Một số quy định trong nước về dạy nghề và tạo việc làm cho NKT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, huyện thường tín (Trang 40 - 46)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Cơ sở pháp lý của hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho NKT

1.3.2. Một số quy định trong nước về dạy nghề và tạo việc làm cho NKT

Tùy từng thời kỳ phát triển của xã hội, Nhà nước luôn có những chính sách, chế độ tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật có cơ hội có được việc làm thể hiện trong hiến pháp năm 1959, 1980 và 1992. Chính phủ cũng đã ban hành thông tư 51/Ttg ngày 17/5/1965, thông tư 202/CP ngày 26/11/1966; nghị quyết 196/CP ngày 16/10/1972, quyết định 284/CP ngày 23/12/1974 và sau đó liên Bộ đã có nhiều thông tư liên tịch hướng dẫn cụ thể các ngành, các cấp, các chính quyền địa phương về trợ giúp và tạo việc làm cho người khuyết tật trong các nhà máy, cơ quan, xí nghiệp của Nhà nước,

trong các hợp tác xã và các cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người khuyết tật. Chính sách đã đề cập đến các vấn đề ưu tiên, ưu đãi cụ thể như: cấp đất đai nơi thuận lợi, việc hỗ trợ vốn của Nhà nước để dạy văn hóa, dạy nghề; xây dựng nhà xưởng; mua sắm trang thiết bị, máy móc; ưu tiên cung cấp vật tư, nguyên liệu; tiêu thụ sản phẩm; dành tặng mặt hàng phù hợp; ưu tiên vay vốn Nhà nước với lãi xuất thấp; miễn giảm các loại thuế…Nhìn chung NKT ở Việt Nam vào những năm trước 1990 về cơ bản mọi người khuyết tật đều có việc làm trong cơ quan, xí nghiệp của Nhà nước, hoặc được sắp xếp công việc thích hợp trong các loại hình hợp tác xã tập trung hay trong các cơ sở dành riêng được Nhà nước bảo trợ; một số ít ở nhà giúp việc gia đình khi khó khăn được Nhà nước hỗ trợ thêm.

Bộ luật Lao động năm 1994 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002 và năm 2006 dành riêng mục III, chương XI quy định về lao động là người tàn tật. Pháp lệnh người tàn tật, Nghị định 81/CP ngày 23 tháng 11 năm 1995 của chính phủ, nghị định 116/2004/NĐ- CP chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/CP ngày 23 tháng 11 năm 1995 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người tàn tật; Thông tư liên tịch số 19/2005/TTLT/BLĐTBXH-BTC- BKHĐT hướng dẫn thi hành Nghị định số 81/CP ngày 23 tháng 11 năm 1995 và nghị định 116/2004/NĐ- CP ngày 23 tháng 4 năm 2004 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/CP của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người tàn tật; quy định số 51/2008/QĐ-Ttg ngày 24/4/2008 của thủ tướng chính phủ về chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người lao động là người tàn tật. Các văn bản quy phạm pháp luật trong việc tạo việc làm cho người khuyết tật đồng thời quy định các chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người khuyết tật.

Ngoài ra, Bộ cũng đã trình thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 239/2006/QĐ-Ttg ngày 24/10/2006 phê duyệt Đề án trợ giúp người tàn tật Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010, quy định nhiều chỉ tiêu trong giai đoạn 2006 – 2010 cần thực hiện, trong đó có các chỉ tiêu về dạy nghề và việc làm đối với người tàn tật (80% tỉnh có tổ chứ tự lực của người khuyết tật, 70% phụ nữ khuyết tật được trợ giúp, 70% người tàn tật được tiếp cận dịch vụ y tế; 3000 người được chỉnh hình, phục hồi chức năng; 1005 trẻ em khuyết tật được miễn giảm học phí; 705 trẻ em khuyết tật được tham gia học tập dưới mọi hình thức; 80.000 người tàn tật được dạy nghề và tạo việc làm; 100% các công trình và giao thông công cộng mới; cải tạo 20 – 30% công trình cũ để người tàn tật có thể tiếp cận)

