Những thuận lợi, khó khăn của NKT trong tiếp cận thông tin truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, huyện thường tín (Trang 90)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.7. Những thuận lợi, khó khăn của NKT trong tiếp cận thông tin truyền

thông dạy nghề và tạo việc làm

2.7.1. Thuận lợi của NKT trong tiếp cận thông tin truyền thông dạy nghề và tạo việc làm tạo việc làm

Được sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, gia đình, hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho NKT, các cơ sở dạy nghề và tạo việc làm tại địa phương như: NKT được hỗ trợ về vốn, cơ sở hạ tầng, chỗ làm việc, hỗ trợ trả lương cho các sản phẩm đạt chất lượng, hỗ trợ ăn trưa... Tại cơ sở dạy nghề ơ sở vật chất phục vụ công tác dạy nghề và làm việc phù hợp với việc di chuyển đi lại của NKT, phòng làm việc đủ điều kiện ánh sáng, thông thoáng. Giảng viên

nhiệt tình, tận tậm cầm tay chỉ việc giúp cho việc học nghề của NKT đem lại hiệu quả cao. Đối với NKT giảng viên xây dựng chương trình, phương pháp đào tạo riêng, phù hợp với khả năng, năng lực của NKT; NKT tật chăm chỉ, chịu khó nghiên cứu tìm tòi những thông tin liên quan đến NKT, liên quan đến ngành nghề học của mình, những mẫu mã sản phẩm mới phù hợp với thị yếu của thị trường lao động trên các phương tiện.

Biểu đồ 2.17 thể hiện những thuận lợi của NKT khi tiếp cận thông tin truyền thông dạy nghề và tạo việc làm, như: Kênh truyền thông đa dạng; nhiều nguồn thông tin tham khảo; thông tin truyền thông thiết thực; nguồn thông tin dễ hiểu, dễ tiếp cận, phù hợp với bản thân; đội ngũ cán bộ truyền thông tận tình, có trách nhiệm.

(Nguồn: Khảo sát NKT xã Quất Động, Thường Tín, Hà Nội)

Trong tổng số 100 NKT xã Quất động tham gia khảo sát cho biết những thuận lợi khi tiếp cận thông tin truyền thông dạy nghề và tạo việc làm, chiếm tỷ lệ cao nhất với 78% là số NKT cho biết thuận lợi là “Đội ngũ cán bộ truyền thông tận tình, có trách nhiệm trong hoạt động này đội ngũ cán bộ truyền thông cũng đồng thời là những nhân viên xã hội (nhân viên CTXH bán

chuyên nghiệp) họ là những chủ thể tham gia trợ giúp NKT rất nhiệt tình trên cơ sở những kinh nghiệm và kỹ năng can thiệp – trợ giúp NKT đã có, theo chia sẻ của NKT và gia đình NKT cán bộ truyền thông tại địa phương, tại các cơ sở dạy nghề và nơi NKT làm việc và những cán bộ truyền thông cộng đồng họ rất có trách nhiệm đối với NKT, với công việc trợ giúp NKT mà họ đang đảm nhiệm. Chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 69% là số NKT cho biết “Thông tin truyền thông thiết thực” thông qua các kênh truyền thông tại cộng đồng nhiều NKT đã tiếp cận được với nhiều nguồn thông tin khác nhau về các khóa học nghề và những thông tin về việc làm cho NKT, những đơn vị dạy nghề cho NKT và những đơn vị sử dụng lao động khuyết tật.

