Doanh nghiệp địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, huyện thường tín (Trang 119 - 133)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.5.6. Doanh nghiệp địa phương

Doanh nghiệp là đơn vị sử dụng lao động, góp phần giải quyết vấn đề việc làm tại địa phương, do đó trong hoạt động hỗ trợ cần có sự tham gia của những doanh nghiệp có lĩnh vực hoạt động có thể tuyển dụng công nhân là những người khuyết tật, để giúp cho người khuyết tật có cơ hội việc làm và cơ hội hòa nhập cộng đồng cao hơn, trở thành người có thể tự lo cho bản thân và có ích cho xã hội.

Tiểu kết Chương 3

Trong nội dung chương 3, tác giả tập trung phân tích và làm sáng tỏ thực trạng thực hiện vai trò của nhân viên CTXH trong hoạt động truyền thông dạy nghề và tạo việc làm cho NKT, từ kết quả khảo sát của nghiên cứu này tác giả đưa ra một số kết luận sau:

Nghiên cứu phân tích và làm sáng tỏ vai trò bán chuyên nghiệp của NVCTXH trong hoạt động truyền thông dạy nghề và tạo việc làm cho NKT, gắn với vai trò của cán bộ truyền thông trong 4 kênh truyền thông chủ đạo, vai trò mà nhân viên xã hội tại xã Quất Động thực hiện tốt nhất đó là vai trò truyền thông, giáo dục nghề nghiệp cho NKT, tiếp đó là vai trò huy động sự tham gia của NKT và vai trò vận động các nguồn lực trợ giúp NKT, các vai trò khác giữa vị trí thứ yếu, bổ trợ cho các vai trò chính.

Trên cơ sở thực hiện vai trò của đội ngũ nhân viên xã hội (vai trò hiện tại), tác giả đã xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho NKT tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội bằng phương pháp truyền thông dựa vào cộng đồng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Từ việc việc triển khai đề tài: “Truyền thông dựa vào cộng đồng trong hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội”. Nghiên cứu đã phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề cốt lõi liên quan đến vấn đề truyền thông dựa vào cộng đồng trong hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho NKT, nghiên cứu đã đạt được những mục tiêu đề ra. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kết luận như sau:

1. Nghiên cứu đã làm rõ được tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, những ý nghĩa và vai trò quan trọng của việc triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu này trong thực tiễn.

2. Từ việc nghiên cứu đề tài này, nghiên cứu đã hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn từ việc tổng kết, luận giải các công trình nghiên cứu trước đó nhằm bổ sung những cơ sở và luận cứ khoa học quan trọng cho việc nghiên cứu đề tài này.

3. Thông qua nghiên cứu này các khái niệm liên quan, hệ thống lý thuyết, những chủ trương chính sách của Nhà nước đã được phân tích, thao tác hóa, được vận dụng vào lý giải cho vấn đề truyền thông dựa vào cộng đồng trong hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho NKT.

4. Nghiên cứu đã phân tích rõ được thực thực trạng hoạt động truyền thông trong dạy nghề và tạo việc làm cho NKT xã Quất Động, huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội. thông qua 4 kênh truyền thông chủ đạo, trong đó kênh truyền thông tại các cơ sở dạy nghề và nơi làm việc là hai kênh được NKT đánh giá cao và thường xuyên tiếp cận thông tin từ hai kênh này, trong khi đó kênh truyền thông đại chúng và kênh truyền thông trực tiếp chưa phát huy tốt hiệu quả và tác dụng nên NKT chưa thường xuyên tiếp cận thông tin từ các kênh truyền thông này.

5. Trên cơ sở thực trạng thực hiện vai trò của nhân viên CTXH trong hoạt động truyền thông dạy nghề và tạo việc làm cho NKT, trên cơ sở những kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế từ việc thực hiện vai trò bán chuyên nghiệp, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hỗ trợ người khuyết tật tại xã Quất Động trong việc học nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật bằng phương pháp truyền thông dựa vào cộng đồng, đó là sử dụng nguồn lực từ các tiểu hệ thống trong cộng đồng đề truyền thông về những thông tin việc làm, cơ hội học nghề đối với người khuyết tật, đồng thời sử dụng chính nguồn lực đó để hỗ trợ người khuyết tật học nghề và tìm việc làm tại địa phương. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất vai trò của nhân viên xã hội trong hoạt động hỗ trợ với vai trò chính đó là kết nối vận động nguồn lực từ cộng đồng, hỗ trợ người khuyết tật học nghề, tìm kiếm việc làm và hòa nhập cộng đồng.

KHUYẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu trong đè tài: “Truyền thông dựa vào cộng đồng trong hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội” tác giả đề xuất một số khuyến nghị như sau:

* Đối với chính quyền xã Quất Động:

Chính quyền địa phương, cùng các cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội thuộc bộ máy chính quyền cần phải có các chính sách riêng biệt cho các cơ sở dạy nghề và tạo việc làm có nhận đào tạo nghề và nhận lao động là người khuyết tật, hỗ trợ về: giảm thuế khuyến khích các đơn vị dạy nghề và tạo việc làm – giải quyết việc làm cho NKT; vay vốn, mặt bằng, thủ tục kinh doanh; có chính sách cho người khuyết tật và gia đình họ giúp NKT tiếp cận nguồn vốn vay phục vụ học nghề, phát triển kinh tế, tự khởi sự kinh doanh.

* Đối với người khuyết tật và gia đình người khuyết tật:

Cần chủ động tham gia các hoạt động hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho NKT và các thông tin liên quan, không ngừng nỗ lực hơn nữa trong lao động, cuộc sống. Đồng thời không ngừng tìm hiểu kiến thức và thông tin kinh tế xã hội nói chung và thông tin, chính sách về người khuyết tật nói riêng trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao năng lực cho bản thân, hòa nhập với cộng đồng. Người khuyết tật khi đã có công việc ổn định, phù hợp với nguyện vọng và nhu cầu của bản thân, NKT phải không ngừng nỗ lực phấn đấu, tìm hiểu các mẫu mã sản phẩm, học hỏi nâng cao tay nghề nhằm đáp ứng với trình độ phát triển xã hội ngày càng cao hơn.

* Đối với cơ sở dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật:

Cần phải tu sửa, nâng cấp bổ sung các điều kiện như: cơ sở vật chất, nhà xưởng, công trình phụ (nhà tắm, nhà vệ sinh), lối đi phù hơp cho người khuyết tật để họ có thể tiếp cận được và tham gia hoạt động học nghề và làm việc một cách thuận lợi.

Cần có kế hoạch tuyển dụng lao động là NKT vào làm việc tại đơn vị, kể cả không có chương trình dự án hỗ trợ việc học nghề và trang thiết bị.Cần có chế độ ưu tiên cho người khuyết tật khi người khuyết tật làm việc tại cơ sở dạy nghề như: đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, khám sức khỏe định kỳ, hỗ trợ tiền ăn trưa, hỗ trợ tiền học nghề, tiền ở tại chỗ, tiền xăng xe đi lại đối với người khuyết tật.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật Việt Nam xuất bản (2008), Bộ công cụ trợ giúp cộng đồng khuyến khích trẻ khuyết tật hòa nhập, Dự án nghiên cứu, Hà Nội.

2. Bộ Lao động – Thường binh và Xã hội (1993), Vai trò của tổ chức người tàn tật trong việc xây dựng các chính sách, chương trình quốc gia về dạy nghề và việc làm cho NKT, Báo cáo nghiên cứu, Hà Nội.

3. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2002), Đào tạo nghề cho lao động hiện nay, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.

4. Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ - Hội trợ giúp người khuyết tật Việt Nam (2013), Thúc đẩy các quyền và cơ hội cho người khuyết tật, Dự án nghiên cứu, Hà Nội.

5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, (2012), Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020, số 1019/QĐ-TTg, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Truyền thông: Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao động, Hà Nội. 8. Vũ Cao Đàm (2006), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB

Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

9. Đại học Kinh tế Quốc Dân (2013), Kinh tế Lao động của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Đồng (2013), Hoạt động hỗ trợ người khuyết tật tại gia đình của Trung tâm Sống độc lập. Tạp chí Người cao tuổi, số 60, tr.26-30. 11. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (2008), Hướng dẫn phát hiện sớm khuyết

tật tại cộng đồng, Tài liệu tập huấn, Hà Nội.

