Điểm khác biệt giữa hai phiên bản của Khung phân loại Dewey rút gọn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng khung phân loại thập tiến dewey rút gọn 14 vào các thư viện đại học ở hà nội thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 51)

8 Đại học Văn hóa Hà Nộ

2.1.3. Điểm khác biệt giữa hai phiên bản của Khung phân loại Dewey rút gọn

Dewey rút gọn 14

DDC đƣợc biên soạn có khuynh hƣớng thiên về sử dụng của các nƣớc Âu – Mỹ, chủ đề Việt Nam còn sơ sài, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Trên cơ sở thực tiễn của Việt Nam, OCLC và cơ quan biên tập và phát triển DDC thuộc Thƣ viện Quốc hội Hoa Kỳ đã đồng ý với chủ trƣơng mở rộng của Việt Nam và có chính sách biên tập lại, đƣa vào bản rút gọn cũng nhƣ bản rút gọn để sử dụng cho các thƣ viện trên toàn cầu.

Việc mở rộng khung DDC14 Việt hóa tập trung chủ yếu vào các ngành khoa học xã hội và nhân văn, còn các khoa học tự nhiên và khoa học công nghệ đƣợc giữ nguyên bản.

Địa lý Việt Nam. Dƣới các tiểu phân mục chi tiết này đều có ghi chú và tham chiếu về các địa danh liên quan. So với phiên bản đầy đủ cũng nhƣ rút gọn gốc, phiên bản DDC 14 Việt hóa có nhiều vùng mở rộng cho Việt Nam, trong đó nổi bật và ảnh hƣởng nhiều nhất là chỉ số trong bảng phụ thứ 2 (tiểu phân mục cho các khu vực địa lý và con ngƣời).

Bảng 2 : Khu vực địa lý, và con ngƣời

Trong DDC 14 nguyên bản và ngay cả trong DDC 22 chỉ có một trợ ký hiệu địa lý duy nhất cho Việt Nam – 597. Tiểu phân mục – 597 trong Bảng 2 đã đƣợc chi tiết hóa cho 9 vùng địa lý tự nhiên và 64 tỉnh thành (đơn vị hành chính) chính thức.

- 3 vùng phi hành chính (các miền Bắc, Trung và Nam) đƣợc chi tiết hoá thành 9 tiểu phân mục với các ký hiệu cụ thể nhƣ sau:

—597 1 Miền núi phía Bắc Việt Nam —597 2 Miền Trung du Bắc bộ

—597 3 Vùng Đồng bằng Sông Hồng —597 4 Vùng ven biển Bắc Trung Bộ —597 5 Vùng ven biển Nam Trung bộ —597 6 Vùng Tây nguyên

—597 7 Vùng Đông Nam Bộ

—597 8 Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long —597 9 Vùng Đồng bằng Sông Hậu

- 64 đơn vị hành chính bao gồm 59 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc Trung ƣơng (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ). Tận dụng cả 9 tiểu phân mục để chia nhỏ và tạo ký hiệu ngắn nhất có thể đƣợc cho các tỉnh và thành phố nói trên. Ví dụ, các tỉnh và thành phố nằm trong Vùng Đồng bằng Sơng Hồng (—597 3) có các ký hiệu chi tiết nhƣ sau:

—597 31 Thành phố Hà Nội —597 32 Hà Tây —597 33 Hƣng Yên —597 34 Hải Dƣơng —597 35 Thành phố Hải Phòng —597 36 Thái Bình —597 37 Hà Nam —597 38 Nam Định —597 39 Ninh Bình

- Dƣới các tiểu phân mục địa lý đều có ghi chú chỉ dẫn nơi xếp các địa vật tự nhiên liên quan có nhiều tài liệu đề cập tới, ví dụ, các sơng, hồ, hang động, núi đồi nổi tiếng.

Từ ngày 24 tháng 12 năm 2005, EPC đã quyết định sử dụng ký hiệu 9 vùng địa lý tự nhiên của Việt Nam nhƣ quy định trong bản dịch cho mọi ấn bản DDC kế tiếp bằng tiếng Anh. Việc chi tiết hóa các ký hiệu này cho 64 tỉnh thành sẽ đƣợc xem xét khi có nhiều tài liệu trong kho sách của các thƣ viện nƣớc ngoài.

