Biên bản phỏng vấn lần 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp floortime nhằm nâng cao tương tác giữa trẻ tự kỷ với cha mẹ tại gia đình (Trang 138 - 153)

2 .Khuyến nghị

2.1.1. Biên bản phỏng vấn lần 1

(Thời gian PV: Ngày 22/8/2015)

- NVXH: Em chào chị. Nhƣ lịch hẹn tuần trƣớc, hôm nay em mong chị dành ít phút để chia sẻ cùng em một số câu hỏi về vấn đề của NV ạ. (Cƣời)

- Phụ huynh: Ok em. Chị rất sẵn sàng, có vấn đề gì chị em mình cùng trao đổi.

- NVXH: Dạ vâng ạ. Sau đây em xin phép đặt vài câu hỏi liên quan đến vấn đề của NV ạ. Chị có thể cho em biết đã phát hiện NV bị Tự kỷ từ khi nào không ạ? Tình hình sức khỏe của mọi ngƣời trong gia đình nhƣ thế nào ạ?

- Phụ huynh: Khi cháu gần 2 tuổi mà vẫn chƣa biết nói, cháu lại không nhìn vào mắt khi giao tiếp với mọi ngƣời, khi đƣợc gọi cũng không phản ứng gì. Chị thấy lo nên lên mạng tìm hiểu và đƣa cháu đi khám. Đi khám bác sĩ kết luận cháu bị Tự kỷ. Lúc đầu, cả gia đình chị đều sốc và hoang mang lắm. Còn về sức khỏe của các thành viên trong gia đình chị đều tốt, anh trai của NV vẫn bình thƣờng.

- NVXH: Em hiểu cảm giác ấy ạ. Chị có thể cho em biết một số sở thích của NV không ạ?

- Phụ huynh: Sở thích của cháu là chơi điện thoại, xem hoạt hình, quảng cáo vui nhộn. M i lần xem quảng cáo cháu tập trung lắm, nhƣng qua tìm hiểu chị thấy không nên cho trẻ xem nhiều nên dạo này chị cũng hạn chế cho các cháu xem tivi và sử dụng điện thoại, ipad...

- NVXH: Trong gia đình mình ai là ngƣời thƣờng xuyên dạy, chơi với cháu nhất ạ? Khả năng giao tiếp của NV tại gia đình nhƣ thế nào ạ?

- NVXH: Với vai trò là mẹ nên chị là ngƣời thƣờng xuyên chơi và dạy cháu nhất. Ở nhà cháu chỉ quen giao tiếp với ông bà, bố mẹ và chơi với anh trai, lúc vui cháu chỉ cƣời, không chịu nói với mọi ngƣời. Thỉnh thoảng có bắt chƣớc khi cháu xem ti vi.

- NVXH: Anh chị dành ra bao nhiêu thời gian m i ngày để chăm sóc, dạy, chơi với cháu ạ?

- Phụ huynh: Chị cũng không thể lƣợng giá đƣợc thời gian cụ thể vì công việc rất bận nhƣng anh chị đều cố gắng dành nhiều thời gian cho cháu nhiều hơn.

- NVXH: Chị đã can thiệp và chữa trị cho bé nhƣ thế nào ạ?

- Phụ huynh: Sau khi nhận đƣợc kết quả, gia đình chị rất lo lắng vì vậy chị lên mạng tìm hiểu thông tin, nhờ bạn bè, ngƣời thân giúp đỡ và tƣ vấn. Chị đã cho cháu đi học mẫu giáo sớm để có môi trƣờng hòa nhập. Ngoài giờ học ở đây anh chị cũng kết hợp cho cháu điều trị bằng phƣơng pháp y học châm cứu,..

- NVXH: Tình trạng khó khăn lớn nhất của anh chị hiện nay là gì ạ?

