Khái niệm Floortime:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp floortime nhằm nâng cao tương tác giữa trẻ tự kỷ với cha mẹ tại gia đình (Trang 37 - 45)

1.4 .Tổng quan về phƣơng pháp Floortime

1.4.1. Khái niệm Floortime:

“Floortime” hay “ngồi s n” là phƣơng pháp giáo dục/trị liệu dựa vào sự phát triển cá nhân và quan hệ cá biệt, tiếng Anh gọi là Developmental Individual – Difference Relationship-Based Model, viết tắt DIR.

Mô Hình DIR hay Floortime đòi hỏi sự hợp tác của tập thể, bao gồm các chuyên viên trị liệu về nói/ngôn ngữ chuyên viên trị liệu vận động vật lý, giáo viên, phụ huynh, và những bác sỹ chuyên ngành.

Mô Hình DIR hay Floortime lấy sở thích tự nhiên và lối chơi chọn lựa theo ý muốn của trẻ làm điểm tựa để phát triển trí tuệ và kỹ năng giao tiếp xã hội, xây dựng và duy trì mối quan hệ về cảm xúc giữa trẻ và giáo viên, chuyên viên hƣớng dẫn chƣơng trình. Ngoài ra, phƣơng pháp này đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của phụ huynh trong suốt quá trình giáo dục/trị liệu.

+ D trong DIR (viết tắt của từ Developmental) là phần soạn thảo sự giáo dục/trị liệu căn cứ vào chặng tuổi hay giao đoạn đang phát triển của trẻ tự kỷ.

+ I trong DIR (viết tắt của từ Individual) là phần soạn thảo đúng với sự cá biệt, chú trọng về mặt điều hòa và vận động cảm giác của trẻ tự kỷ. Ví dụ: Giáo viên, chuyên viên cần tìm hiểu trẻ tự kỷ nhận biết và phản ứng rất nhạy cảm hay thiếu nhạy cảm khi nghe âm thanh, ngửi và sờ chạm vật thể nhƣ thế nào trong những môi trƣờng sinh hoạt, học tập.

+ R trong DIR (viết tắt Relationship) là phần kết nối mối quan hệ giữa trẻ tự kỷ với các giáo viên, chuyên viên, bạn học, phụ huynh nhằm nâng cao kỹ năng tổng quát. Để có một kế hoạch giáo dục/trị liệu riêng, trẻ cần phải có sự thẩm định về mặt phát triển cảm xúc nhu cầu và hiệu năng trong giai đoạn hiện tại.

1.4.2. Lịch sử hình thành và phát triển

- Trên thế giới:

Ở Hoa Kỳ, Floortime hay phƣơng pháp ngồi sàn đƣợc chuyên gia Stanley Greenspan và Serena Weiderkhởi xƣớng vào thập niên 80. Phƣơng pháp này đƣợc soạn thảo dựa vào mặt mạnh và mặt yếu của trẻ tự kỷ nhằm h trợ các giáo viên, chuyên viên, đặc biệt phong pháp này dành cho phụ huynh trong vấn đề giáo dục và trị liệu tự kỷ ở gia đình hay ở trƣờng học.

- Ở Việt Nam:

Thực tế cho thấy ở Việt Nam hiện nay, phƣơng pháp này còn khá mới mẻ bởi vậy chƣa đƣợc nhiều phụ huynh biết đến và sử dụng trong quá trình can thiệp cho trẻ tại gia đình. Một số trung tâm can thiệp dành cho TTK cũng mới bƣớc đầu áp dụng phƣơng pháp này nhƣ: Trung tâm Hi vọng (Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội), trung tâm Sao Mai (Nhân Chính – Hà Nội), trƣờng Chuyên biệt Thanh Tâm (Đà Nẵng),trƣờng Giáo dục chuyên biệt Khai trí (TP.HCM)…

1.4.3. Mục tiêu của Floortime:

Phƣơng pháp này có mục tiêu là giúp trẻ đạt đƣợc 6 mốc phát triển góp phần giúp tăng trƣởng cảm xúc và trí tuệ:

+ Tự xếp đặt và hứng thú với thế giới xung quanh

+ Tỏ sự thân mật hoặc yêu thích mối quan hệ với nhiều ngƣời + Giao tiếp hai chiều

+ Giao tiếp phức tạp

+ Những ý tƣởng về cảm xúc + Suy nghĩ cảm xúc.

