Truyền thông đại chúng về hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho NKT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, huyện thường tín (Trang 63 - 79)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3. Truyền thông đại chúng về hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho NKT

Truyền thông đại chúng từ các phương tiện: báo, đài, tivi, loa truyền thanh tại địa phương… chính là những kênh thông tin truyền thống, phát triển mạnh đồng thời với sự phát triển kinh – tế xã hội của địa phương, với đặc thù là một xã thuộc khu vực ngoại thành Thành phố Hà Nội, xã Quất Động chịu ảnh hưởng và tác động lớn từ khu vực nội thành, ngoài ra cũng có những lợi thế nhất định trong việc sử dụng phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, tivi, loa truyền thanh để truyền tải các thông tin, chính sách của Đảng, nhà nước, của chính quyền địa phương và các cơ quan đoàn thể tại địa phương trong hoạt động trợ giúp NKT, giúp NKT hưởng những quyền bình đẳng như những người bình thường khác, tự tin hòa nhập xã hội và nhận được sự trợ giúp từ phái cộng đồng. [29]

Các phương tiện truyền thông đại chúng báo, đài, tivi, loa truyền thanh tại địa phương tại xã Quất Đồng, thời gian qua đã vận động truyền thông tạo

hành lang thông tin rất tốt cho hoạt động hỗ trợ NKT, từ khâu lựa chọn đối tượng đến các khâu sau của hoạt động trợ giúp: NKT có khả năng làm việc; có mong muốn được học nghề và có việc làm; người khuyết tật chưa có nghề/chưa được học nghề; người khuyết tật đã học nghề nhưng chưa có việc làm (học nâng cao/kết nối việc làm); có trình độ văn hóa tối thểu: biết đọc, biết viết; có giấy chứng nhận loại hình khuyết tật; nằm trong độ tuổi lao động (17 tuổi - 45 tuổi). Bên cạnh các tiêu chí đưa ra trên cũng cần cân nhắc đến những ưu tiên theo thứ tự: Phụ nữ khuyết tật và người khuyết tật có sự ủng hộ của gia đình về việc học nghề và làm việc. [29]

Biểu đồ 2.5 thể hiện mức độ cập nhật thông tin học nghề và tạo việc làm của NKT qua kênh truyền thông đại chúng (báo, đài, tivi, loa

truyền thanh), đây là kênh truyền thông phổ biến nhất hiện nay, tốc độ

phát triển của kênh truyền thông này gắn với tốc độ phát triển kinh - tế xã hội tại địa phương.

Trong tổng số 100 NKT xã Quất Động tham gia khảo sát, chiếm tỷ lệ cao nhất với 46% là số NKT cho biết bản thân cập nhật thông tin học nghề và tạo việc làm cho NKT qua kênh truyền thông đại chúng (báo, đài, tivi, loa truyền thanh) ở mức “Thỉnh thoảng”, trong khi ở mức “Không thường xuyên” chiếm 18%; ở mức “Rất thường xuyên” chiếm 14% và “Thường xuyên” chiếm 21%, từ kết quả khảo sát này có thể dễ dàng nhận thấy, kênh truyền thông đại chúng (báo, đài, tivi, loa truyền thanh) là kênh ít nhận được sự quan tâm và theo dõi của NKT, bởi đây là kênh thông tin mang tính đại chúng đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin đa chiều của cộng đồng, đây không phải kênh truyền thông chuyên biệt dành riêng cho NKT nên những thông tin về NKT, các chính sách cho NKT, thông tin về hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho NKT ít được đăng tải và chia sẻ trên kênh này.

Theo chia sẻ của NKT, gia đình NKT cho biết các thông tin truyền thông đại chúng từ (báo, đài, tivi, loa truyền thanh) nếu có nhắc tới vấn đề của NKT, vấn đề chính sách cho NKT, vấn đề dạy nghề và tạo việc làm cho NKT thì những thông tin truyền thông từ kênh truyền thông này cũng không được sâu sắc, chi tiết, cụ thể, những thông tin mang tính chung chung giới thiệu. Bên cạnh đó, do bản thân có những khiếm khuyết nhất định nên bản thân NKT cũng khó khăn trong việc tiếp cận các thông tin này, các thông tin này mang tính chung chung khó hiểu hoặc khiến NKT hiểu và nhận thức một cách lệch lạc không đầy đủ. Đây cũng là một hạn chế của kênh truyền thông này, cần xây dựng cho đối tượng NKT một kênh truyền thông riêng để NKT địa phương tiếp cận với hoạt động dạy nghề - tạo việc làm nói riêng và những chính sách khác cho NKT nói chung một cách thuận lợi.