Ngoài ra, có 52% NKT cho biết “Nguồn thông tin dễ hiểu, dễ tiếp cận, phù hợp với bản thân” đây chính là thuận lợi cơ bản giúp cho NKT dễ dàng tham gia hoạt động dạy nghề và tạo việc làm, thực tiễn tại xã Quất Động những đơn vị truyền thông như các cơ sở dạy nghề, cơ sở sử dụng lao động khuyết tật họ thực hiện rất tốt hoạt động truyền thông, những thông tin do họ truyền thông phổ biến tới NKT rất dễ hiểu, gần gũi đó là đánh giá của NKT và gia đình NKT, còn các kênh truyền thông đại chúng thông qua các phương tiện truyền thông như báo, đài, tivi, loa truyền thanh và kênh truyền thông trực tiếp từ các buổi sinh hoạt cộng đồng hầu như chỉ cung cấp những thông tin chung chung. Bên cạnh đó, có 49% NKT tham gia khảo sát cho biết thuận lợi đối với bản thân khi tiếp cận thông tin dạy nghề và tạo việc làm là có “Nhiều nguồn thông tin tham khảo” những nguồn thông tin đa dạng theo thướng mở sẽ giúp NKT và gia đình NKT có được những thông tin đa chiều với nhiều sự chọn lựa khác nhau. Chiếm tỷ lệ thấp nhất với 36% là số NKT cho biết thuận lợi do các “Kênh truyền thông đa dạng” chỉ tập trung ở số NKT có khả năng tiếp cận với toàn bộ 4 kênh truyền thông chủ đạo, nhóm NKT tiếp cận nhiều kênh truyền thông khác nhau sẽ có thông tin về hoạt động dạy nghề và tạo việc làm đầy đủ hơn những NKT còn lại.

Từ kết quả khảo sát cho thấy, NKT có rất nhiều thuận lợi khi tiếp cận thông tin từ các kênh truyền thông, mỗi kênh truyền thông đều có những ưu điểm và hạn chế riêng song nó đều hướng tới mục tiêu trang bị thông tin cho chủ thể tiếp nhận là NKT, gia đình NKT và người dân trong cộng đồng. Từ kết quả khảo sát này, đối với gia đình NKT và chính quyền địa phương xã Quất Động cần có những biện pháp nhằm phát huy những lợi thế, thuận lợi nhằm huy động sự tham gia của nhiều bên đặc biệt là người dân trong cộng đồng trong việc chia sẻ thông tin trợ giúp NKT tiếp cận hoạt động dạy nghề và tạo việc làm.

2.7.2. Khó khăn của NKT trong tiếp cận thông tin truyền thông dạy nghề và tạo việc làm tạo việc làm

Người khuyết tật nhiều khi sức khỏe yếu, không có khả năng làm việc liên tục 8h/ngày, khả năng di chuyển còn nhiều hạn chế, nhiều khi khó khăn cho gia đình trong việc đưa đón người khuyết tật. Nghề mà người khuyết tật học phần lớn đòi hỏi những thao tác tỷ mỷ, kéo léo đó là những ngành nghề thủ công nên nhiều lúc các thao tác của người khuyết tật ngượng nghịu và chậm hơn người lao động khác. Cơ hội nâng cao tay nghề, nâng cao thu nhập cho người khuyết tật còn hạn chế, sản phẩm thủ công của người khuyết tật tuy đẹp nhưng chưa đủ độ sắc nét, tinh sảo mà thị trường thêu lại yêu cầu tay nghề rất cao. Chính vì vậy, việc năng cao thu nhập cho người khuyết tật trong tương lai là một nan đề. Cơ sở dạy nghề có trách nhiệm tạo việc làm/tuyển dụng người khuyết tật vào làm việc tại các cơ sở của mình như: cam kết nhận người khuyết tật vào làm việc tại cơ sở mình sau khi người khuyết tật được cấp chứng chỉ hành nghề; cam kết ký kết hợp đồng và trả lương đầy đủ cho người khuyết tật đã được nhận vào làm việc tại cơ sở của mình sau khi dạy nghề (nếu người khuyết tật có nhu cầu và nguyện vọng làm việc tại cơ sở học nghề); cam kết cung cấp giấy tờ liên quan đến việc thanh toán lương và các chế độ liên quan cho người khuyết tật khi NKT đáp ứng các yêu cầu công việc. Giải quyết mọi khó khăn, vướng mắc của NKT trong quá trình họ tham gia học nghề và làm việc.