1.4.4. Nội dung và cách thực hiện của phương pháp Floortime:

Nội dung:

Chƣơng trình gồm ba yếu tố: Developmental (Dựa trên sự phát triển); Individual Differences (khác biệt cá nhân); Relationship-based (Dựa trên mối quan hệ)

- Thời gian dưới s n: thời gian chủ yếu khi bố mẹ theo sau sự chủ động của con (bố mẹ theo sát con và để trẻ dẫn đi, để trẻ chủ động), cố gắng để xây dựng một hƣớng của ý muốn và sự tƣơng tác nhƣ là bố bị theo đuổi, bị lôi cuốn và bị cuốn hút bởi cảm xúc và năng lƣợng của mình.

- Hiểu v can thiệp v o với những nhu cầu khác biệt về giác quan của trẻ: cha mẹ hoặc nhà trị liệu cần nắm bắt đƣợc trẻ tỏ ra khác biệt nhƣ thế nào trong cách mà chúng nói và nghe, tiếp nhận thông tin từ giác quan và cảm giác, cách mà chúng nhìn, tìm thấy và tìm kiếm, cách mà chúng dự kiến và tiếp tục hoạt động của chúng đối với ngƣời khác hay với đồ chơi.

- Một phần kết cấu trò ch i (bố mẹ tạo ra cơ hội để chơi và học những cảm xúc nền tảng bằng việc khai thác động cơ thúc đẩy con). Trẻ nên đƣợc thấy khả năng để đƣợc điều chỉnh và đƣợc hứa hẹn (phần thƣởng) và giao tiếp mắt trƣớc khi xây dựng những kỹ năng riêng biệt hơn.

Cách thực hiện:

Trong Floortime, các nhà trị liệu hoặc cha mẹ tham gia vào tại mức độ mà trẻ thực hiện yêu thích, dần đi vào các hoạt động của trẻ, và dẫn tới chính trẻ. Bằng sự cam kết cùng chia sẻ, cha mẹ sẽ đƣợc hƣớng dẫn để làm thế nào để tiến đến việc tƣơng tác ngày càng phức tạp hơn với trẻ, một tiến trình đƣợc gọi là “mở v đóng các vòng tròn giao tiếp”. Các bước thực hiện theo quy trình như sau:

Cách thực hiện tiến trình can thiệp cụ thể nhƣ sau:

+ Bước 1: Quan sát trẻ

- Mục đích của việc quan sát: Điểm chung của các trẻ khi mắc chứng tự kỷ là các trẻ đều hạn chế trong tƣơng tác và giao tiếp chính vì vậy quan sát trẻ là một bƣớc rất quan trọng. M i trẻ lại có những hạn chế riêng, đặc điểm riêng bởi vậy cha

mẹ và NVXH cần quan sát để tìm hiểu những đặc điểm riêng của trẻ trên cơ sở đó có thể xây dựng kế hoạch can thiệp cho trẻ phù hợp với năng lực, sở thích của trẻ để đạt đƣợc hiệu quả can thiệp cao nhất.

- Cách thức, thời gian quan sát: Cha mẹ có thể giành 20-30 phút liên tục để chơi với trẻ, trong quá trình chơi với trẻ cha mẹ có thể dừng lại và chú ý xem trẻ đang làm gì và thái độ của trẻ với đồ chơi, với các sự vật xung quanh. Cha mẹ và NVXH cũng có thể quan sát những phản ứng của trẻ với các đồ chơi…

+ Bước 2: Tiếp cận v thu hút sự chú ý của trẻ.

