Chú trọng trao đổi kinh nghiệm giữa các thư viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng khung phân loại thập tiến dewey rút gọn 14 vào các thư viện đại học ở hà nội thực trạng và giải pháp (Trang 86 - 88)

8 Đại học Văn hóa Hà Nộ

3.6.1. Chú trọng trao đổi kinh nghiệm giữa các thư viện

Khơng thể nói rằng hiện nay cơ quan thơng tin – thƣ viện đại học có đủ tiềm lực để đáp ứng mọi yêu cầu của ngƣời dùng tin, cũng nhƣ phải chấp nhận thực tế là chúng ta còn chƣa phát huy hết đƣợc khả năng thực sự của bộ phận này. Yêu cầu xã hội đối với nguồn nhân lực ngày càng cao, địi hỏi sinh viên tốt nghiệp phải có một nền tảng kiến thức khá vững. Điều này tất yếu dẫn đến việc sinh viên phải tăng cƣờng việc tự học, tự nghiên cứu cũng nhƣ phải tranh thủ và tận dụng các nguồn tin có thể có để làm giàu kiến thức cho mình. Là một bộ phận gắn bó hữu cơ với trƣờng đại học, các cơ quan thông tin – thƣ viện đại học khơng thể bỏ qua thực tế tích cực này. Tuy nhiên, do hậu quả của một thời kỳ trì trệ, bản thân mỗi cơ quan thông tin – thƣ viện đại học không thể tự xoay xở để có thể đảm bảo thông tin cả về chất lƣợng và số lƣợng. Trong thời điểm hiện tại, sự phối hợp giữa các cơ quan thông tin – thƣ viện đại học là biện pháp hữu hiệu để giúp chính họ tăng cường nguồn lực

Bên cạnh đó, nếu khơng có sự phối kết hợp lẫn nhau, các cơ quan thông tin – thƣ viện đại học sẽ dễ bị lạc hậu (do không cập nhật đƣợc kip thời những yêu cầu mới về chuyên môn cũng nhƣ khơng có sức ép về vấn đề hồn thiện cơ cấu tổ chức, hoạt động). Mối quan hệ và gắn bó mật thiết giữa các đơn vị khiến bản thân mỗi đơn vị phải luôn tự đổi mới để có thể bắt kịp với sự phát triển chung của cả hệ thống. Và đó cũng chính là cái đích mà mỗi cơ quan thông tin – thƣ viện luôn mong muốn đạt tới.

Cuối cùng, nếu các cơ quan thông tin – thƣ viện đại học Việt Nam liên kết thành một mạng lƣới thì đó sẽ là một lực lƣợng hùng hậu đáng kể để có thể tham gia vào các mối quan hệ quốc tế. Vị thế của cả một hệ thống chắc

chắn sẽ lớn hơn rất nhiều cá thể từng đơn vị tham gia. Thực ra thì chính các cơ quan thơng tin – thƣ viện đại học ở một số nƣớc cũng thƣờng xây dựng cho riêng mình một hiệp hội để tiện cho việc xây dựng các mối quan hệ quốc tế. Rõ ràng, để phát triển chính mình, các cơ quan thơng tin – thƣ viện đại học Việt Nam cần phải liên kết và hợp tác trên tất cả các lĩnh vực hoạt động (đặc biệt là việc chia sẻ nguồn lực thông tin).

Tăng cƣờng tổ chức, tham gia các cuộc hội nghị, hội thảo quốc tế về vấn đề thƣ viện để trao đổi học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt, tiếp thu những thành quả, công nghệ tiên tiến trên thế giới nhằm phát triển sự nghiệp thƣ viện Việt Nam.

Do ở một số thƣ viện còn tồn tại tƣ duy ―quản thủ tƣ liệu‖, ngƣời ta đã dựng nên nhiều rào cản không gian, rào cản thời gian và rào cản thủ tục. Sinh viên, giảng viên chỉ có thể tiếp cận đƣợc với nguồn lực thông tin ở một địa điểm nhất định và với một loạt những thủ tục nhất định… Cần phải dỡ bỏ tất cả những rào cản ấy. Khuynh hƣớng ―thƣ viện không tƣờng‖ hay ―phục vụ bên ngoài các bức tƣờng thƣ viện‖ hiện nay đang đƣợc các thƣ viện hƣớng đến. Thƣ viện đại học phải trở thành một trạm trung chuyển thông tin của một

hệ thống thông tin toàn quốc và toàn cầu. Những thành tựu của công nghệ thông tin, kỹ thuật, viễn thông là thời cơ để xu hƣớng này có thể phát triển thuận lợi.

Mở rộng hợp tác quốc tế, liên kết hoà mạng với hệ thống thƣ viện của một số trƣờng đại học tên tuổi trong khu vực trong việc trao đổi tài liệu, kinh nghiệm tổ chức và quản lý thƣ viện hiện đại, đào tạo chuyên gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng khung phân loại thập tiến dewey rút gọn 14 vào các thư viện đại học ở hà nội thực trạng và giải pháp (Trang 86 - 88)