Nhận xét việc sử dụng Facebook của báo Tuổi trẻ, VietNamNet,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc sử dụng mạng xã hội facebook của cơ quan báo chí việt nam hiện nay (Trang 90 - 94)

VietNamNet, VTV

Thứ nhất, ba cơ quan báo chí trên đều đã sử dụng Facebook thành nguồn thông tin đa dạng, phong phú ở nhiều lĩnh vực trong xã hội, từ thời sự, văn hóa xã hội đến kinh tế, thể thao…Bên cạnh những nguồn thông tin chất lượng, ba cơ quan báo chí cũng sử dụng nhưng thông tin chưa được kiểm chứng, thậm chí là loại thông tin “tầm phào” đăng tải tràn lan trên mạng xã hội. Có thể là những dòng tự sự, ảnh đăng trên tường Facebook của người nổi tiếng, các cuộc tranh luận trên những diễn đàn mở, những nội dung mang tính câu khách, giật gân. Ví dụ như mục “Văn hóa” của VietNamNet là nơi thường xuyên đăng tải những tin bài xuất phát từ Facebook của người nổi tiếng, khai thác các tranh cãi, thị phi thuần túy về đời tư, thiếu tính “văn hóa”. Trong quá trình sử dụng mạng xã hội như một nguồn tin, Tuổi trẻ là cơ quan báo chí sử dụng tốt nhất nguồn thông tin này, tiếp đến là VietNamNet và thấp nhất là VTV.

Thứ hai, các cơ quan báo chí trên đã sử dụng Facebook khá hiệu quả trong việc tương tác với công chúng. Việc thành lập các Fanpage giúp các cơ quan báo chí nhanh chóng và dễ dàng tiếp nhận những phản hồi từ công chúng. Các bài đăng trên Fanpage đặt vấn đề gợi mở để khuyến khích sự đóng góp ý kiến của công chúng cũng như lắng nghe những bình luận về các vấn đề còn chưa được khai thác triệt để. Nhờ vậy, công chúng cảm thấy mình được đóng góp, có vai trò trong việc mở ra những hướng thông tin khác cho cơ quan báo chí. Điều này giúp tăng sự tham gia tích cực và tinh thần trách nhiệm của công chúng, kéo họ vào quá trình nghiên cứu, phát triển các diễn biến quan trọng, cập nhật khi xuất hiện thông tin mới, khích lệ sự phối hợp và thảo luận. Tuy nhiên, sự phản hồi của cơ quan báo chí với công chúng một số cơ quan báo chí còn thấp. Ví dụ như Fanpage VietNamNet và VTV, số bài

chia sẻ khá nhiều, chứng tỏ có định hướng chia sẻ thông tin lên mạng xã hội để lan truyền thông tin đến đông đảo công chúng. Song lượt thích, chia sẻ, bình luận của công chúng thì lại rất hạn chế. Điều này khiến công chúng có cảm giác các cơ quan báo chí này chia sẻ tin bài lên Facebook cho đủ số lượng chứ không quan tâm đến hiệu quả thật sự, bằng chứng là rất nhiều bài đăng không nhận được lượt bình luận nào, số lượt thích cũng thấp. Tuổi trẻ là cơ quan báo chí khá cởi mở trong việc tiếp nhận bình luận của công chúng.

Thứ ba, các cơ quan báo chí đã biến Facebook trở thành một kênh quảng bá tin tức. Bởi lẽ, Fanpage đã trở thành công cụ dẫn dắt công chúng vào trang phát chính thức. Ngoài ra, khi công chúng yêu thích bài đăng và thấy cần thiết phải chia sẻ cho nhiều người biết, họ sẽ đăng lên tài khoản Facebook cá nhân của mình. Từ đó, nhiều bạn bè của họ sẽ biết đến thông tin này và tiếp tục chia sẻ tiếp nếu họ thấy thông tin đó có giá trị. Cứ như vậy, lượng chia sẻ và bình luận sẽ không ngừng tăng lên, Fanpage sẽ càng được nhiều người biết đến.