Trong bƣớc này cha mẹ đóng vai trò nhƣ một ngƣời bạn cùng chơi của trẻ. Sau khi tiến hành quan sát trẻ, cha mẹ dần dần tiếp cận trẻ. Cha mẹ có thể bắt đầu theo các cách nhƣ sau:

- Lôi kéo trẻ để trẻ cùng chơi chung cha mẹ; - Chọn đồ chơi có thể chơi chung;

- Động viên trẻ luân phiên với cha mẹ khi chơi đồ chơi, trò chơi, hành động, diễn cảm bằng bét mặt và âm thanh.

Khi tiếp cận với trẻ phụ huynh cần chú ý theo dõi âm thanh của trẻ, phụ huynh cần xem xét mình có thể tham gia vào với những lời nói và cử chỉ của trẻ không? Nét mặt và giọng nói của phụ huynh có thể đƣợc dùng để tạo nên sự chia sẻ và sự thích thú của trẻ với những gì chúng đang làm. Chẳng hạn nhƣ khi trẻ đang chơi xếp hình, cha mẹ thấy trẻ xếp đƣợc hình khối cao, cha mẹ cũng có thể v tay khen trẻ và

nói “con giỏi quá”, “con ếp được hình tháp rồi”.., hoặc nếu trẻ không làm đƣợc cha mẹ có thể h trợ trẻ bằng cách tham gia xếp cùng con và từ đó định hƣớng cho con các hình mà con có thể xếp.

Mặt khác, nếu cha mẹ sà xuống với thái độ và tiếng nói to, giọng nói ầm ĩ với trẻ trong thời gian chúng yên tĩnh sẽ khiến trẻ mất hết mong muốn hoạt động. Một ví dụ khác, việc tham gia cùng một trẻ đang chạy xung quanh không có mục đích với thái độ vui đùa “Mẹ sắp bắt được con rồi” có thể lại không thích hợp để bắt đầu một kế hoạch vận động.

- Ớ bƣớc này, trẻ trở thành ngƣời chỉ huy và cha mẹ/ ngƣời trợ giúp đóng vai trò là ngƣời giúp việc và ngƣời yểm trợ. Cha mẹ ở trong cuộc chơi để giúp cho sự quan tâm và sự chủ động của trẻ. Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần lƣu ý: Đây không phải là lúc dạy học và sự hình thành những kỹ năng rất cụ thể/riêng biệt xuất hiện trong m i phần khác của phƣơng pháp này.

- Trong suốt quá trình của thời gian dƣới sàn, những gì phụ huynh cần đạt đƣợc ở những giai đoạn đầu là trẻ hài hoà với bố/ mẹ, trẻ có những niềm vui đƣợc lặp lại và tƣơng tác có mục đích. Để bắt đầu, cha mẹ hoặc ngƣời trợ giúp hãy nghĩ về kết quả sau khi can thiệp với trẻ, trẻ sẽ vui thích nhƣ thế nào nếu đƣợc thực hiện chơi theo đúng sở thích và cha mẹ sẽ nhận đƣợc những nụ cƣời của trẻ cho những n lực của họ. Đây cũng là những xúc cảm mà cha mẹ trông đợi khi lôi cuốn trẻ cùng chơi trong thời gian dƣới sàn. Vì vậy, cha mẹ hãy bắt đầu với trẻ từ sở thích của trẻ và có thể chơi dƣới sàn cùng trẻ và cùng trẻ thực hiện những sở thích đó với các cách thức khác nhau.

+ Bước 4: Mở rộng ý định hoạt động/ý nghĩ của trẻ.

Phụ huynh chủ động xây dựng ý tƣởng để giúp trẻ phát huy trí tƣởng tƣợng, có tƣ duy mới…Ví dụ nhƣ từ một đồ chơi mà trẻ thích cha mẹ có thể khuyến khích, gợi ý cho trẻ nhiều cách thức, hoạt động chơi khác nhau. Chẳng hạn như: với một quả bóng ngoài việc dùng để đá cha mẹ có thể khuyến khích trẻ dùng bóng với nhiều hình thức khác nhau nhƣ: lăn bóng, chuyền bóng, tung bóng, hay dùng quả bóng để làm vật bí ẩn cho trẻ trẻ tìm kiếm… Nhƣ vậy cha mẹ sẽ giúp trẻ mở rộng tƣởng tƣợng, những hoạt động chơi của trẻ cũng nhƣ cảm xúc của trẻ.