Biểu đồ 2.18 thể hiện những khó khăn của NKT khi tiếp cận thông tin truyền thông dạy nghề và tạo việc làm, những khó khăn bao gồm: Thông tin truyền thông khó hiểu, khó tiếp cận; thông tin truyền thông không thiết thực; thời điểm và cách thức truyền thồng không phù hợp với bản thân; cán bộ truyền thông chưa tận tình, thiếu trách nhiệm.

(Nguồn: Khảo sát NKT xã Quất Động, Thường Tín, Hà Nội)

Trong tổng số 100 NKT xã Quất Động tham gia khảo sát, chiếm tỷ lệ cao nhất với 48% ở số NKT cho biết bản thân khó khăn do “Thông tin truyền thông khó hiểu, khó tiếp cận” tập trung ở nhóm NKT có khó khăn khi tiếp cận các kênh truyền thông đại chúng (báo, đài, tivi, loa truyền thanh), kênh truyền thông trực tiếp (sinh hoạt cộng đồng) do những thông tin từ các kênh này mang tính chung chung khó hiểu, ngoài ra có một bộ phận NKT do hạn chế về một số khả năng nên gặp khó khăn khi tiếp cận thông tin cần có sự trợ giúp nhiều hơn của cán bộ, giáo viên, chủ sử dụng lao động và gia đình để tăng cường sự tiếp cận thông tin ở họ.

Chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 34% NKT cho biết bản thân có khó khăn do “Thời điểm và cách thức truyền thông không phù hợp với bản thân” khung

thời gian truyền thông phổ biến ở các kênh truyền thông đại chúng và kênh truyền thông trực tiếp đôi khi khiến NKT không theo dõi thường xuyên được. Ngoài ra có 31% NKT cho biết hầu như “Thông tin truyền thông không thiết thực” dẫn tới những khó khăn trong tiếp cận việc làm và các khóa học nghề, tập trung ở nhóm NKT tiếp cận thông tin qua kênh truyền thông đại chúng (báo, đài, tivi, loa truyền thanh) và kênh truyền thông trực tiếp (sinh hoạt cộng đồng) những thông tin họ tiếp nhận được mang tính chung chung khó hiểu dẫn tới NKT có đánh giá những thông tin này mang tính hời hợt, không thiết thực và không có thói quen tiếp cận các thông tin này. Chiếm tỷ lệ thấp nhất với 22% là số NKT cho biết khó khăn do “Cán bộ truyền thông chưa tận tình, thiếu trách nhiệm” phần lớn tập trung ở nhóm NKT có đánh giá về một số cán bộ truyền thông ở các kênh truyền thông đại chúng và kênh truyền thông trực tiếp, đôi khi cán bộ truyền thông hướng tới người tiếp nhận là số lượng lớn người dân trong cộng đồng mà quên đi nhóm đối tượng thiểu số là NKT trong cộng đồng dẫn tới NKT đánh giá họ thiếu trách nhiệm và chưa nhiệt tình, đây là điều khá dễ hiểu.

2.7.3. Ý nghĩa của việc tiếp cận hoạt động dạy nghề và tạo việc làm đối với NKT với NKT

Việc tiếp cận hoạt động dạy nghề và tạo việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với NKT, giúp NKT có việc làm, tạo thu nhập nuôi sống bản thân, dễ dàng hòa nhập cộng đồng, nếu làm tốt việc tạo dựng việc làm và tạo điều kiện cho NKT tham gia vào tất cả hoạt động của đời sống cộng đồng cũng là một trong những giải pháp an sinh xã hội cần thực hiện.

Biểu đồ 2.19 thể hiện ý nghĩa của việc học nghề và tạo việc làm đối với NKT.

