Vai trò của NVCTXH trong truyền thông tại cơ sở dạy nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, huyện thường tín (Trang 102 - 105)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2. Vai trò của NVCTXH trong truyền thông tại cơ sở dạy nghề

Nhân viên công tác xã hội giới thiệu nghề về các cơ sở dạy nghề cho NKT: Vai trò này gắn với vai trò của đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác chuyên môn kèm cặp, hướng dẫn NKT tại cơ sở dạy nghề, các thông tin NVCTXH truyền thông đến NKT chủ yếu là các thông tin mang tính chuyên sâu về các hoạt động dạy nghề và việc làm, các kiến thức – kỹ năng phục vụ hoạt động lao động sản xuất, định hướng nghề cho NKT. Tại các cơ sở dạy nghề, sau khi giới thiệu về ngành nghề và yêu cầu của từng ngành nghề theo học, thì NVCTXH chủ động tìm hiểu trước và có thông tin về các ngành nghề sẵn có tại địa phương. Những thông tin này có thể lấy từ phân tích thị trường cũng như báo cáo kinh tế của địa phương hoặc qua quá trình trao đổi trực tiếp với các cơ sở sản xuất trong việc dạy nghề và tạo việc làm cho NKT, ngoài ra NVCTXH xem xét thông tin từ nhiều góc độ để có cái nhìn trực quan nhằm đưa ra những góp ý đúng đắn cho NKT tham gia học nghề. Từ đó NVCTXH tìm hiểu những thông tin từ phía người khuyết tật. Từ những thông tin NKT trả chia sẻ, NVCTXH cung cấp lại thông tin cho NKT về nghề lựa chọn: yêu cầu của nghề về sức khỏe, độ tuổi; khả năng và kỹ năng cần có khi người khuyết tật học nghề đó; điểm mạnh, điểm yếu khi người khuyết tật lựa chọn nghề đó; yêu

Bƣớc 1

Giới thiệu nghề và các cơ sở dạy

nghề

Bƣớc 2

Truyền thông, tư vấn giúp NKT

lựa chọn nghề

Bƣớc 3

Truyền thông, tư vấn, lựa chọn cơ

sở học nghề

Bƣớc 4

Xây dựng kế hoạch việc làm

cầu phương tiện phục vụ mục đích đi lại; thời gian học nghề; tương lai sau khi học nghề; thu nhập bình quân của nghề lựa chọn; tên, địa chỉ, ngành nghề đào tạo và kinh doanh của các cơ sở sản xuất nhận đào tạo nghề hoặc tuyển dụng. NVCTXH thu thập thông tin đa chiều về yêu cầu, tiêu chí của các cơ sở dạy nghề để định hướng giúp cho người khuyết tật lựa chọn ngành nghề phụ hợp với yêu cầu, nguyện vọng của người khuyết tật với bên dạy nghề và tạo việc làm. Giải đáp những thắc mắc của NKT về các cơ sở dạy nghề về ngành nghề, lương, điều kiện làm việc, thời gian học nghề…

Nhân viên công tác xã hội tư vấn giúp người khuyết tật lựa chọn nghề phù hợp: Khi giới thiệu về nghề và các cơ sở dạy nghề và tạo việc làm, NVCTXH thực hiện tư vấn giúp người khuyết tật lựa chọn nghề dựa trên các thông tin đã thu thập thông qua điều tra cơ bản, phân tích thị trường cũng như quá trình phỏng vấn người khuyết tật. Nhu cầu đào tạo và tuyển dụng người khuyết tật của các cơ sở dạy nghề và tạo việc làm tại huyện Thường Tín có 14 đơn vị; các đơn vị có nhu cầu dạy nghề và tạo việc làm có yêu cầu vễ khả năng, kỹ năng, sức khỏe, độ tuổi cần đối với từng ngành nghề đúng với tiêu chí đưa ra. Dựa trên các thông tin này, NVCTXH sẽ giúp người khuyết tật lựa chọn được các ngành nghề phù hợp nhất bằng cách giới thiệu đăc điển, ưu điểm của từng ngành nghề cho người khuyết tật để họ có thể lựa chọn nghề phù hợp nhất với khả năng và mong muốn của mình; hỏi người khuyết tật những ngành nghề nào phù hợp với khả năng của mình, ngành nghề nào không phù hợp với thực trạng tình hình của mình. Dựa trên những thông tin này NVCTXH sẽ giúp người khuyết tật lựa chọn được các ngành nghề phù hợp nhất bằng cách giới thiệu ưu và nhược điểm cho người khuyết tật có thể lựa chọn nghề phù hợp nhất với khả năng và mong muốn của mình. Cần lưu ý những trường hợp nghề học lựa chọn không phù hợp với người khuyết tật, thì NVCTXH giải thích lý do, phân tích cho người khuyết tật những ưu điểm và nhược điểm nếu người khuyết tật quyết tâm theo đuổi nghề đã lựa chọn, đồng