- Cũng may hai vợ chồng chị có công việc ổn định, kinh tế tạm ổn để lo cho gia đình. Tuy nhiên anh chị phải đi làm xa nên thƣờng xuyên đón NV về muộn, chị phải xin phép các cô đón cháu muộn. Tuy nhiên việc khó khăn nhất hiện này là việc làm thế nào để dạy học cho cháu tại nhà em ạ.

- NVXH: Dạ vâng. Vậy chị đã tìm hiểu đƣợc những phƣơng pháp nào để h trợ cho NV chƣa ạ?

- Phụ huynh: Chị cũng có tranh thủ lên mạng đọc thông tin, tham khảo ý kiến mọi ngƣời thì chị có biết đến các phƣơng pháp can thiệp nhƣ: điều hòa cảm giác, trâm cứu, các biện pháp giáo dục nhƣ: ABA, Teach.... Tuy nhiên để hiểu sau về các phƣơng pháp này thì chị chƣa có điều kiện. Mong em tƣ vấn thêm giúp chị.

- NVXH: Vâng đúng rồi ạ. Ngoài ra, còn có nhiều phƣơng pháp khác nhƣ Teach, PES, các phƣơng pháp điều hòa cảm giác... Ngoài ra, có một phƣơng pháp em muốn giới thiệu với chị thêm là Floortime. Đây là liệu pháp chơi trên sàn, chị có thể vận dụng phƣơng pháp này để chơi cùng với con, theo sau sự chủ động của con để có thể hiểu con và mục tiêu xa hơn đó là thiết lập tƣơng tác với con, để từ đó giúp con phát triển tốt hơn về các mặt nhƣ: giao tiếp, nhận thức, cảm xúc…

- Phụ huynh: À, có lần đọc trên báo chị cũng thấy nhắc đến phƣơng pháp Floortime. Tuy nhiên theo chị biết thì đây là phƣơng pháp mới, ở Việt Nam chƣa có nhiều nơi áp dụng. Qua thông tin em vừa trao đổi chị cảm thấy đây là một phƣơng pháp mới và khá thú vị. Chị hi vọng trong thời gian tới em sẽ h trợ chị và cháu để có thể vận dụng phƣơng pháp này trong can thiệp cho cháu.

- NVXH: Dạ vâng ạ. Vậy em sẽ liên hệ với một số phụ huynh của một số cháu khác để tổ chức một vài buổi Seminar để chúng ta cùng thảo luận về phƣơng pháp Floortime và

- Phụ huynh: Thế thì tốt quá, chị rất bận nên khi nào em sắp đƣợc thời gian em báo trƣớc cho chị với nhé. Chị sẽ cố gắng tham gia để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm với các phụ huynh khác và có thêm kinh nghiệm để h trợ cho NV tại nhà.

- NVXH: Dạ vâng ạ. Em cảm ơn chị nhiều vì đã dành thời gian trao đổi với em ạ!

- Phụ huynh: Ok em. Không có gì (cƣời).

2.1.2.Biên bản phỏng vấn lần 2

( Thời gian PV: Ng y 08/1/2016)

- NVXH: Em chào chị ạ, sau hơn 3 tháng cùng thực hiện kế hoạch can thiệp cho NV, chị nhận thấy tình hình hiện tại của cháu nhƣ thế nào ạ?

- Phụ huynh: Chị thấy NV đã quen cô, quen với việc phải tham gia học tập tại nhả rồi đấy. Con cũng có sự chú ý và giao tiếp mắt nhiều hơn. Chị thấy rất hi vọng vào sự tiến bộ của con trong thời gian sắp tới.

- NVXH: Dạ vâng ạ. Qua đánh giá giai đoạn 1, em cũng nhận thấy NV đã bắt đầu có những bƣớc chuyển tiến bộ. Tuy nhiên chúng ta vẫn cần n lực nhiều hơn để h trợ cho con ạ.

- Phụ huynh: Ừ em. Công việc của chị rất bận nhƣng chị sẽ cố gắng thu xếp để dành thời gian cho con hơn. Chị cũng sẽ nói với anh để cùng chăm sóc con nhiều hơn nữa.