12. Phan Văn Hoàn (2013), Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật, NXB Thanh Niên, Hà Nội.

13. Trần Văn Kham (2014), Công tác xã hội với người khuyết tật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

14. Liên hiệp quốc (1975), Tuyên ngôn về quyền của người khuyết tật,

thông qua ngày 9/12/1975.

15. Liên chính phủ kết thúc Thập kỷ người khuyết tật khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (2002), Khuôn khổ hành động Thiên niên kỷ BIWACO,

Quyết định của Hội nghị cấp cao, Nhật Bản.

16. Liên Hợp Quốc (2007), Công ước về quyền của NKT, thông qua ngày 13/3/2007.

17. Mai Quỳnh Nam (1994), Dư luận xã hội về số con, Tạp chí Xã hội học số 3 (47), tr.46 – 51.

18. Vũ Thị Thu Ngà (2008), Vấn đề người khuyết tật qua sự phản ánh của báo chí hiện nay, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Oanh, Phát triển cộng đồng, Đại học mở bán công TP.HCM

20. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2006), Luật Dạy nghề, số 76/2006/QH11, Hà Nội.

21. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật Người khuyết tật, số 51/2010/QH12, Hà Nội.

22. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2012), Bộ luật Lao động, số 10/2012/QH13, Hà Nội.

23. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2007), Người khuyết tật ở Việt Nam: sinh kế, việc làm và bảo trợ xã hội, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội.

24. Tổ chức Lao động Quốc tế ILO (2010), Lao động khuyết tật.

25. Tổ chức Lao động quốc tế (2010), Báo cáo khảo sát về đào tạo nghề và việc làm cho người khuyết tật tại Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu, Hà Nội.

26. Tổ cức Lao động quốc tế - Cơ quan Phát triển AiLen tại Việt Nam (2015), Thúc đẩy các quyền và cơ hội cho người khuyết tật – việc làm thông qua luật pháp, Dự án nghiên cứu, Hà Nội.

27. Trịnh Văn Tùng, Nguyễn Thu Trang, Phát triển cộng đồng ở Việt Nam: Thực trạng và định hướng các tiếp cận trong bối cảnh mới, Hà Nội, Kỷ yếu hội thảo quốc tế

28.UBND xã Quất Động (2016), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2016, Thường Tín, Hà Nội.

29.UBND huyện Thường Tín (2016), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và lao động - việc làm, Báo cáo tổng kết, Hà Nội.

30. Viện nghiên cứu phát triển xã hội ISDS (2009), Người khuyết tật ở Việt Nam, kết quả điều tra xã hội tại Thái Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng và Đồng Nai, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Viện Nghiên cứu Dư luận Xã hội - Ban Tuyên giáo Trung ương (2013),

Hướng dẫn Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến người khuyết tật, Dự án nghiên cứu, Hà Nội. 32.Payne Malcolm (1997), The theory of modern social work, NXB Lyceum

PHỤ LỤC

BẢNG HỎI PHỎNG VẤN

(Dành cho NKT đang tham gia hoạt động dạy nghề và tạo việc làm) I. THÔNG TIN VỀ NGƢỜI ĐƢỢC PHỎNG VẤN

1. Họ và tên:...

2. Địa chỉ: Xã Quất Động, huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội

3. Tuổi:... 4. Giới tính? 1.  Nam 2.  nữ 5. Tình trạng hôn nhân? 1. Độc thân 4. Góa 2. Đang có vợ/chồng 5. Khác (ghi rõ)... 3. Ly hôn/ly thân

6. Tình trạng khuyết tật hiện tại?

1. Khuyết tật vận động 2. Khuyết tật nghe nói 3. Khuyết tật nhìn

4. Khuyết tật thần kinh, tâm thần 5. Khuyết tật trí tuệ 6. Khác (ghi rõ):……….. 7. Nghề NKT theo học và làm việc? 1. Nghề thêu 2. Nghề mộc 3. Nghề sơn mài 4. Nghề vàng mã 5. Nghề điện dân dụng 6. Khác (ghi rõ):………..

