Chức năng, nhiệm vụ của các thư viện đại học ở Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng khung phân loại thập tiến dewey rút gọn 14 vào các thư viện đại học ở hà nội thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 31)

Điều 1, chƣơng I Pháp lệnh thƣ viện do Ủy Ban Thƣờng vụ Quốc hội ký ngày 28/12/2000 quy định chung: ―Thƣ viện có chức năng, nhiệm vụ giữ gìn di sản thƣ tịch của dân tộc; thu thập, tàng trữ, tổ chức việc khai thác và sử

dụng chung vốn tài liệu trong xã hội nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, cơng tác và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân; góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, phục vụ cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.‖

Điều 3 Quy chế mẫu về Tổ chức và họat động Thư viện đại học, ban hành theo quyết định số 13/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 10 tháng 3 năm 2008 của Bộ trƣởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quy định rõ:

1. Thƣ viện trƣờng đại học có chức năng phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và quản lý của nhà trƣờng thông qua việc sử dụng, khai thác các loại tài liệu có trong thƣ viện (tài liệu chép tay, in, sao chụp, khắc trên mọi chất liệu, tài liệu điện tử, mạng Internet...).

2. Thƣ viện trƣờng đại học có những nhiệm vụ sau đây:

a) Tham mƣu giúp giám đốc, hiệu trƣởng trƣờng đại học (sau đây gọi chung là hiệu trƣởng) xây dựng quy hoạch, kế hoạch hoạt động dài hạn và ngắn hạn của thƣ viện; tổ chức điều phối tồn bộ hệ thống thơng tin, tƣ liệu, thƣ viện trong nhà trƣờng;

b) Bổ sung, phát triển nguồn lực thơng tin trong nƣớc và nƣớc ngồi đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của nhà trƣờng; thu nhận các tài liệu do nhà trƣờng xuất bản, các cơng trình nghiên cứu khoa học đã đƣợc nghiệm thu, tài liệu hội thảo, khoá luận, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ của cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên, chƣơng trình đào tạo, giáo trình, tập bài giảng và các dạng tài liệu khác của nhà trƣờng, các ấn phẩm tài trợ, biếu tặng, tài liệu trao đổi giữa các thƣ viện;

c) Tổ chức xử lý, sắp xếp, lƣu trữ, bảo quản, quản lý tài liệu; xây dựng hệ thống tra cứu thích hợp; thiết lập mạng lƣới truy nhập và tìm kiếm thơng tin tự động hố; xây dựng các cơ sở dữ liệu; biên soạn, xuất bản các ấn phẩm thông tin theo quy định của pháp luật;

d) Tổ chức phục vụ, hƣớng dẫn cho bạn đọc khai thác, tìm kiếm, sử dụng hiệu quả nguồn tài liệu và các sản phẩm dịch vụ thông tin-thƣ viện thông qua các hình thức phục vụ của thƣ viện phù hợp với quy định của pháp luật;

đ) Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và công nghệ thông tin vào công tác thƣ viện;

e) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ thƣ viện để phát triển nguồn nhân lực có chất lƣợng nhằm nâng cao hiệu quả công tác;

g) Tổ chức, quản lý cán bộ, tài sản theo sự phân cấp của hiệu trƣởng; bảo quản, kiểm kê định kỳ vốn tài liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật và tài sản khác của thƣ viện; tiến hành thanh lọc ra khỏi kho các tài liệu lạc hậu, hƣ nát theo quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;

h) Thực hiện báo cáo tình hình hoạt động hàng năm và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng hoặc các Bộ, ngành chủ quản.

Các cơ quan thông tin – thƣ viện đại học nói chung và thƣ viện đại học trên địa bàn Hà Nội nói riêng là các cơ quan thông tin – thƣ viện trực thuộc các trƣờng đại học. Do đó đối tƣợng dùng tin ở đây địi hỏi rất cao đối với thông tin, tri thức cũng nhƣ rất nhạy cảm với các vấn đề kinh tế, xã hội. Chính những điều này đã quy định tính đặc thù của các cơ quan thơng tin – thƣ viện đại học nói chung và của Hà Nội nói riêng.

Phần lớn các chuyên gia coi nguyên tắc nền tảng của cơ quan thông tin – thƣ viện đại học là giáo dục. Không nên xem chúng chỉ nhƣ những kho sách và các phịng đọc mà phải xây dựng chúng nhƣ cơng cụ đắc lực của giáo dục, nói cách khác: chúng phải mang chức năng nhƣ những trung tâm nghiên cứu và giảng dạy. Ngoài những nhiệm vụ đối với đơn vị chủ quản, các cơ quan thông tin – thƣ viện đại học cũng có bổn phận và trách nhiệm với cộng đồng, với các tổ chức xã hội.

Ở Việt Nam, trong giai đoạn cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nƣớc, giáo dục đào tạo đƣợc coi là quốc sách hàng đầu. Nhiệm vụ này đòi hỏi các trƣờng đại học phải tự nâng cao chất lƣợng đào tạo để đáp ứng cho đất nƣớc nguồn nhân lực có trình độ phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Nằm trong mạng lƣới các cơ quan thông tin, thƣ viện Việt Nam, hệ thống thƣ viện đại học (bao gồm các trung tâm thông tin/ thƣ viện/ trung tâm thông tin thƣ viện/ trung tâm học liệu của các trƣờng đại học và cao đẳng) đóng một vai trị quan trọng trong cơng tác đào tạo của nhà trƣờng. Nhiệm vụ chủ yếu của thƣ viện đại học là đáp ứng nhu cầu thông tin của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên trong trƣờng, phục vụ nghiên cứu khoa học, giảng dạy, họ tập của thầy và trò. Tuy nhiên, tùy thuộc vào ngành/chuyên ngành do trƣờng đào tạo và quy định cụ thể của hiệu trƣởng thì mỗi thƣ viện có chức năng, nhiệm vụ khác nhau phục vụ chính trị của nhà trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng khung phân loại thập tiến dewey rút gọn 14 vào các thư viện đại học ở hà nội thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 31)