+ Bước 5: Mở v đóng vòng giao tiếp.

Khi trẻ có vẻ trong trạng thái hài hoà, có nghĩa là trẻ đã tham gia trò chơi cùng cha mẹ hay nói cách khác cha mẹ đã hoàn thành các mục tiêu ở các bƣớc 1,2,3,4 , cha mẹ hãy tiến lên bƣớc tiếp theo. Mục tiêu để phân phối sự chú ý. Để giúp trẻ mở thêm các vòng giao tiếp, cha mẹ có thể áp dụng một số cách sau:

- Luôn luôn nhận thức đƣợc xúc cảm trên khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể và cử chỉ. Sự n lực lớn hơn, gây xúc cảm mạnh hơn và ngờ nghệch hơn của cha mẹ (cha mẹ sắm vai thành một đƣa trẻ) thì cơ hội kết nối với thế giới của trẻ càng lớn hơn.

- Cố gắng giữ vị trí mà con bạn có thể kết nối dễ dàng qua giao tiếp mắt, thậm chí chỉ bằng việc nhìn thấy nhau trong gƣơng. Giữ đồ chơi.v.v… gần mắt bạn để khuyến khích điều này. Hãy hoá trang, mũi của chú hề, bất cứ thứ gì hài hƣớc để lôi kéo sự chú ý của trẻ vào khuôn mặt bạn.

- Có thể lấy đồ chơi hay đồ vật mà trẻ đang hƣớng tới, ngay trƣớc khi trẻ lấy đƣợc, nhƣ vậy là cha mẹ đang tặng cho trẻ, bằng cách đó để tạo một vòng mở và đóng. Khi trẻ và cha mẹ đã hài hoà và đƣợc kết nối, cha mẹ sẽ đã bắt đầu đang mở ra và đóng lại vòng giao tiếp tiền ngôn ngữ, cử chỉ (Gật và lắc đầu, nhún vai và chuyển động của tay ra hiệu đến và dừng lại, cử động lông mày khi ngạc nhiên hay giận dữ, cử động khuôn mặt biểu lộ vui, buồn, bực tức, sợ hãi. . ). Điều này rất quan trọng - đừng bỏ qua những cử chỉ này trong việc làm bùng lên nhu cầu nói (các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng gần 90% sự giao tiếp của ngƣời lớn là phi ngôn ngữ).

- Các nguyên tắc để cha mẹ có thể tạo nhiều vòng, kéo dài “cuộc nói chuyện” và mở rộng chủ đề giao tiếp với trẻ:

- Luôn theo sau sự chủ động của con. Cha mẹ đừng thay đổi chủ đề - trẻ là ngƣời chỉ huy. Hãy nhớ rằng cha mẹ đang xây dựng sự thu hút vui vẻ đáng tin cậy nhƣ một nền móng quan trọng. Cha mẹ không nên làm gián đoạn hay thay đổi các hoạt động vui vẻ và thu hút đối với trẻ. Cha mẹ có thể kéo dài và trải rộng cuộc chơi sau khi sự thu hút là đáng tin cậy.

- Hãy theo dõi sự bày tỏ của trẻ. Nếu cha mẹ chỉ nhận đƣợc những câu trả lời bằng một từ, đừng đáp lại mƣời lần. Một hoặc hai từ là nhiều và hãy để cho trẻ thời gian (có thể đếm đến 10). Để đóng vòng giao tiếp, một cử chỉ có thể đóng cửa vòng tốt. Khi trẻ bắt đầu đáp ứng với những sự bày tỏ dài hơn (chu i từ dài hơn, có thể là 3-4 một lần), cha mẹ hãy trả lời với độ dài trung bình, có thể thêm một từ khi trẻ nói nhiều hơn.

- Chuyển mọi sự tập trung chú ý của trẻ vào trò chơi.