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY NGHỀ VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT

Câu 1. Ở địa phƣơng, ông/bà thƣờng tiếp cận thông tin về dạy nghề và tạo việc làm cho NKT từ những kênh truyền thông nào?

1. Kênh truyền thông đại chúng (báo, đài, tivi, loa truyền thanh) 2. Kênh truyền thông tại các cơ sở dạy nghề

3. Kênh truyền thông tại nơi làm việc

4. Kênh truyền thông trực tiếp (sinh hoạt cộng đồng) 5. Khác (ghi rõ):………..

Câu 2. Theo ông/bà, kênh truyền thông nào là kênh NKT tiếp cận hiệu quả nhất?

1. Kênh truyền thông đại chúng (báo, đài, tivi, loa truyền thanh) 2. Kênh truyền thông tại các cơ sở dạy nghề

3. Kênh truyền thông tại nơi làm việc

4. Kênh truyền thông trực tiếp (sinh hoạt cộng đồng) 5. Khác (ghi rõ):………..

Câu 3. Ông/bà đánh giá thế nào về tầm quan trọng của hoạt động truyền thông dạy nghề và tạo việc làm cho NKT?

1. Rất quan trọng 2. Quan trọng 3. Ít quan trọng 4. Không quan trọng 5. Không quan tâm

Câu 4. Các kênh truyền thông tại địa phƣơng có tác động tới ông/bà khi tham gia hoạt động học nghề và tạo việc làm ra sao?

1. Có cơ hội tham gia học nghề

2. Có việc làm phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân 3. Có kiến thức - kỹ năng sản xuất

4. Tiếp cận được với chính sách dạy nghề cho NKT 5. Nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức, đoàn thể 6. Kết nối NKT đến với các doanh nghiệp

7. Khác (ghi rõ):……….

Câu 5. Ông/bà có thƣờng xuyên cập nhật thông tin học nghề và tạo việc làm qua kênh truyền thông đại chúng (báo, đài, tivi, loa truyền thanh)?

1. Rất thường xuyên 2. Thường xuyên 3. Thỉnh thoảng

5. Không quan tâm

Câu 6. Kênh truyền thông đại chúng (báo, đài, tivi, loa truyền thanh) giúp ích gì cho ông/bà khi tham gia hoạt động học nghề và tạo việc làm?

1. Có thông tin về khóa học nghề

2. Có thông tin về đơn vị tuyển sinh học nghề

3. Có thông tin về doanh nghiệp sử dụng lao động khuyết tật 4. Có thông tin về chính sách học nghề - tạo việc làm cho NKT 5. Có thông tin về thị trường việc làm và nhu cầu của xã hội 6. Có thông tin về đầu ra sản phẩm

7. Củng cố niềm tin đối với nghề nghiệp đang theo đuổi 8. Khác (ghi rõ):……….

Câu 7. Ông/bà đánh giá về mức độ thiết thực của các thông tin học nghề và tạo việc làm qua kênh truyền thông đại chúng?

1. Rất thiết thực 2. Thiết thực 3. Ít thiết thực 4. Không thiết thực 5. Không quan tâm

Câu 8. Ông/bà có thƣờng xuyên cập nhật thông tin học nghề và tạo việc làm từ kênh truyền thông tại cơ sở dạy nghề?

1. Rất thường xuyên 2. Thường xuyên 3. Thỉnh thoảng

4. Không thường xuyên 5. Không quan tâm

Câu 9. Kênh truyền thông tại cơ sở dạy nghề giúp ích gì cho ông/bà khi tham gia hoạt động học nghề và tạo việc làm?

1. Có thông tin đầy đủ về nghề đang theo học

2. Biết được nhu cầu của xã hội về nghề đang theo học

3. Có thông tin về chính sách học nghề - tạo việc làm cho NKT 4. Biết đến khóa học nghề chuyên sâu cho NKT

5. Biết quy trình và cách làm ra một SP bằng công sức của mình

6. Được tiếp cận với cán bộ, giáo viên có chuyên môn trợ giúp nhiệt tình

7. Có thêm kiến thức – kỹ năng nghề nghiệp

9. Khác (ghi rõ):………...

Câu 10. Ông/bà đánh giá về mức độ thiết thực của các thông tin học nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, huyện thường tín (Trang 119 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)