thời gợi ý các ngành nghề phụ hợp hớn với họ để họ có thể suy nghĩ và thay đổi lựa chọn cho phù hợp với bản thân. NVCTXH đề nghị cơ sở dạy nghề và tạo việc làm tham gia tư vấn thêm về đặc điểm, yêu cầu cũng như khả năng tìm được việc làm hoặc kế hoạch tuyển dụng, mức lương và điều kiện làm việc của nghề gợi ý để người khuyêt tật thấy được các ưu điểm của nghề này. Qua đó, người khuyết tật có thể tự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân. Sau đây là chia sẻ của NKT và đại diện cơ sở dạy nghề cho NKT:

* Ý kiến chia sẻ của cán bộ cơ sở dạy nghề cho NKT: “NKT khi được lựa chọn tham gia hoạt động dạy nghề và tạo việc làm ở cơ sở chúng tôi thì trước tiên phải tham gia các buổi truyền thông sinh hoạt chuyên đề để có kiến thức chung, kiến thức tổng quan về nghề nghiệp bản thân sẽ theo đuổi, ngoài ra trong các buổi truyền thông này cơ sở dạy nghề chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin để giúp NKT củng cố niềm tin vào nghề đang theo học; sau khi được nhận vào học chúng tôi vừa kết hợp đào tạo tay nghề vừa kết hợp truyền thông tư vấn để trang bị năng lực toàn diện cho NKT” (PVS cán bộ dạy nghề cho NKT thuộc cơ sở dạy nghề Anh Tâm).

* Ý kiến chia sẻ của NKT đang tham gia học nghề: “Em mới vào cơ sở dạy nghề Anh Tâm học nghề, được gia đình và các anh chị giáo viên dạy nghề định hướng em thấy cũng bớt lo lắng, em mong học được cái nghề để có việc làm phụ giúp cho gia đình vì bố mẹ em rất khó khăn, nhà em thì đông anh em nên em phải học nghề cho thật tốt” (PVS NKT tại cơ sở dạy nghề Anh Tâm).

Nhân viên công tác xã hội tư vấn định hướng để NKT lựa chọn cơ sở học nghề:Sau khi thống nhất nghề học phù hợp với khả năng và độ tuổi, sức khỏe của người khuyết tật, NVCTXH và cơ sở dạy nghề tư vấn lựa chọn cơ sở học nghề phù hợp cho người khuyết tật. Để người khuyết tật lựa chọn cơ sở nghề phù hợp, NVCTXH cung cấp các thông tin như: Chương trình đào tạo; thời lượng đào tạo; tay nghề cần đạt được khi tốt nghiệp; thông tin về việc cấp chứng chỉ công nhận tay nghề; địa điểm đào tạo. NVCTXH tư vấn cho người

khuyết tật chọn cơ sở học nghề phù hợp với lựa chọn nghề cũng như với thời gian đi học và đi lại cho người khuyết tật. Những người khuyết tật có mong muốn học tại một cơ sở dạy nghề và tạo việc làm nhất định NVCTXH xem xét mức độ phù hợp để tư vấn lại cho người khuyết tật. Sau khi tư vấn giúp người khuyết tật lựa chọn được nghề phù hợp NVCTXH tìm hiểu nguyện vọng sau khi học nghề của người khuyết tật và hướng dẫn người khuyết tật xây dựng kế hoạch việc làm cụ thể sau khi học nghề. Đây là một công cụ giúp người khuyết tật có thể định hướng, lên kế hoạch, vạch ra một lộ tình rõ rang, cụ thể để có thể thực hiện được mục tiêu việc làm đã lựa chọn. Việc xây dựng kế hoạch này sẽ giúp người khuyết tật có cái nhìn rõ ràng hơn về nghề nghề nghiệp và con đường phải đi cũng là như là công cụ giúp người khuyết tật theo dõi mình đã thực hiện được những gì để đạt được mục tiêu đề ra, sau đây là kế hoạch việc làm của người khuyết tật. Mục tiêu người khuyết tật xác định nghề nghiệp theo học và kiếm sống; xác định những yêu cầu của nghề học; xác định yêu cầu nghề nghiệp và khả năng đáp ứng của bản thân; tận dụng sự ủng hộ từ gia đình; học nghề; thông tin về cơ sở dạy nghề và làm việc trong tương lai; được nhận vào làm chính thức tại một cơ sở tuyển dụng; nuôi sống bản thân và phụ giúp gia đình. Căn cứ vào các mục tiêu mà người khuyết tật cần đạt được, từ đó người khuyết tật xây dựng lên các hoạt động, thời gian thực hiện, địa điểm thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, huyện thường tín (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)