- Cha mẹ nên giành ƣu tiên để đạt đƣợc chu i liên tục những cử chỉ giao tiếp cảm xúc giữa bạn và trẻ. Trẻ nên đƣợc lôi kéo để tƣơng tác, ví dụ: cha mẹ có thể dùng quả bóng để chơi cùng trẻ, thu hút sự chú ý của trẻ sau đó, cha mẹ giấu quả bóng đi, trẻ sẽ tò mò để tìm xem bạn đang giấu quả bóng màu bằng bàn tay nào.

Có thể trong quá trình hoạt động, sẽ có những thời điểm mà trẻ đã bị kích thích quá mức và trẻ trở nên cáu giận. Đây là khoảnh khắc cha mẹ rất cần ở bên cạnh trẻ, đồng cảm với cảm xúc của trẻ. Khi trẻ cáu giận phụ huynh hãy gợi ý cho trẻ cách để bày tỏ những cảm xúc mãnh liệt ấy. Ví dụ: đánh nhau với gối, đấm túi vỏ đỗ, vẽ nghoệch ngoạc mạnh lên giấy bằng viên phấn.

Những trẻ đƣợc cho phép bộc lộ ra những chủ đề cảm xúc, với một ngƣời chơi đồng cảm (không cần thiết phải đồng ý) thì có khả năng hiểu tốt hơn cảm xúc và trong thực tế không có nhu cầu thực hiện những điều đó trong cuộc sống thực.

Floortime không phân tách hoặc tập trung trên những kỹ năng ngôn ngữ, vận động, nhận thức nhƣng thay vì nhắm đến giải quyết các lĩnh vực này nó nhận mạnh đến sự tổng hợp trên phát triển cảm xúc. Can thiệp đƣợc gọi là Floortime bởi vì cha mẹ cùng ngồi xuống sàn và tham gia các hoạt động cùng con trẻ. Floortime đƣợc coi là liệu pháp thay thế hoặc đôi khi đƣợc kết hợp với các liệu pháp ABA khác.

Yêu cầu thực hiện:

- Tiền đề của Floortime: là một ngƣời lớn có thể giúp trẻ mở rộng vòng tròn giao tiếp bằng cách dựa trên mức độ phát triển và xây dựng trên điểm mạnh của trẻ. - Địa điểm thực hiện: Liệu pháp trị liệu này thƣờng đƣợc kết hợp với các hoạt động chơi trên sàn nhà.

- Thời gian thực hiện: Chơi trên sàn thƣờng đƣợc sử dụng trong môi trƣờng có ít kích thích, kéo dài từ 2 đến 5 giờ một ngày. Các gia đình đƣợc khuyến khích sử dụng những nguyên lí của Floortime vào trong đời sống thƣờng nhật.

Đánh giá:

Ưu điểm Nhược điểm

-Phát triển đƣợc cảm xúc, các kỹ năng giao tiếp của TTK.

-Khuyến khích trẻ chủ động trong quá trình tƣơng tác.

-Phụ huynh đƣợc trang bị kỹ năng và dần dần đóng vai trò chính trong quá trình trị liệu cho trẻ.

-Đồ dùng trong trị liệu cho trẻ đa dạng, dễ tìm…

-Hiệu quả đối với trẻ nhỏ tuổi.

-Khó tƣơng tác với trẻ trong giai đoạn ban đầu.

-Không dạy trẻ cách học theo yêu cầu của ngƣời lớn.

-Cần nhiều thời gian

Có thế thấy rằng, phƣơng pháp này tƣơng đối thích hợp cho việc tăng cƣờng sự tƣơng tác giữa TTK với cha mẹ tại gia đình. Vì vậy cần vận dụng để xây dựng mô hình Floortime tại Việt Nam để trợ giúp cho TTK và phụ huynh tại gia đình.

1.5.Cơ sở pháp lý của can thiệp.

Ngày 18 tháng 12 năm 2007, Đại hội đồng Liên hợp quốc năm thứ 62 thông qua một nghị quyết đặc biệt, nó có số hiệu A/RES/62/139. Theo đó, ngày 2 tháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp floortime nhằm nâng cao tương tác giữa trẻ tự kỷ với cha mẹ tại gia đình (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)