Giải pháp với nhà báo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc sử dụng mạng xã hội facebook của cơ quan báo chí việt nam hiện nay (Trang 116 - 147)

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng Facebook trong hoạt

3.3.3. Giải pháp với nhà báo

3.3.3.1. Nâng cao kiến thức và kĩ năng chuyên môn

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ và bùng nổ của công nghệ thông tin đã làm thay đổi thói quen đọc, nghe, xem của công chúng. Sự phát triển của Internet và mạng xã hội đã có tác động mạnh mẽ trong việc truyền bá và tiếp nhận thông tin của công chúng. Vì vậy, nhà báo cần có sự thay đổi để thích nghi với xu hướng phát triển ngày một mạnh mẽ của Facebook.

Mỗi nhà báo cần trang bị cho mình tri thức, trình độ văn hóa, ngoại ngữ. Thời đại ngày nay là thời đại bùng nổ thông tin, thời đại của kinh tế tri thức, trình độ của công chúng không ngừng được nâng cao. Sự phát triển của các mạng xã hội trong đó có Facebook mạng lại nguồn kiến thức vô cùng rộng lớn, mọi khoảng cách về địa lý, không gian kiến thức dường như bị xóa bỏ. Do đó, nhà báo cần phải liên tục trau dồi, tích lũy kiến thức văn hoá - xã hội để trở thành người có tầm hiểu biết rộng lớn. Có như vậy, các tác phẩm báo chí mới đủ độ sâu, mới đạt tới các giá trị văn hoá để chinh phục công chúng. Ngoài ra, dù được đào tạo chuyên sâu về bất cứ lĩnh vực nào thì nhà báo cũng phải có kiến thức về nhiều ngành khoa học liên quan khác. Đồng thời phải trang bị cho mình ít nhất là một ngoại ngữ để tự tin trong tác nghiệp.

Bên cạnh đó, nhà báo cần có năng lực, trình độ chuyên môn báo chí chuyên nghiệp. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ thể hiện ở tất cả các khâu trong quá trình thực hiện một tác phẩm báo chí: từ thu thập tư liệu, xử lý thông tin, giao tiếp với nguồn tin, sử dụng các phương tiện kỹ thuật trợ giúp cho đến việc hoàn thiện tác phẩm báo chí…Những yếu tố nói trên đòi hỏi nhà báo hiện đại phải được đào tạo hết sức bài bản, kỹ lưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và liên tục được bồi dưỡng nâng cao để theo kịp yêu cầu của thực tiễn.

Đồng ý với vấn đề này, nhà báo Võ Hùng Thuật, cho rằng: “cơ bản vẫn là phóng viên nắm vững nghiệp vụ. Đồng thời, phóng viên hãy đối xử với

thông tin trên Facebook như một nguồn tin; sử dụng Facebook như một công cụ, tận dụng Facebook như một kênh truyền thông; lắng nghe Facebook như nghe phản hồi. Khi đó, phóng viên sẽ thu được nhiều lợi ích”.

Ngoài ra, mỗi nhà báo nên biết cách làm chủ kỹ thuật, tiếp thu nhanh chóng các công cụ làm báo hiện đại. Đại diện VietNamNet cũng đồng ý rằng:

“tất cả các kĩ năng của phóng viên khi áp dụng tác nghiệp bên ngoài cần phải được nhân bản trên môi trường Facebook. Ngoài ra, tất nhiên là kỹ năng sử dụng thành thạo mạng xã hội với tất cả các tính năng đa dạng của nó như: tìm kiếm nhanh, livestream, quản lý fanpage, group…”

Mỗi nhà báo cũng nên nâng cao kĩ năng nghề nghiệp của mình, các nhà báo cần biết, cập nhật và sử dụng thành thạo mạng xã hội Facebook như tìm kiếm thông tin từ Facebook, kết bạn với nguồn tin từ khắp nơi trên thế giới, cũng như những tính năng mới của nó như hashtag, live stream, blueprint platform…Ngoài ra, nhà báo cũng nên trang bị cho mình kĩ năng quảng bá bài viết trên trang cá nhân của mình, kĩ năng tóm tắt bài để đăng lên mạng xã hội bởi lẽ chỉ người viết bài mới hiểu được chi tiết nào là quan trọng và đáng lưu tâm.