Luật Người khuyết tật được Quốc Hội ban hành năm 2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011, Luật quy định tương đối đầy đủ, toàn diện về người khuyết tật, về quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật; trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với người khuyết tật. Điều 13 quy định rõ về truyền thông, thông tin, giáo dục về vấn đề khuyết tật: mục đích của truyền thông về vấn đề người khuyết tật, các nội dung thông tin – truyền thông – giáo dục với người khuyết tật, yêu cầu về thông tin – truyền thông – giáo dục với người khuyết tật, trách nhiệm thông tin - truyền thông – giáo dục về vấn đề khuyết tật. [21]

Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020, Đề án được chính phủ phê duyêt và ban hành với mục đích hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu bản thân; tạo điều kiện để người khuyết tật vươn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng cộng đồng và xã hội. Để thực hiện mục đích trên, đề án có đưa ra các hoạt động chủ yếu là: Phát hiện, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp dụng cụ trợ giúp cho người khuyết tật; trợ giúp tiếp cận giáo dục; dạy nghề, tạo việc làm; trợ giúp tiếp cận và sử dụng các công trình xây dựng; trợ giúp tiếp cận và tham gia giao thông; trợ giúp tiếp cận và sử dụng

công nghệ thông tin và truyền thông; trợ giúp pháp lý; nâng cao nhận thức, năng lực chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật và giám sát đánh giá. [5]

Các văn bản trong và ngoài nước hiện nay về dạy nghề và tạo việc làm cho NKT nói chung và NKT vận động nói riêng đã thể hiện được sự quan tâm đặc biệt cho NKT là khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi, giúp họ có được công việc để khẳng định vị trí, vai trò của mình, thực hiện bình đẳng các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và phát huy khả năng của mình để ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội. Hiện nay chúng ta đã có một hệ thống chính sách và luật pháp tương đối đầy đủ và đồng bộ đối với vấn đề dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật. Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là việc áp dụng hệ thống chính sách và luật pháp này vào thực tế như thế nào và đạt kết quả ra sao nhằm tạo điều liện phát huy mặt mạnh của hệ thống chính sách này. [5]

1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Vị trí địa lý: Xã Quất Động thuộc huyện Thường Tín, Hà Nội. Đây là một xã ở phía nam của huyện Thường Tín, cách trung tâm huyện 5km. Vị trí địa lý có nhiều thuận lợi, xã nằm trên trục đường quốc lộ 1A cũ và trên tuyến đường giao thông liên xã, tuyến đường được kiên cố hoá tạo điều kiện cho việc tham gia giao thông, buôn bán. [28]

Đặc điểm tự nhiên: Xã Quất Động có có độ dốc thấp, thoải dần về phía nam. Khí hậu mang tính chất điển hình của đồng bằng Bắc Bộ, một năm chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa đông hanh khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 240c (cao nhất từ 33 - 350c, thấp nhất từ 13 - 150c). Lượng mưa bình quân hàng năm 1.500mm - 1.800mm.

Tài nguyên thiên nhiên: Toàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 776,3 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp: 396,3 ha ( chiếm 51,04%); Đất chuyên dùng: 65,3 ha (chiếm 8,41%); Đất ở: 313,6 ha ( chiếm 40,39%); Đất chưa sử dụng: 1,1ha (chiếm 0,16%). Đất đai ở xã là đất được phù sa cổ các sông bồi đắp

thích hợp cho việc trồng lúa và các cây hoa màu như ngô, lạc…Trên địa bàn xã không có hệ thống sông lớn nào chảy qua nhưng lại có hệ thống kênh mương được bê tông hóa luôn cung cấp nước tương đối đầy đủ cho việc sản xuất nông nghiệp. [28]

Tình hình dân số và lao động của xã: Với tổng số nhân khẩu là 7944 người, với 2283 hộ dân chia làm 9 khu dân cư. Trong đó: Số người trong độ tuổi lao động: 4678 người (chiếm 58,88%). Hầu hết, người dân làm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và tham gia lao động tại cụm công nghiệp nhỏ Quất Động.

Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng: Toàn xã có 56,6 % là nhà kiên cố và 43,4% là nhà bán kiên cố, không có nhà tranh tre, nứa lá hay nhà đất.

