Đặc điểm về NKT tại xã Quất Động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, huyện thường tín (Trang 46 - 50)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1.1. Đặc điểm về NKT tại xã Quất Động

Xã Quất Động có dân số 7.944 người, trong đó có 225 người khuyết tật (115 nam và 110 nữ) chiếm tỷ lệ 3.66% trên tổng số dân cư toàn xã. Loại khuyết tật chủ yếu là khuyết tật vận động và khuyết tật nhìn, tập trung chủ yếu ở nam giới. Số người khuyết tật trong độ tuổi lao động chiếm 56,8% (128/225 người). [29]

Hầu hết người khuyết tật đều thuộc hộ nghèo, cận nghèo và chưa có việc làm ổn định. Xã có làng nghề thêu truyền thống nổi tiếng. Ngoài ra, xã có cụm công nghiệp Quất Động đang hoạt động hiệu quả nhưng người khuyết tật tại địa phương không tham gia làm việc trong cụm công nghiệp này. Các loại công việc điển hình của người khuyết tật chủ yếu là nghề thủ công: Thêu, điện dân dụng, vàng mã, sơn mài, mộc. Cả người khuyết tật nam và nữ đều có thể thêu rối, quấn vàng mã. Một số người khuyết tật có tay nghề thêu giỏi đảm nhận phần thêu tỉa và tan màu làm sản phẩm sinh động giống như thật trong các cơ sở thêu truyền thống. Nhưng thu nhập của người khuyết tật có được từ các công việc trên đều rất bấp bênh. [29]

Người khuyết tật sống chủ yếu dựa vào gia đình, một số người khuyết tật nam may mắn xây dựng được gia đình và sống hạnh phúc. Bên cạnh những người nữ khuyết tật ở một mình hoặc ở với bố mẹ thì một số người khuyết tật nữ có con nhưng không có chồng do người chồng bỏ đi hay ly dị.

Sự hòa nhập của họ với các hoạt động xã hội là rất thấp, chỉ bó hẹp trong gia đình và làng xóm lân cận. Chính quyền địa phương cũng đã có những biện pháp để giúp đỡ người khuyết tật hòa nhập xã hội, nhưng những biện pháp đó mới chỉ dừng ở việc đưa người khuyết tật có thể tự phát triển kinh tế cho bản thân như: mở rộng cho các đối tượng vay vốn, liên hệ với các trung tâm dạy nghề để đào tạo việc làm cho người khuyết tật, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người khuyết tật chưa quan tâm đến hòa nhập xã hội cho người khuyết tật. [29]

Hiện tại, xã Quất Động cũng như huyện Thường Tín chưa có tổ chức riêng của người khuyết tật nói chung mà chỉ có Hội người mù huyện Thường Tín và Hội người mù tại các xã. Phụ trách người khuyết tật nói chung tại xã Quất Động được giao cho phòng lao động thương binh xã hội xã và Hội Chữ thập đỏ thôn, xã phụ trách trực tiếp.

Phân theo loại hình khuyết tật: Khuyết tật vận động: 105 người (47%); khuyết tật nghe nói 31 người (14%); khuyết tật khiếm thị 15 người (7%); khuyết tật thần kinh 37 người (16%); khuyết tật trí tuệ 21 người (9%); khuyết tật khác 16 người (7%). [29]

Độ tuổi lao động: Tuổi lao động của NKT xã Quất Động trung bình từ 25 - 37 tuổi.

Khả năng lao động dựa trên tình hình sức khỏe: Người khuyết tật tham gia trả lời phỏng vấn chỉ làm được những công việc nhẹ, ít phải di chuyển. Thời gian làm việc: từ 4-8h/1 ngày. [29]

Tình trạng việc làm của NKT xã Quất Động (khi chưa được hỗ trợ): Tỷ lệ người khuyết tật có việc làm là 20%; tỷ lệ người khuyết tật thất nghiệp 80%.

Nghề thêu: có 05 cơ sở tham gia định hướng nghề cho người khuyết tật (cơ sở Phạm Văn Hiển, cơ sở Nguyễn Thị Thanh Tú, cơ sở Nguyễn Quang Lầu, cơ sở Trương Ngô Giang, cơ sở Hoàng Viết Chỉnh). Yêu cầu và điều kiện nhận người khuyết tật vào học nghề và tạo việc làm: Người khuyết tật có đủ sức khỏe để học và làm việc 8h/1 ngày, người khuyết tật không thuộc dạng khiếm thị, có

khả năng nhận dạng được các loại mầu của chỉ, các cơ sở thêu có nhu cầu đào tạo và tuyển dụng 5-10 người khuyết tật trong thời gian tới. [29]

