.Những hoạt động của CTXH khi can thiệp với TTK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp floortime nhằm nâng cao tương tác giữa trẻ tự kỷ với cha mẹ tại gia đình (Trang 48 - 51)

1.6 .Các mô hình can thiệp và dịch vụ xã hội cho trẻ tự kỉ hiện nay

1.6.2 .Những hoạt động của CTXH khi can thiệp với TTK

Đối với ngành CTXH, khi tiến hành can thiệp với các đối tƣợng là trẻ tự kỷ, NVXH cũng cần tìm hiểu, kết hợp với các phƣơng pháp trị liệu của các ngành khoa học khác, đặc biệt là các phƣơng pháp và công cụ trị liệu của ngành tâm lí – giáo dục. Một số hoạt động mà CTXH có thể h trợ, can thiệp đối với TTK nhƣ:

- Hoạt động xây dựng chƣơng trình can thiệp, h trợ trực tiếp đối với các trẻ tự kỷ dựa trên sự h trợ của các ngành khác nhƣ: Tâm lí, Giáo dục đặc biệt… Để có thể xây dựng đƣợc các kế hoạch can thiệp hiệu quả, NVXH có thể vận dụng các phƣơng pháp chuyên ngành nhƣ: CTXH cá nhân, CTXH nhóm, Phát triển cộng đồng…đồng thời kết hợp với các phƣơng pháp, công cụ của tâm lí – giáo dục nhƣ: phƣơng pháp tƣ vấn tâm lí, một số công cụ nhƣ: các trò chơi trị liệu, vận dụng các môn nghệ thuật…

- Liên kết tổ chức các khóa học về xây dựng năng lực cho trẻ tự kỷ, cha mẹ, anh chị em và các thành viên khác trong gia đình, để đáp ứng các nhu cầu cũng nhƣ những gì còn thiếu hụt của trẻ tự kỷ.

- Kết nối nguồn lực, dịch vụ, các chính sách, luật pháp để trợ giúp cho TTK. NVXH tham gia vào các hoạt động h trợ cho các TTK, các bậc phụ huynh, gia đình có con em là TTK để các trẻ có đƣợc học tập, trị liệu tại các trung tâm giáo dục đặc biệt dành cho TTK, các lớp, trƣờng học chuyên biệt, các lớp, các trƣờng học hòa nhập cho TTK, NVXH là cầu nối giữa các trẻ và gia đình các chuyên gia về Tự kỷ để trợ giúp cho quá trình can thiệp trị liệu…

- Tham vấn cho phụ huynh và gia đình, đây là một hoạt động cần thiết trong quá trình can thiệp trị liệu và làm việc với gia đình của trẻ tự kỷ. NVXH tiến hành tham vấn cho phụ huynh hoặc trẻ nhằm giúp họ tự giải quyết vấn đề tâm lý, những rào cản của xã hội, trợ giúp phụ huynh và trẻ về khả năng thích nghi với bệnh Tự kỷ…

- Biện hộ nhằm bảo vệ quyền lợi cho trẻ tự kỷ cũng nhƣ tìm kiếm các nguồn lực, dịch vụ xã hội mà trẻ, gia đình trẻ chƣa đƣợc tiếp cận, thừa hƣởng. Mặt khác, NVXH có thể tác động để tạo ra sự thay đổi về những chính sách, thủ tục hành chính ảnh hƣởng bất lợi tới thân chủ, thúc đẩy các chính sách pháp luật mới tạo ra nguồn lực và dịch vụ cần thiết…cho trẻ và gia đình. Chẳng hạn nhƣ: NVXH trợ giúp trẻ tự kỷ tham gia hòa nhập cộng đồng; tác động vào chính sách, luật pháp nhằm đƣa Tự kỉ vào danh mục các dạng khuyết tật để có căn cứ cho việc xây dựng chính sách xã hội; thúc đẩy nghiên cứu xây dựng chính sách đặc thù đối với trẻ tự kỉ và gia đình; đồng thời, thúc đẩy nhanh việc xác định mức độ khuyết tật và cấp giấy xác định mức độ khuyết tật với trẻ tự kỷ….nói chung và đối vói trẻ tự kỷ nói riêng, các vai trò cụ thể nhƣ: vai trò giáo dục, vai trò kết nối, vai trò quản lí…

Kết luận chƣơng 1:

Nhƣ vậy, cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của can thiệp đã cho thấy thực trạng của việc can thiệp cho TTK hiện nay. Vấn đề can thiệp cho TTK ngày càng đƣợc phụ huynh, gia đình và cả xã hội quan tâm nhiều hơn, tuy nhiên thực tế tại Việt Nam hiệu quả can thiệp cho TTK vẫn đang dừng lại ở bƣớc đầu và còn nhiều khó khăn cần đƣợc giải quyết. Bởi vậy, cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn đã đƣa ra cũng là căn cứ chứng minh rằng việc can thiệp và h trợ cho TTK trong thời điểm hiện tại là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp floortime nhằm nâng cao tương tác giữa trẻ tự kỷ với cha mẹ tại gia đình (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)