- NVXH: Dạ vâng ạ. Em tin rằng với sự kiên trì của gia đình thì ML sẽ có những kết quả tiến bộ nhanh hơn ạ. Trong thời gian vừa qua, khi đƣợc tiếp xúc với phƣơng pháp Floortime, chị có câu hỏi hay băn khoăn gì cần em trợ giúp thêm không ạ?

- Phụ huynh: Khi đƣợc em giới thiệu và tƣ vấn về Floortime, chị cũng đã dành thời gian để tìm đọc các tài liệu về phƣơng pháp này. Chị thấy phƣơng pháp này cần có nhiều thời gian dành cho con mà chị thì gặp hạn chế về thời gian. Em có thể tƣ vấn giúp chị không?

- NVXH: Dạ vâng em hiểu tâm trạng của chị lúc này ạ. Đúng là cuộc sống hiện tại chi phối chúng ta rất nhiều, công việc hiện tại của chị đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức bởi thế mà thời gian dành cho gia đình, con cái cũng vì thế mà ít đi. Theo ý kiến cá nhân em thì chị có thể chia sẻ với anh để anh cùng dành thời gian cho NV nhiều hơn. Thời gian cuối tuần cả nhà có thể có những hoạt động bên ngoài viên, siêu thị, khu vui chơi trẻ em... Nhƣ vậy sẽ tạo thêm sự tƣơng tác giữa các thành viên với NV.

- Phụ huynh: Cảm ơn em, đã chia sẻ với chị. Chị sẽ trao đổi và góp ý thêm với anh về vấn đề thời gian. Nhƣng chị thấy NV bị hen suyễn từ nhỏ nên cũng hạn chế cho cháu ra ngoài. Chị sợ cháu bị ốm.

- NVXH: Dạ vâng. Em hiểu ạ. Tuy nhiên bao bọc quá đôi khi sẽ không tốt chị ạ. Chúng ta nên tạo môi trƣờng cho NV đƣợc giao tiếp và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Con sẽ làm quen với khí hậu và môi trƣờng bên ngoài. Nhƣ vậy sức đề kháng của con sẽ tốt lên ạ.

- Phụ huynh: Ừ em. Từ giờ chị sẽ chú ý hơn về việc này và tăng cƣờng giao tiếp cho con. Khi nào em có thêm tài liệu về Floortime em gửi cho chị xin để chị nghiên cứu thêm nhé.

- NVXH: Dạ vâng ạ. Em sẽ cố gắng gửi sớm cho chị theo đúng kế hoạch ạ. Có gì cần em giúp chị cứ nói ạ. Em cảm ơn chị đã dành thời gian trả lời các câu hỏi của em ạ.

- Phụ huynh: Chị cảm ơn em nhiều nhé. Chị sẽ lƣu ý và đọc thêm các tài liệu trên mạng cũng nhƣ các tài liệu em gửi cho chị. Có gì cần h trợ mong em lại giải đáp giúp chị nhé.

- NVXH: Dạ vâng ạ. ( Cƣời)

2.1.3. Biên bản phỏng vấn lần 3 ( Thời gian PV: Ngày 11/08/2016)

- NVXH: Em chào chị!

- Phụ huynh: (Cƣời). Chị chào em.

- NVXH: Em cảm ơn chị hôm nay dù rất bận nhƣng vẫn dành thời gian cho em ạ. Bây giờ gần kết thúc thời gian can thiệp cho NV rồi, em muốn đặt vài câu hỏi cho chị về tình hình của cháu ạ.

- Phụ huynh: Ok em.

- NVXH: Sau gần 1 năm can thiệp theo kế hoạch tại gia đình, chị thấy NV có những tiến bộ gì ạ? Những kết quả cụ thể con đã đạt đƣợc là gì ạ?