Bên cạnh việc mở rộng của bảng 2, DDC 14 tiếng Việt cịn có sự mở rộng ở các vùng Lịch sử Việt Nam, ngôn ngữ Việt Nam, Văn học Việt Nam, các đảng phái chính trị ở Việt Nam, chủ nghĩa Mác-Lênin…

Vùng lịch sử Việt Nam không giống nhƣ ở các ấn bản tiếng Anh, dãy

chỉ số phân loại 959.701–959.70442 chi tiết hoá đã đƣợc đƣa vào bản dịch, phản ánh Lịch sử Việt Nam từ sơ kỳ lịch sử qua các thời kỳ ngoại thuộc, chế độ chính trị tới hiện nay với đầy đủ các ghi chú và tham chiếu hƣớng dẫn ngƣời phân loại.

Mốc để phân chia giai đoạn lịch sử cũng đƣợc thay đổi cho phù hợp với lịch sử Việt Nam. Chỉ số 959.704 cho thời kỳ từ 1949 đến nay đã đƣợc chỉnh lý, thay bằng 1945 (―Việt Nam độc lập‖).

Trong DDC 22, toàn bộ thời kỳ lịch sử trƣớc năm 1949 đều đƣợc xếp vào mục phân loại 959.703. Tháng 4 năm 2004, phía Việt Nam đã đƣa ra phƣơng án mở rộng cho phần lịch sử Việt Nam và đề nghị thay mốc 1949 bằng 1945 (Cách mạng tháng Tám). Ngày 24 tháng 2 năm 2005, EPC đã thông qua những thay đổi và các mục chuyển vị trí để cho DDC 22 và Bản dịch tiếng Việt DDC 14 có cùng cấu trúc và dàn ý đại cƣơng đối với chủ đề Lịch sử Việt Nam.

Phần mở rộng trong Ấn bản rút gọn tiếng Việt có nhiều tiểu phân mục hơn (chi tiết hơn) vì ở Việt Nam có nhiều tài liệu hơn. Thí dụ, mục 959.701 đƣợc chi tiết hoá nhƣ sau:

959.701 Sơ kỳ lịch sử cho tới năm 939

959.701 1 Sơ kỳ lịch sử cho tới năm 258 trƣớc công nguyên 959.701 2 257–179 trƣớc công nguyên

959.701 3 Thời kỳ Bắc thuộc, 179 trƣớc công nguyên – 939 sau công nguyên.

Các dân tộc Việt Nam

Việc mở rộng Khung DDC 14 cho các dân tộc ở Việt Nam đƣợc tiến hành song song với chi tiết hố ngơn ngữ.

Trong Ấn bản rút gọn này, các nhóm dân tộc ở Việt Nam. Chỉ số phân loại 305.805-89 trong DDC 22 (các nhóm dân tộc và sắc tộc cụ thể ) và 305.895 (Các dân tộc Đông Á và Đông Nam Á) trong DDC 14 đƣợc chỉnh lý, cụ thể hóa và mở rộng rất nhiều để bao quát 54 dân tộc hiện đang cƣ trú trên lãnh thổ Việt Nam:

Ví dụ: Các dân tộc nói tiếng Mơng-Miền 305.895 97 Các dân tộc Mông-Miền 305.895 972 Dân tộc Mông (Mèo) 305.895 974 Dân tộc Pà Thẻn 305.895 978 Dân tộc Dao

Ngôn ngữ Việt Nam: Trên cơ sở mở rộng chỉ số 495.9 (và 895.9- vùng

8) của nguyên bản DDC 14 và 495.91-.97 (và 895.91-.97) của DDC 22 (Các ngôn ngữ (văn học) của Đông Nam Á; ngôn ngữ Munđa), hệ thống ký hiệu hiện tại trong Bản dịch bao quát tất cả các đề tài liên quan tới ngôn ngữ của 54 dân tộc anh em, hiện đang sinh sống và làm ăn ở Việt Nam. Ký hiệu 495.97 trong DDC 14 tiếng Việt đƣợc sửa đổi và mở rộng thành:

