang lại hiệu quả hạn chế. Vì vậy, chính sách quản lý phải là sự kết hợp đồng bộ nhiều nhóm giải pháp, bao gồm cả giải pháp hành chính, giải pháp kỹ thuật và giải pháp tuyên truyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc sử dụng mạng xã hội facebook của cơ quan báo chí việt nam hiện nay (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)