Mong muốn cho người khuyết tật lựa chọn được những ngành nghề phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, sức khỏe, sự nhận thức của họ. Xã Quất Động đã xây dựng kết nối được 14 cơ sở với 6 nghề truyền thống ở

địa phương (nghề thêu, điện dân dụng, sơn mài, vàng mã, nghề mộc). Đây là những nghề truyền thống và là thế mạnh của sự phát triển kinh tế xã hội tại huyện Thường Tín, chính vì vậy những ngành nghề truyền thống này luôn được chính quyền địa phương ưu tiên hàng đầu. Việc đào tạo nghề tại cơ sở dạy nghề người khuyết tật được tập trung học và thực hành theo chương trình, quy trình của từng ngành nghề. Việc đào tạo nghề tại cơ sở dạy nghề được thực hiện theo hình thức “Cầm tay chỉ việc” và thực tập nghề. Cầm tay chỉ việc là hình thức đào tạo ngay trong tình huống làm việc bình thường. Người khuyết tật được đào tạo một kèm một tại nơi làm việc dưới sự hướng dẫn chỉ dạy của những người thành thạo với công việc. Với hình thức đào tạo này, người khuyết tật cũng có cơ hội được hướng dẫn làm việc trực tiếp trên các máy móc và sản phẩm cụ thể tai nơi làm việc.

Người khuyết tật được dạy nghề tại cơ sở dạy nghề theo khung chương trình đã được xây dựng. Người hướng dẫn có thể là chủ cơ sở dạy nghề hoặc một thợ lành nghề có kĩ năng truyền đạt. Ngoài ra những người làm cùng chính là người hướng dẫn cho người khuyết tật. Qua quá trình hướng dẫn, người khuyết tật không chỉ được học nghề một cách cẩn thận, kĩ lưỡng mà còn được hòa nhập với người khác trong cơ sở dạy nghề. Sự hợp tác, tận tụy của các cơ sở dạy nghề và người khuyết tật cùng cán bộ giáo viên làm việc tại 14 cơ sở dạy nghề tại địa phương. Trong thời gian học nghề có những học viên làm ra sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng của cơ sở dạy nghề đã được hưởng mức lương từ 500 trăm nghìn đồng đến 2 triệu đồng. Đây là nguồn hỗ trợ, động viên rất lớn cho người khuyết tật cố gắng vươn lên trong học tập. Người khuyết tật cảm thấy tự tin hơn về bản thân của mình, cảm nhận được sự hữu ích của mình đối với gia đình và xã hội.

Biểu đồ 2.6 thể hiện lợi ích của kênh truyền thông đại chúng đối với

NKT đang tham gia học nghề và tạo việc làm, như: Có thông tin về khóa

học nghề; có thông tin về đơn vị tuyển sinh học nghề; có thông tin về doanh nghiệp sử dụng lao động khuyết tật; có thông tin về chính sách học nghề - tạo việc làm cho NKT; có thông tin về thị trường việc làm và nhu cầu xã hội; có thông tin về đầu ra sản phẩm; củng cố niềm tin đối với nghề nghiệp đang theo đuổi.

(Nguồn: Khảo sát NKT xã Quất Động, Thường Tín, Hà Nội)

Trong tổng số 100 NKT xã Quất Động tham gia khảo sát cho biết về lợi của kênh truyền thông đại chúng đối với NKT đang tham gia học nghề và tạo việc làm, chiếm tỷ lệ cao nhất với 55% là số NKT nhận thấy lợi ích là “Có thông tin về chính sách học nghề - tạo việc làm cho NKT”; chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 35% là số NKT nhận thấy lợi ích của các kênh truyền thông đại chúng là “Có thông tin về khóa học nghề”; Có 31% số NKT nhận thấy lợi ích của các kênh truyền thông đại chúng là “Có thông tin về thị trường việc làm và nhu cầu xã hội”; Có 29% số NKT nhận thấy lợi ích của các kênh truyền