Ví dụ: 495.91 Tiếng Tày-Thái 495.922 Tiếng Việt 495.932 Tiếng Khơ me 495.972 Tiếng Mông (Mèo)

495.97 Các ngôn ngữ Mông-Miền (Mèo-Dao) 495.974 Pà Thẻn

Văn học Việt Nam: Tƣơng tự nhƣ phần ngôn ngữ, trên cơ sở mở rộng

chỉ số 895.9 của nguyên bản DDC 14, hệ thống ký hiệu hiện tại trong Bản dịch bao quát tất cả các đề tài liên quan đến văn học bằng ngôn ngữ của 54 dân tộc anh em hiện đang sinh sống và làm ăn tại Việt Nam

Ví dụ:

895.91 Văn học Tày – Thái 895.922 Văn học VIệt Nam 895.9223 Tiểu thuyết Việt Nam

Về các Đảng phái chính trị: Ký hiệu phân loại 324.2597, khơng có

trong DDC 14 nguyên bản đã đƣợc đƣa vào DDC 14 tiếng Việt để phân loại các tài liệu về các chính đảng, hoạt động ở Việt Nam từ trƣớc tới nay

Ví dụ: 324.259707 Đảng Cộng sản Việt Nam.

Về Chủ nghĩa Mác-Lênin: Trong DDC 14 có 2 chỉ số phân loại liên

quan đến chủ nghĩa Mác-Lênin là 320.53 dành cho Chủ nghĩa Mác-Lênin nhƣ là một hệ tƣ tƣởng chính trị và 335.4 dành cho Chủ nghĩa Mác-Lênin nhƣ là một hệ thống kinh tế xã hội. Trong phiên bản tiếng Việt chỉ số thứ nhất đã đƣợc chỉnh lý để cho Chủ nghĩa Mác-Lênin không phân loại chung vào một ký hiệu với Chủ nghĩa phát xít dƣới đề mục ―Chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa phát xít‖. Chỉ số dành cho chủ nghĩa phát xít hiện ngắn hơn: 320.5, do đề tài này nằm trong một ghi chú Bao gồm cả. Chỉ số thứ hai đã đƣợc chỉnh lý và mở rộng nhiều theo DDC 22 để phản ánh chi tiết hệ thống Mác xít, các hình thái của chủ nghĩa cộng sản.

Lần đầu tiên, Chủ nghĩa cộng sản Việt Nam và tác phẩm tổng quát về Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đƣợc đƣa vào Hệ thống phân loại DDC với ký hiệu độc lập 335.4346

Ngồi việc dịch các mục sẵn có trong cơ sở dữ liệu (tƣơng ứng với số lƣợng và các trình bày các mục từ chỉ mục trong nguyên bản tiếng Anh của DDC 14) và tuân theo các Quy tắc biện tập chung của EPC, ban biên tập Ấn bản tiếng Việt DDC 14 đã tiến hành thích nghi và mở rộng Bảng chỉ mục quan hệ cho phù hợp với đặc điểm ngơn ngữ tiếng Việt và thói quen sử dụng các điểm truy cập của cán bộ phân loại Việt Nam nhƣ sau:

 Bổ sung các từ đồng nghĩa, có chú ý tới ngơn ngữ hai miền Nam, Bắc. Ví dụ: Ngƣời thiểu năng = Ngƣời khuyết tật

Heo = Lợn

 Bổ sung các hình thức diễn đạt khác của cùng một mục từ, đảm bảo tính thân thiện của Bảng chỉ mục.