Trước sự phát triển bùng nổ của mạng xã hội, mỗi nhà báo còn cần trang bị thêm kĩ năng kiểm chứng thông tin (Fact – checking) trong thời đại tin giả tràn lan. Tính chính xác, cân bằng, khách quan, độc lập…là những giá trị quan trọng làm nên sự khác nhau giữa báo chí và các loại hình truyền tin tức khác. Trong đó, tính chính xác được ví như con ngươi của đôi mắt. Nhà báo Angie Drobnic Holan, Phó tổng biên tập trang PolitiFact, người đạt giải Pulitzer năm 2008 đã đưa ra bảy bước để kiểm chứng thông tin: (1) Hỏi chính người đưa ra lời nhận định, con số, dữ liệu; (2) Tìm hiểu xem những fact- checker đã từng tìm thấy gì trước đó; (3) Tìm kiếm trên Google; (4) Tìm kiếm “sâu” trong các web; (5) Tìm đến các chuyên gia với các quan điểm khác

nhau; (6) Kiểm tra trong một số cuốn sách; (7) Bất kì điều gì (sau khi đã có kiến thức về vấn đề đó) [71].

Tóm lại, trong kỉ nguyên truyền thông xã hội, mỗi nhà báo ngoài nâng cao kiến thức chuyên môn còn phải trang bị những kĩ năng nghiệp vụ liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội trong tác nghiệp báo chí nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan, trung thực thông tin.

3.3.3.2. Nâng cao đạo đức và trách nhiệm xã hội của nhà báo khi sử dụng mạng xã hội Facebook

Hiện nay, có hiện tượng nhà báo hoạt động kiểu “salon”, chỉ chuyên khai thác thông tin trên các diễn đàn, mạng xã hội để viết bài mà không đi khai thác tư liệu, tìm hiểu thực tế. David S.Broder, nhà báo Mỹ từng được trao giải Pulitzer khẳng định: “Bạn không thể trở thành một nhà báo khi mà cả ngày chỉ ngồi bên máy tính để tìm tư liệu viết tin bài. Bạn phải ra ngoài, sục sạo các nguồn tin, phỏng vấn, điều tra…”[52]. Tuy nhiên, trách nhiệm của người làm báo trong kỷ nguyên truyền thông mới là bằng tài năng và đạo đức nghề nghiệp của mình phải có sự sàng lọc, biên tập kỹ lưỡng nhất để mang lại cho công chúng những tin tức báo chí vừa có độ tin cậy cao, vừa có giá trị giáo dục.

Khi thông tin sai lệch, thiếu sự chọn lọc sẽ đem đến những hậu quả khôn lường, làm độc giả nghi ngờ đến uy tín của cơ quan báo chí. Trong khi đó quyền lực thực sự của nhà báo xuất phát từ uy tín của họ đối với công chúng. Không có uy tín này quyền lực của họ chỉ là con số không [36, tr.197]. Do đó, khi xử lý nguồn thông tin từ mạng xã hội, ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, nhà báo cần phải có cái tâm trong sáng, không vụ lợi, không vì mục đích cá nhân. Có như thế, nhà báo mới hướng công chúng tập trung vào những nguồn tin đáng tin cậy và tố cáo những thông tin sai lệch.

Nhà báo Hữu Thọ từng chia sẻ: “Rất nhiều nhà báo hiện thời lấy thông tin qua mạng xã hội, phỏng vấn nhân vật qua chat. Sự nhanh nhạy này cũng rất tốt. Song cũng có nhiều bất cập” [45]. Bất cập là ở chỗ, mạng xã hội là con dao hai lưỡi trong hoạt động nghiệp vụ của nhà báo. Nếu thiếu đi sự “nhạy cảm nghề nghiệp” cần thiết, nhà báo có thể khai thác những thông tin sai trên mạng xã hội, làm mất lòng tin công chúng.

Mặt khác khi đề cập đến việc nhà báo sử dụng truyền thông xã hội thì phải nhìn nhận vấn đề trên hai khía cạnh: nhà báo sử dụng thông tin trên mạng xã hội và nhà báo tham gia quá trình truyền thông trên mạng xã hội với tư cách một lực lượng truyền thông độc lập. Khi tham gia truyền thông xã hội, người làm báo sẽ phải đứng trước một câu hỏi rất quan trọng là làm sao giải quyết mối quan hệ giữa nghĩavụ, trách nhiệm của nhà báo với cơ quan báo chí và quyền chủ động được tự do bày tỏ mọi quan điểm, chính kiến.