Thứ tư, việc đầu tư thời gian và nhân lực vào quản trị Fanpage còn chưa tương xứng. Hầu như các quản trị viên Fanpage “đều làm việc kiêm nhiệm, “làm không công’’ trong khi vẫn phải hoàn thành các nhiệm vụ chính. Vì vậy thời gian, tâm trí dành cho việc mới này không nhiều”, nhà báo Trường Thanh, phụ trách Fanpage VTV cho hay. Hơn nữa, khối lượng công việc trên Fanpage không hề nhỏ, đặc biệt là khi số lượng thành viên lên đến còn số hàng nghìn, hàng triệu thì các quản trị viên rất cần thời gian để tương tác với các phản hồi của thành viên. Bên cạnh đó, nhân lực quản trị hoạt động trên các Fanpage còn chưa thực sự chuyên nghiệp, các tin tức cập nhật còn mang tính ngẫu hứng, tần suất thất thường mà chưa có kế hoạch duy trì cụ thể, đều đặn, thường xuyên vì thế chưa phát huy được hết hiệu quả của hoạt động truyền thông trên Facebook.

Như vậy, mạng xã hội đang trở thành chiếc cầu nối giữa cơ quan báo chí và công chúng nhưng chiếc cầu nối đó đang tạo ra những áp lực không nhỏ cho các nhà báo phải thực hiện những tác phẩm báo chí thực sự có chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng và xã hội. Việc tham gia đối thoại với công chúng sẽ giúp cơ quan báo chí hiểu những công chúng mà báo chí đang hướng đến.

Tiểu kết chương 2

Chương 2, tác giả đi sâu tìm hiểu về việc sử dụng mạng xã hội Facebook của báo Tuổi trẻ, VietNamNet và Đài truyền hình Việt Nam. Về việc khai thác nguồn thông tin từ mạng xã hội Facebook, tác giả khảo sát tất cả 744 bài báo trên báo Tuổi trẻ và 730 bài báo trên báo VietNamNet cùng các chương trình của VTV trong thời gian khảo sát. Về việc xây dựng Fanpage để tương tác với công chúng và quảng bá thông tin khi đưa tin bài về 2 sự việc “Đề án thay thế 6700 cây xanh Hà Nội” và “Sự cố môi trường biển miền Trung” luận văn khảo sát tất cả 224 bài đăng và 341261 lượt thích, 46561 lượt chia sẻ, 30360 bình luận trên Fanpage ba cơ quan báo chí. Qua đó, đánh giá chất lượng Fanpage của ba cơ quan này theo các tiêu chí: Lượng người tương tác, chất lượng nội dung bình luận, nội dung thông tin đăng tải và khả năng lưu trữ thông tin. Đồng thời, tác giả cũng khảo sát bình luận theo tiêu chí: Nội dung bình luận đồng ý, phản đối, đề xuất giải pháp, mỉa mai cảm thán và nội dung khác. Từ đó đưa ra so sánh việc sử dụng Fanpage của các cơ quan báo chí thuộc các loại hình báo chí khác nhau. Qua khảo sát chương 2, tác giả cũng rút ra một số nhận xét trong việc sử dụng Facebook của các cơ quan báo đài hiện nay.

Kết quả phỏng vấn sâu một số nhà báo và biên tập viên cũng có tương quan nhất định với các khảo sát mà luận văn thống kê trước đó. Các nhà báo đều nhận ra tầm quan trọng của việc sử dụng Fanpage. Đồng thời quyết định tiếp tục sử dụng Fanpage như một công cụ tương tác với công chúng và quảng bá thông tin. Kết quả khảo sát trong chương 2 sẽ là cơ sở cho những giải pháp được tác giả đề xuất trong chương 3.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc sử dụng mạng xã hội facebook của cơ quan báo chí việt nam hiện nay (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)