thông đại chúng là “Có thông tin về đơn vị tuyển sinh học nghề”; Có 17% số NKT nhận thấy lợi ích của các kênh truyền thông đại chúng là “Có thông tin đầu ra sản phẩm” và chỉ có 11% số NKT nhận thấy lợi ích của các kênh truyền thông đại chúng là “Củng cố niềm tin đối với nghề nghiệp đang theo đuổi”, có thể thấy nếu cung cấp những thông tin khái quát, thông tin tổng quan, thông tin chung chung về một vấn đề nào đó thì kênh thông tin đại chúng báo, đài, tivi, lao truyền thanh thực hiện khá tốt, bởi nó là kênh thông tin phủ rộng dành tuyên truyền và phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước, các thông tin kinh tế - xã hội - lao động – việc làm cũng được chia sẻ một cách tổng hợp. Ngoài ra, thông tin như đài truyền thanh địa phương nó là một kênh phủ rộng khắp xã Quất Động, nếu NKT khó khăn trong vấn đề tiếp nhận thì người dân trong cộng đồng và gia đình họ sẽ chia sẻ lại, thông tin từ phương tiện truyền thanh mang tính gần gũi, chi tiết hơn so với thông tin từ các phương tiện như báo, đài, tivi.

Thông qua kênh truyền thông đại chúng tại địa phương, đồng thời được sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, gia đình, dự án dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật, các cơ sở dạy nghề và tạo việc làm tại địa phương như: người khuyết tật được hỗ trợ về vốn, cơ sở hạ tầng, chỗ làm việc, hỗ trợ trả lương cho các sản phẩm đạt chất lượng, hỗ trợ ăn trưa... Tại cơ sở dạy nghề ơ sở vật chất phục vụ công tác dạy nghề và làm việc phù hợp với việc di chuyển đi lại của người khuyết tật, phòng làm việc đủ điều kiện ánh sáng, thông thoáng. Giảng viên nhiệt tình, tận tậm cầm tay chỉ việc giúp cho việc học nghề của người khuyết tật đem lại hiệu quả cao. Đối với người khuyết tật giảng viên xây dựng chương trình, phương pháp đào tạo riêng, phù hợp với khả năng, năng lực của người khuyết tật. Người khuyết tật chăm chỉ, chịu khó nghiên cứu tìm tòi những thông tin liên quan đến người khuyết tật, liên quan đến ngành nghề học của mình, những mẫu mã sản phẩm mới phù hợp với thị yếu của thị trường lao động trên các phương tiện.

Biểu đồ 2.7 thể hiện mức độ thiết thực của các thông tin dạy nghề và tạo việc làm được tuyên truyền từ kênh truyền thông đại chúng (đài, báo, tivi, loa truyền thanh), thông qua quá trình tiếp nhận thông tin từ kênh truyền thông này NKT sã đánh giá về mức độ thiết thực và hiệu quả của kênh thông tin này đối với việc học nghề và tạo việc làm của bản thân.

(Nguồn: Khảo sát NKT xã Quất Động, Thường Tín, Hà Nội)

Trong tổng số 100 NKT xã Quất Động tham gia khảo sát về mức độ thiết thực của các thông tin dạy nghề và tạo việc làm được tuyên truyền từ kênh truyền thông đại chúng (đài, báo, tivi, loa truyền thanh), chiếm tỷ lệ cao nhất với 53% là số NKT cho biết các thông tin tuyên truyền “Ít thiết thực” như vậy có đến hơn 50% NKT tham gia khảo sát đánh giá đây thông tin là kênh thông tin ít thiết, ít được họ cập nhật các thông tin về dạy nghề và tạo việc làm nhất do những hạn chế về thời lượng truyền thông, chất lượng thông tin, đây không phải kênh thông tin dành riêng cho NKT nên những vấn đề về NKT ít được đăng tải. Bên cạnh đó, chỉ có hơn 30% NKT tham gia khảo sát có đánh giá đây là kênh “Thiết thực” (20%) và “Rất thiết thực” (11%). Ngài ra, có 15% NKT tham gia khảo sát cho biết đây là kênh “Không thiết thực” và 1% NKT

“Không quan tâm”. Từ thực tiễn kết quả khảo sát cho thấy sự tương quan khá lớn giữa số NKT cho rằng đây là kênh thông tin thiết thực và ít thiết thực, một thực tế khách quan cần có sự điều chỉnh hợp lý và tạo cho NKT một kênh thông tin đặc thù riêng hoặc cần dành một thời lượng nhất định để tuyên truyền, phổ biến các thông tin liên quan đến NKT, các chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước liên quan đến NKT, những hoạt động trợ giúp NKT trong cộng đồng. Sau đây là chia sẻ của cán bộ truyền thông xã Quất Động:

“Làm tại bộ phận tuyền thanh xã, hằng ngày chúng tôi đều phát các thông tin tại địa phương, đôi khi vẫn dành thời lượng cho chương trình khác, cũng không thể ưu tiên lúc nào cũng phát thông tin về hoạt động học nghề và việc làm của NKT được, tất cả thông tin tại địa phương đã được chúng tôi phân bổ thời gian để phát trong ngày (PVS Cán bộ truyền thanh xã Quất Động).