Khi nhà báo trở thành thành viên trên mạng xã hội thì với những tố chất nghề nghiệp của mình, yếu tố phát hiện vấn đề, khả năng diễn đạt và truyền thụ sẽ hấp dẫn hơn những người khác. Chính vì thế, những trang Facebook cá nhân của các nhà báo thường thu hút sự quan tâm của nhiều người, họ trở thành KOLs có ảnh hưởng trong cộng đồng. Có nhiều nhà báo là những Facebooker có tên tuổi như nhà báo Lê Quốc Minh (Facebook Le Quoc Minh), nhà báo Nguyễn Bá Ngọc (Facebook Nguyen Ba Ngoc), nhà báo Trương Anh Ngọc (Facebook Truong Anh Ngoc)…Trách nhiệm nghề nghiệp đòi hỏi nhà báo phải nhận thức được tác động của việc chia sẻ quan điểm cá nhân của một nhà báo chuyên nghiệp đối với người khác. Vì vậy, mỗi nhà báo cần thận trọng khi chia sẻ thông tin lên mạng xã hội.

GS. Jay Rosen, Khoa Báo chí ĐH New York, khuyến khích nhà báo nên chia sẻ những thông tin hay (không nhất thiết do họ viết) trên mạng xã hội; Tập trung vào làm những việc mình giỏi; Tránh tranh cãi trên mạng, nếu cần

thì có thể tranh cãi trực tiếp (offline), hoặc qua email. Ông cho rằng sự tranh cãi công khai có thể ảnh hưởng tới tên tuổi, sự tín nhiệm của mỗi nhà báo.

Woody Lewis [88] cũng đưa ra một số lời khuyên với những người làm báo như sau: Khi đăng tải một status nên là 1 link kèm theo chi tiết/nhận định

của cá nhân có thể có ích cho người đọc; Sử dụng ngôi thứ 3, người đọc đang

theo dõi sự kiện, chứ không phải phóng viên, tránh đưa ra ý kiến bình luận của cá nhân; Tôn trọng văn phong báo chí của tòa soạn, đừng quên ngữ pháp, dấu câu, nhớ rõ quy tắc 5W1H, khi cần có thể có thông tin nền, trích dẫn (phải có nguồn), nếu đăng tải hình ảnh thì cũng cần chú thích (5W1H), có thể dùng hashtags.

Như vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội Facebook trong hoạt động báo chí, cần phải có giải pháp đồng bộ từ cả phía các cơ quan quản lý báo chí đến từng cơ quan báo chí và mỗi cá nhân nhà báo. Có như vậy mới phát huy hết được những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của mạng xã hội đối với hoạt động báo chí.

Tiểu kết chương 3

Bên cạnh những ưu điểm và lợi ích mà Facebook mang lại, mạng xã hội này cũng đang đặt ra nhiều vấn đề trong việc sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội và việc quảng bá thông tin, tương tác với công chúng cho các cơ quan báo chí trong quá trình sử dụng, trong đó nổi bật lên một số vấn đề như kiểm chứng nguồn tin, xây dựng đội ngũ nhân lực.

Nhiều dự báo về xu hướng phát triển của báo chí và Facebook cũng được các nhà nghiên cứu đề cập đến. Facebook với lượng người sử dụng ngày một gia tăng cùng với những tính năng hiện đại được bổ sung liên tục đã và đang có những tác động không nhỏ đến báo chí. Muốn thu hút, lôi cuốn được độc giả, báo chí cần phải thay đổi những phương thức truyền thống, phải nhanh nhạy hơn với những xu thế này. Trong tương lai gần, các cơ quan báo chí buộc phải “bắt tay” thỏa hiệp và tiếp tục sử dụng mạng xã hội.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của Facebook, việc nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội của các cơ quan báo chí càng được đặt ra bức thiết. Phải làm sao tận dụng được ưu thế cũng như hạn chế những mặt tiêu cực của mạng xã hội, để góp phần đưa mạng xã hội phát triển đúng hướng và báo chí cũng tận dụng được điểm mạnh để nâng cao hiệu quả hoạt động. Có ba nhóm giải pháp được đưa ra, bao gồm: giải pháp với các cơ quan quản lý báo chí, giải pháp với các cơ quan báo chí và giải pháp với nhà báo. Về chính sách, cần phải tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý báo chí đối với mạng xã hội. Bên cạnh đó cần nâng cao vai trò của lãnh đạo cơ quan chủ quản, lãnh đạo cơ quan báo chí, sự chỉ đạo đúng hướng, vạch ra chiến lược phát triển đúng cho cơ quan báo chí của mình. Ngoài ra, bản thân mỗi nhà báo cần nâng cao trách nhiệm, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp cũng như chuyên môn của mình.