- Phụ huynh: Sau một năm đƣợc h trợ tại nhà kết hợp với học ở trƣờng mầm non chị nhận thấy cháu đã nhiều tiến bộ, các mục tiêu can thiệp cũng đã đạt đƣợc phần nào. Chị mong cháu sẽ duy trì đƣợc kết quả đó và phát huy hơn nữa trong thời gian tới để cháu có thể hòa nhập với các bạn. Chị nhận thấy cháu tiến bộ rõ rệt về tƣơng tác và giao tiếp với

mọi ngƣời xung quanh. NV tiến bộ nhất ở kỹ năng tập trung chú ý và sự phát triển về cử chỉ - cảm xúc của bản thân.

- NVXH: Dạ vâng ạ. Tuy thời gian can thiệp không nhiều nhƣng em cũng nhận thấy những thay đổi tích cực của NV ạ. Em hi vọng trong thời gian tới anh chị và gia đình vẫn sẽ tích cực duy trì các hoạt động để NV ngày càng tiến bộ hơn.

- Phụ huynh: Cảm ơn em nhiều. Anh chị sẽ cố gắng thu xếp công việc và dành thời gian nhiều hơn cho NV.

- NVXH: Vâng ạ. Chị có thể cho biết trong các tiêu chí về mức độ tƣơng tác của NV thì nhóm kỹ năng nào NV có nhiều tiến bộ nhất ạ? Kỹ năng nào của con còn hạn chế và cần phải khắc phục thêm ạ?

- Phụ huynh: Nhƣ chị đã nói ở trên, chị thấy NV đều có sự tiến bộ trong cả 5 nhóm kỹ năng, tuy nhiên kỹ năng vƣợt bậc nhất mà chị nhận thấy đó là kỹ năng về sự tập trung chú ý và các cử chỉ và cảm xúc của con. Con biết thể hiện tình cảm với bố mẹ và với bác giúp việc và thỉnh thoảng có thể hiện với anh trai. NV và anh trai cũng hạn chế đƣợc nhiều mâu thuẫn, xung đột. Nếu trƣớc kia NV hay tranh dành đồ chơi với anh, ăn vạ khi không lấy đƣợc đồ ăn, đồ chơi thì hiện tại con đã nhận thức tốt hơn và kiểm soát cảm xúc bản thân tốt hơn. Ít ăn vạ, biết xin anh khi muốn lấy đồ. Còn điểm hạn chế nhất của NV chị thấy đó là kỹ năng sử dụng ngôn ngữ.

- NVXH: Dạ vâng. Đúng rồi ạ. Qua quá trình quan sát và đánh giá em cũng nhận thấy những điểm mạnh NV đã đạt đƣợc và những hạn chế mà con còn đang tồn tại cần phải h trợ thêm nữa. Chị có thể duy trì kế hoạch can thiệp và tăng cƣờng thêm các hoạt động để h trợ về khả năng ngôn ngữ cho con nhƣ: Luyện phát âm, thực hiện các bài tập môi, lƣời, luyện phát âm, trò chuyện với con...

- Phụ huynh: Ok em. Chị sẽ bổ sung thêm các hoạt động này. Nếu có gì cần h trợ chị hi vọng em sẽ tiếp tục đồng hành cùng anh chị và NV. Chị cảm ơn em nhiều lắm. Chúc em công tác thật tốt.

- NVXH: Dạ vâng ạ. Nếu cần em h trợ gì chị cứ nói, trong khả năng và điều kiện của bản thân em sẽ h trợ anh chị và cháu ạ. Chúc anh chị và NV cuối tuần vui vẻ ạ.

2.2. Biên bản phỏng vấn số 2

Địa điểm thực hiện: Nhà bé ML, Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội. Ngƣời thực hiện: NVXH, Mẹ bé ML, nữ 30 tuổi.

2.2.1. Biên bản bản phỏng vấn lần 1

( Thời gian PV: Ng y 19/9/2015)

- NVXH: Em chào chị, chị cho biết tình hình hiện tại của ML không ạ?