Ví dụ: Germany (East) = East Germany Sec (C.H.) = Cộng hoà Séc

Instruments (Music)=Musical (Instrument) Ghita (Đàn) = Đàn ghita

 Thêm hoặc bớt các từ bổ nghĩa (trong ngoặc đơn) sau mục từ: Thêm (so với mục từ tiếng Anh),

Ví dụ: Đƣờng (Thực phẩm) sv. Sugar Đƣờng (Giao thông) sv. Roads Bớt (so với mục từ tiếng Anh), Ví dụ: Bộ nhớ sv. Memory (Computer)

Hải cẩu sv. Seals (Animals)

• Làm tham chiếu Xem thêm cho các mục từ đồng nghĩa tiếng Việt. Ví dụ: Ngƣời khuyết tật Xem thêm Ngƣời thiểu năng

Giao thông đƣờng bộ Xem thêm Vận tải đƣờng bộ • Bỏ bớt các từ đồng nghĩa tiếng Anh

Aves = Birds; Freighter = Cargo ship Export trade = Foreign Trade

• Tích hợp các mục từ tiếng Anh.Vd,:

Ground transportation + Land transportation = Vận tải mặt đất Adopted children + Foster children = Con nuôi

Weapons + Arms (Military) = Vũ khí • Tách các mục từ tiếng Anh. Vd.:

Behavior = Hành vi (cho Ngƣời) Behavior = Tập tính (cho Động vật)

Fog = Sƣơng mù (cho Khí tƣợng học) Fog = Màng mờ (cho Hoá keo)

Crystals = Tinh thể (cho Tinh thể học)

Crystals = Quả cầu pha lê (cho Thuyết huyền bí)

• Căn cứ vào ngữ cảnh chủ đề của mục phân loại, làm rõ nghĩa của các thuật ngữ trùng nhau nhƣ nêu trong từ điển. Vd:

Shellfishes (594) = Động vật (nhuyễn thể) có vỏ cứng Crustaceans (595.3) = Động vật có vỏ cứng

Fiber crops (633.5) = Cây lấy sợi và Textile plants (Living organisms) (677) = Cây lấy sợi (có hạt)

Các ghi chú quan trọng

Để hỗ trợ cho cán bộ biên mục trong DDC 14 có nhiều ghi chú. Ghi chú rất quan trọng vì nó cung cấp thơng tin chƣa đƣợc thể hiện rõ trong hệ thống phân cấp ký hiệu hoặc trong đề mục về trật tự, cấu trúc, sự phụ thuộc và các vấn đề khác. Các ghi chú có thể chia ra làm các loại: Ghi chú mơ tả nội dung của một lớp và tiểu phân mục của nó; Ghi chú bao gồm cả; Ghi chú bao quát gần nhƣ toàn bộ; Ghi chú về nội dung ở các lớp khác; Ghi chú giải thích sự thay đổi hoặc bất qui tắc trong Bảng chính và Bảng phụ và Ghi chú chỉnh lý. Trong các loại ghi chú đã nêu, đáng chú ý nhất là Ghi chú Bao gồm cả. Không nhƣ các loại ghi chú khác, Ghi chú Bao gồm cả cho biết đề tài trong vị trí chờ có nghĩa là các đề tài chƣa đầy đủ tài liệu để có chỉ số riêng. Những đề tài đƣợc chỉ ra trong ghi chú này khơng có hiệu lực phân cấp. Nói cách khác các đề tài đƣợc chỉ ra trong Ghi chú bao gồm cả sẽ không đƣợc ghép với bảng tiểu phân mục chung và cũng không đƣợc sử dụng kỹ thuật tạo lập chỉ số.

DDC 14 đƣợc đƣa vào sử dụng trong phân loại tài liệu tại các thƣ viện Việt Nam với một số thay đổi và mở rộng cho phù hợp với thực tế. Sự

thay đổi giúp cho việc biên mục thuận lợi hơn nhƣng cũng đôi lúc cũng gây bối rối cho ngƣời biên mục. Việc sử dụng DDC 14 sẽ tốt hơn nếu ngƣời biên mục đọc kỹ các hƣớng dẫn trong quá trình biên mục. Bám sát các hƣớng dẫn trong DDC là một bƣớc để tạo lập đƣợc các số phân loại chính xác. Tuy nhiên, việc mở rộng này cũng là điều cần lƣu ý cho các cán bộ biên mục, đặc biệt là khi tham khảo (hoặc sao chép) số phân loại ở các mục lục trực tuyến của các thƣ viện sử dụng các ấn bản DDC đầy đủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng khung phân loại thập tiến dewey rút gọn 14 vào các thư viện đại học ở hà nội thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 51)