KẾT LUẬN

Luận văn “Việc sử dụng mạng xã hội Facebook của cơ quan báo chí Việt Nam hiện nay”, qua khảo sát các tin bài trên kênh phát chính và Fanpage báo Tuổi trẻ, VietNamNet, Đài truyền hình Việt Nam qua 2 sự kiện “Đề án thay thế 6700 cây xanh Hà Nội” năm 2015 và “Sự cố môi trường biển miền Trung” năm 2016. Tác giả nghiên cứu về việc khai thác nguồn thông tin từ mạng xã hội Facebook và xây dựng Fanpage thành công cụ tương tác với công chúng và quảng bá thông tin. Từ đó chứng minh vai trò của mạng xã hội trong hoạt động báo chí, dựa vào đó, nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp thích hợp trong việc nâng cao hiệu quả việc sử dụng mạng xã hội Facebook trong hoạt động của các cơ quan báo chí Việt Nam hiện nay.

Luận văn đã sử dụng ba phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp, phương pháp phân tích nội dung và phương pháp phỏng vấn sâu. Trong đó phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp được sử dụng vào việc tổng hợp các nghiên cứu trước đó về việc sử dụng mạng xã hội Facebook trong hoạt động của các cơ quan báo chí. Phương pháp phân tích nội dung sử dụng để phân tích các dữ liệu khảo sát: các bài báo trên kênh phát chính, các bài đăng trên Fanpage để chỉ rõ phương thức sử dụng mạng xã hội của ba cơ quan báo chí khảo sát, đồng thời là căn cứ để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng mạng xã hội Facebook. Phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng để làm căn cứ cho một số đánh giá và tổng kết định tính, vì vậy, tác giả quyết định thực hiện phỏng vấn đại diện nhà báo trực tiếp quản lý Fanpage thuộc báo Tuổi trẻ, VietNamNet và VTV.

Chương một của luận văn, tác giả hệ thống và trình bày các kết quả nghiên cứu trước đó các lý thuyết về mạng xã hội, mạng xã hội Facebook, đồng thời chỉ ra hai phương thức sử dụng mạng xã hội của các cơ quan báo

chí hiện nay là sử dụng mạng xã hội Facebook như một nguồn cung cấp thông tin và như một phương tiện quảng bá thông tin, tương tác với công chúng. Ngoài ra, tác giả cũng giới thiệu kinh nghiệm sử dụng mạng xã hội của một số cơ quan truyền thông trên thế giới là AP và CNN.

Luận văn đã công bố kết quả khảo sát trên kênh phát ba cơ quan báo chí thu được 744 bài báo trên báo Tuổi trẻ và 730 bài báo trên báo VietNamNet, đồng thời khảo sát trên Fanpage ba cơ quan báo chí về số lượng bài đăng và lượng tương tác thu về 54 bài đăng với 14185 lượt thích, 887 lượt chia sẻ, 3434 lượt bình luận trong sự kiện “Đề án thay thế 6700 cây xanh Hà Nội” và 224 bài đăng với 341261 lượt thích, 46561 lượt chia sẻ, 30360 lượt bình luận trong sự kiện “Sự cố môi trường biển miền Trung”. Trong đó, các tiêu chí đánh giá chất lượng Fanpage thể hiện qua: Lượng người tương tác, chất lượng nội dung bình luận, nội dung thông tin đăng tải và khả năng lưu trữ thông tin và rút ra những nhận xét chung về việc sử dụng mạng xã hội như một nguồn tin và như một công cụ tương tác với công chúng, quảng bá thông tin. Trong đó, báo Tuổi trẻ là cơ quan báo chí khai thác tốt nhất nguồn tin từ mạng xã hội cũng như sử dụng công cụ này để tương tác và quảng bá; báo VietNamNet với lợi thế là báo điện tử nhưng chất lượng thông tin khai thác từ nguồn mạng xã hội không cao, sử dụng Fanpage để tương tác và quảng bá cũng không hiệu quả; VTV cũng không khai thác được nhiều thông tin từ mạng xã hội, hiệu quả tương tác và quảng bá thông tin cũng thấp dù lượng bài đăng lên nhiều nhất. Nguyên nhân điều này có thể do báo Tuổi trẻ là cơ quan báo chí đa loại hình nên các loại hình có thể hỗ trợ thông tin qua lại cho nhau, báo cũng khá cởi mở trong việc đón nhận bình luận từ công chúng.

Dựa vào kết quả khảo sát thực hiện tại chương hai, tác giả đề xuất một số giải pháp cho các cơ quan báo chí trong việc sử dụng mạng xã hội. Có ba nhóm giải pháp được đưa ra, bao gồm: giải pháp với các cơ quan quản lý báo

chí, giải pháp với các cơ quan báo chí và giải pháp với nhà báo. Cần phải kết hợp đồng bộ ba giải pháp để đạt hiệu quả tối đa việc sử dụng mạng xã hội của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc sử dụng mạng xã hội facebook của cơ quan báo chí việt nam hiện nay (Trang 116 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)