Trong quá trình thực hiện dự án hỗ trợ, hoạt động trợ giúp NKT, chính quyền địa phương, các ban ngành, cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội cần nhận thức và đánh giá được tầm quan trọng và vai trò của các kênh thông tin để có sự điều chỉnh, định hướng hoạt động hỗ trợ cho NKT. Tại xã Quất Động sau khi kết thúc khóa học nghề nhiều người khuyết tật có kết quả học tập tốt và mong muốn được tự khởi sự kinh doanh không chỉ để tạo việc làm cho bản thân mà còn giúp đỡ những người khác. Tuy nhiên, người khuyết tật không có những kiến thức cần thiết để tự khởi sự kinh doanh như cách quản lý tài chính, marketing hay các liên hệ với nhà đầu tư. Việc tổ chức khóa tập huấn tự khởi sự kinh doanh nhằm: xác định ý tưởng kinh doạnh; đánh giá thị trường; kế hoạch marketing, bán hàng; tổ chức nhân sự; lựa chọn các loại hình kinh doanh; trách nhiệm của cơ sở sản xuất (nếu người khuyết tật thành lập cơ sở sản xuất để tự khởi sự kinh doanh); lập kế hoạch kinh phí khả thi; khả năng tiếp cận các nguồn vốn để hỗ trợ sáng kiến kinh doanh. Xác định người khuyết tật tham gia tập huấn theo những tiêu chí người khuyết tật đã hoàn thành lớp học nghề; người khuyết tật có nguyện vọng tự thành lập cơ sở

kinh doanh; người khuyết tật có đủ điều kiện về sức khỏe, kinh tế và hỗ trợ từ phía gia đình. Đây là những nền tảng cơ bản để triển khai hoạt động trợ giúp NKT tham gia học nghề và tạo việc làm một cách hiệu quả. [29]

2.4. Truyền thông về hoạt động dạy nghề và tạo việc làm tại cơ sở dạy nghề

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy nghề, các cơ sở dạy nghề cho NKT cũng chính là những đơn vị làm công tác truyền thông khá tốt đối với NKT, thông qua nơi mà bản thân học nghề NKT sẽ nắm bắt được các khóa học nghề, các thông tính về dạy nghề và tạo việc làm sau dạy nghề, nhu cầu việc làm. Ngoài ra, mục tiêu trọng tâm của các cơ sở dạy vẫn là hướng tới hoạt động đào tạo tay nghề cho NKT. Tuy nhiên, để làm tốt công tác đào tạo mỗi cơ sở đều phải làm tốt công tác truyền thông cho các học viên là NKT.

Biểu đồ 2.8 thể hiện mức độ cập nhật thông tin học nghề và tạo việc làm của NKT qua kênh truyền thông tại các cơ sở dạy nghề, đây là kênh truyền thông được NKT đánh giá rất hiệu quả, có tác động khá lớn tới hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho NKT xã Quất Động.

Trong tổng số 100 NKT xã Quất Động tham gia khảo sát, chiếm tỷ lệ cao nhất với 44% là số NKT cho biết bản thân cập nhật thông tin học nghề và tạo việc làm cho NKT qua kênh truyền thông tại cơ sở dạy nghề ở mức “Rất thường xuyên”, chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 39% là số NKT có đánh giá “Thường xuyên” như vậy có hơn 80% số NKT tham gia khảo sát có đánh giá tốt về kênh truyền thông này và thường xuyên cập nhật thông tin từ kênh truyền thông này, đây là kênh cung cấp thông tin về hoạt động dạy nghề và tạo việc làm rất cụ thể, chi tiết và đầy đủ cho NKT, thông tin mang tính sâu sắc, gần gũi và dễ hiểu hơn do được truyền thông bởi đơn vị có những cán bộ, giáo viên có kinh nghiệm làm việc – can thiệp đối với các vấn đề của NKT nên hiệu quả truyền thông cao hơn so với các kênh truyền thông khác. Trong khi ở mức đánh giá khác như “Thỉnh thoảng” chiếm 12%; ở mức “Không thường xuyên” chiếm 4% và “Không quan tâm” chiếm 1% cộng dồn các mức này chỏ có hơn 15% NKT có đánh giá không tốt về kênh truyền thông này chủ yếu tập trung ở nhóm NKT có khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, huyện thường tín (Trang 63 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)