- Phụ huynh: Chị chào em. Chị không có chuyên môn và kinh nghiệm nhƣng chị thấy hiện tại ML còn khá nhiều khó khăn. Cháu hay mất tập trung chú ý, việc mối quan hệ giữa cháu với mọi ngƣời xung quanh còn khá hạn chế. Về ngôn ngữ còn chậm so với các bạn cùng lứa tuổi. Ban đầu chị cũng hơi chủ quan cứ nghĩ cháu chậm nói thì không sao.

- NVXH: Mấy tuổi ML mới bắt đầu nói ạ? Tình hình hiện tại về ngôn ngữ của con nhƣ thế nào? Chị mô tả giúp em những biểu hiện về vấn đề chậm ngôn ngữ của con không ạ?

- Phụ huynh: ML đến gần 2 tuổi rƣỡi mới nói đƣợc em ạ, ban đầu gia đình cũng tƣởng là con không sao vì nói con vẫn hiểu và mọi thứ nhanh nhẹn. Về vấn đề ngôn ngữ của con con mới nói đƣợc những từ đơn tuy nhiên số lƣợng từ vựng của con còn hạn chế. Có nhiều từ con nói cũng không rõ tuy nhiên còn hiểu đƣợc những yêu cầu của mẹ cũng nhƣ cô giáo.

- NVXH: Dạ vâng. Em hiểu ạ. Theo chị vấn đề khó khăn nhất hiện tại của ML là gì ạ?

- Phụ huynh: Theo cá nhân chị cũng nhƣ mọi ngƣời quan sát thấy thì ML hiện tại cần trợ giúp rất nhiều, nhƣng kỹ năng con yếu nhất có lẽ là tƣơng tác với mọi ngƣời và vấn đề ngôn ngữ của con. Nhiều khi con không chú ý, chị cũng rất lo lắng. Mối quan hệ của con với mọi ngƣời xung quanh còn nhiều khó khăn lắm, con ít chủ động trong giao tiếp, về nhà cũng ít chơi với mọi ngƣời xung quanh. Nói thật anh chị cũng khá bận không có thời gian chăm sóc con nhiều. Nhƣng gần đây thấy đƣợc những điểm yếu của con anh chị cũng rất sốt ruột, chú ý đến con nhiều hơn, chơi với con nhiều hơn. Tuy nhiên con cũng khá bƣớng. Không thích ai chơi cùng, động vào đồ chơi của con ngoài mẹ.

- NVXH: Dạ vâng. Chị có thể cho em biết một ngày chị dành thời gian trong bao lâu để chơi với con ạ? Chị có nghĩ rằng việc chơi với con là quan trọng không ạ?

rồi mẹ con có thời gian bên nhau một chút nhƣng thời gian dạy con học thì hầu nhƣ không có em ạ. Bố cháu cũng đi suốt nên ML cũng chỉ bám mẹ. Còn việc chơi với con chị thấy rất quan trọng và ý nghĩa lớn vì qua việc chơi với con cha mẹ và con tăng cƣờng sự gắn bó và đây cũng là cơ hội để hiểu con hơn.

- NVXH: Vâng. Vậy chị có thể cho biết các cách thức hay phƣơng pháp chị vận dụng để nâng cao sự tƣơng tác đối với con?

- Phụ huynh: Theo chị, để nâng cao tƣơng tác cho con thì có lẽ trách nhiệm đầu tiên thuộc về cha mẹ. Để con tƣơng tác tốt thì cha mẹ cần là ngƣời tạo cho con môi trƣờng để con tƣơng tác và giao tiếp. Quan trọng là cha mẹ, ông bà...những ngƣời xung quan nên tích cực trò chuyện, cùng chơi với các con để tăng cƣờng tình cảm, sự gắn kết gia đình. Chị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp floortime nhằm nâng cao tương tác giữa trẻ tự kỷ với cha mẹ tại gia đình (Trang 138 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)