Nghề điện dân dụng: Có 02 cơ sở tham gia định hướng nghề cho người khuyết tật (cơ sở Nguyễn Văn Toàn, cơ sở Phạm Văn Cơ). Yêu cầu và điều kiện nhận người khuyết tật vào học nghề và tạo việc làm: Người khuyết tật có đủ sức khỏe để học và làm việc 8h/1 ngày, người khuyết tật không thuộc dạng khiếm thị, đã từng được tiếp xúc và nhận biết các trang thiết bị điện trong gia đình, các cơ sở điện dân dụng có nhu cầu dạy nghề và tạo việc làm từ 1-3 người khuyết tật trong thời gian tới. [29]

Nghề Mộc: Có 02 cơ sở tham gia định hướng nghề cho người khuyết tật (cơ sở Đàm Văn Thế, cơ sở Bùi Lê Tố). Yêu cầu và điều kiện cơ sở nhận người khuyết tật vào học nghề và tạo việc làm: Người khuyết tật có đủ sức khỏe để học và làm việc 8h/1 ngày, người khuyết tật không thuộc dạng khiếm thị và khuyết tật tay, các cơ sở mộc nhu cầu dạy nghề và tạo việc làm từ 1-3 người khuyết tật trong thời gian tới. [29]

Nghề vàng mã: Có 03 cơ sở tham gia hội thảo định hướng nghề cho người khuyết tật (cơ sở Trần Thị Thanh Phương, cơ sở Nam Huyền, cơ sở Nguyễn Nam). Yêu cầu và điều kiện cơ sở nhận người khuyết tật học nghề: Có đủ sức khỏe để học và làm việc 8h/1 ngày, người khuyết tật không bị khiếm thị, không bị khuyết tật tay, các cơ sở vàng mã nhu cầu dạy nghề và tuyển dụng từ 10-15 người khuyết tật trong thời gian tới. [29]

Nghề sơn mài: Có 02 cơ sở tham gia hội thảo định hướng nghề cho người khuyết tật (Cơ sở Hồi Quyết, cơ sở Anh Tâm). Yêu cầu và điều kiện cơ sở nhận người khuyết tật học nghề: Có đủ sức khỏe để học và làm việc 8h/1 ngày, người khuyết tật không thuộc dạng khiếm thị, các cơ sở sơn mài có nhu cầu nhận dạy nghề và tuyển dụng 2-10 người khuyết tật trong thời gian tới. [29]

Bảng biểu 2.1 thể hiện nghề mà NKT đang theo học và làm việc, đây là những nghề mà NKT xã Quất Động được định hướng phù hợp với điều kiện

sức khỏe, tình trạng khuyết tật, bao gồm: Nghề thêu; nghề mộc; nghề sơn mài; nghề vàng mã; nghề điện dân dụng.

Trong tổng số 100 NKT tham gia khảo sát, tác giả lựa chọn ở mỗi ngành ngề NKT theo học và đang làm việc 20 người (tương ứng 20%); việc lựa chọn cơ cấu NKT theo 5 nghề theo học và làm việc như bảng 2.1 mang ý nghĩa đại diện khá lớn; câu trả lời của NKT ở nhóm nghề đó sẽ mang tính đại diện cho các nghề mà họ đang học và làm việc, cụ thể tỷ lệ và số lượng như sau: Nghề thêu chiếm 20% (tương ứng 20 người tham gia trả lời); nghề mộc chiếm 20% (tương ứng 20 người tham gia trả lời); nghề sơn mài chiếm 20% (tương ứng 20 người tham gia trả lời); nghề vàng mã chiếm 20% (tương ứng 20 người tham gia trả lời); nghề điện dân dụng chiếm 20% (tương ứng 20 người tham gia trả lời).

Bảng biểu 2.1. Nghề NKT theo học và làm việc

(Đơn vị: %; N=100)

Nghề NKT theo học và làm việc Số lượng Tỷ lệ

Nghề thêu 20 20,0 Nghề mộc 20 20,0 Nghề sơn mài 20 20,0 Nghề vàng mã 20 20,0 Nghề điện dân dụng 20 20,0 Tổng 100 100,0

(Nguồn: Khảo sát NKT xã Quất Động, Thường Tín, Hà Nội)

Có thể thấy tình trạng sức khỏe và tỷ lệ khuyết tật, loại khuyết tật cũng là một trong yếu tố khá lớn ảnh hưởng tới nghề mà NKT theo học và làm việc, những NKT vận động ở mức nhẹ khả năng tham gia nghề nghiệp của họ tốt hơn những NKT ở mức độ nặng; tình trạng khuyết tật và loại khuyết tật cũng ảnh hưởng lớn tới nghề NKT theo học và làm việc. Hầu hết NKT đang tham

gia học nghề và tạo việc làm ở xã Quất động chủ yếu là khuyết tật vận động, họ chỉ bị tật ở tay chân… về nhận thức và hiểu biết của họ vẫn giống những người bình thường khác nên họ vẫn tham gia tốt vào hoạt động học nghề và làm việc. Tuy nhiên, hiện nay cũng có một bộ phận NKT vẫn gặp khó khăn trong quá trình tham gia học nghề và tạo việc làm tại địa phương. Học nghề và tạo việc làm có một ý nghĩa vô cùng to lớn đối với NKT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, huyện thường tín (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)