Điều kiện kinh tế :Tổng thu nhập 9 tháng đầu năm toàn xã đạt 46,075 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 966.000 đồng/người/tháng; cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch rõ nét, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ thương mại; giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế. Mặc dù trong 6 tháng đầu năm có nhiều biến động bất lợi, do ảnh hưởng của nền kinh tế suy thoái, thời tiết phức tạp xong kết quả đạt được: Nông nghiệp đạt 13,82 tỷ đồng (30% kế hoạch năm) – Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 19,35 tỷ đồng (42% kế hoạch năm) – Thương mại dịch vụ đạt 12,9 tỷ đồng (28% kế hoạch năm); Về sản xuất nông nghiệp: Trong 9 tháng đầu năm, toàn xã đã tiền hành dồn điền đổi thửa tại cụm dân cư số 1 thông Quất Động, diện tích 331.729.900 m2. Năng suất lúa đạt 191 kg/sào. Sản lượng thóc đạt 1.108 tấn. Trồng dưa chuột, bầu, bí, mướp, khoai đã cho thu lợi mỗi sào đạt 3,5 triệu đồng/sào. Thu nhập từ trồng trọt, toàn xã ước đạt 3,975 triệu đồng/sào. [28]

Giáo dục và đào tạo: Năm học 2014 – 2015, toàn xã có 1.333 học sinh, trong đó: 314 học sinh trung học cơ sở; 572 học sinh tiểu học; 447 học sinh mầm non. Các trường chú trọng vào nâng cao điều kiện cơ sở vật chất cũng như chất lượng dạy học, thực hiện nghiêm túc chương trình, quy định trong kế hoạch giáo dục của huyện. [28]

Tiểu kết Chương 1

Trong nội dung chương 1, tác giả đã trình bày và phân tích những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật gồm: các khái niệm liên quan điến ngành công tác xã hội, người khuyết tật, dạy nghề và tạo việc làm cũng như đặc điểm tâm sinh lý người khuyết tật; các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu thuyết hệ thống, thuyết nhu cầu, thuyết thuyết phục để phân tích hoạt dộng dạy nghề cho người khuyết tật, phân tích các chính sách, hoạt động truyền thông trong việc dạy nghề cho người khuyết tật tại Quất Động gồm hoạt động truyền thông đối với người khuyết tật, hoạt động truyền thông đối với các doanh nghiệp, phân tích vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc điều phối, kết nối, huy động nguồn lực liên quan đến việc truyền thông trong hoạt động dạy nghề cho NKT.

Từ việc làm sáng tỏ những cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, nghiên cứu sẽ đi vào phân tích thực trạng hoạt động truyền thông trong dạy nghề và tạo việc làm cho NKT xã Quất Động, huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội. Trong nội dung chương 2 tác giả sẽ phân tích khái quát về NKT và hoạt động dạy nghề - tạo việc làm cho NKT tại xã Quất Động, trên cơ sở đó tìm hiểu nhận thức về hoạt động truyền thông trong dạy nghề và tạo việc làm cho NKT. Từ cơ sở này nghiên cứu đi vào phân tích thực trạng truyền thông thông qua 4 kênh truyền thông chính như: Truyền thông đại chúng, truyền thông tại các cơ sở dạy nghề, truyền thông tại nơi làm việc và truyền thông qua hoạt động sinh hoạt cộng đồng. Từ đó nghiên cứu phân tích rõ những thuận lợi, khó khăn trong tiếp cận các kênh truyền thông của NKT, những mong muốn và đề xuất của NKT khi tham gia hoạt động dạy nghề và tạo việc làm tại xã Quất Động. Như vậy, trong khuôn khổ nội dung chương 2 tác giả sẽ tập trung làm sáng tỏ thực trạng và những tác động của truyền thông dựa vào cộng đồng đến việc học nghề và tạo việc làm của NKT, từ việc phân tích các số liệu định lượng, nhưng thông tin định tính cũng sẽ được thu thập để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRONG DẠY NGHỀ VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO

NGƢỜI KHUYẾT TẬT XÃ QUẤT ĐỘNG, HUYỆN THƢỜNG TÍN, TP. HÀ NỘI

2.1. Khái quát về NKT và hoạt động dạy nghề - tạo việc làm cho NKT tại xã Quất Động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, huyện thường tín (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)