(Nguồn: Khảo sát NKT xã Quất Động, Thường Tín, Hà Nội)

Trong tổng số 100 NKT xã Quất Động tham gia khảo sát cho biết về ý nghĩa của việc học nghề và tạo việc làm đối với bản thân, chiếm tỷ lệ cao nhất với 93% là số NKT cho biết việc học nghề và tạo việc làm có ý nghĩa “Giúp tạo thu nhập cải thiện cuộc sống gia đình” phần lớn NKT xã Quất Động sau khi tham gia hoạt động học nghề đã có việc làm và tạo được thu nhập nuôi sống bản thân, nhiều NKT còn tạo thu nhập phụ giúp gia đình. Chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 85% là số NKT cho biết việc học nghề và tạo việc làm có ý nghĩa “Giúp bản thân hòa nhập xã hội” có việc làm và có nghề nghiệp ổn định đã giúp cho NKT và gia đình NKT yên tâm, có niềm tin hơn nhiều NKT xóa đi những tự ti mặc cảm, trở thành người có ích cho cộng đồng phát huy tinh thần “Tàn nhưng không phế” vẫn cống hiến công sức cho gia đình và cộng đồng, hằng năm xã Quất Động vẫn có hoạt động tôn vinh những NKT làm kinh tế giỏi và cố gắng vươn lên, đấy là những tấm gương đồng thời cũng cho

thấy nghị lực vượt khó, vượt khổ hòa nhập với cuộc sống đời thường ở họ. Sau đây là chia sẻ của cán bộ cơ sở dạy nghề cho NKT:

“Tôi làm công tác dạy nghề cho NKT đến nay đã được 5 năm, bản thân là một nghệ nhân gắn bó với việc truyền nghề làm giấy cho thế hệ sau, tôi rất chú ý tới những lao động khuyết tật, bởi nhiều người họ rất có triển vọng, nhiều người rất khéo tay, sản phẩm họ làm ra rất đẹp, tôi luôn động viên và hướng dẫn tận tình để họ yên tâm làm việc” (PVS cán bộ dạy nghề cho NKT).

Bên cạnh đó, có 81% NKT tham gia trả lời cho biết việc học nghề và tạo việc làm có ý nghĩa giúp họ “Thấy bản thân có ích và có khả năng làm việc như người bình thường” được học tập, được làm việc, họ cảm thấy được sẻ chia, an ủi và được cộng đồng quan tâm. Bên cạnh đó, có 64% NKT tham gia trả lời cho biết việc học nghề và tạo việc làm có ý nghĩa “Tạo cơ hội để khẳng định bản thân” việc được tham gia học nghề và có việc làm, có thu nhập họ có thể nuối sống bản thân, bản thân không bị lệ thuộc vào gia đình, giảm bớt gánh nặng cho gia đình đấy là nguyện vọng và mong muốn của đông đảo NKT còn khả năng lao động, việc khẳng định bản thân thông qua việc tạo lập nghề và công việc ổn định, thu nhập ổn định nó còn có ý nghĩa xóa đi những tự ti, mặc cảm của NKT đối với những khuyết tật, khiếm khuyết mà họ đang mang trên mình.

Tiểu kết Chương 2

Trong nội dung chương 2, tác giả đã tập trung phân tích và làm sáng tỏ thực trạng hoạt động truyền thông trong dạy nghề và tạo việc làm cho NKT xã Quất Động, huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội, với những nội dung sau:

Nghiên cứu đã khái quát về những đặc điểm NKT xã Quất Động cùng những hoạt động của dự án dạy nghề và tạo việc làm cho NKT đang được triển khai hỗ trợ NKT tham gia 5 nghề chính: Nghề thêu, nghề mộc, nghề sơn mài, nghề vàng mã và nghề điện dân dụng.

Để tạo tiền đề cho việc phân tích các thông tin tiếp theo, nghiên cứu tập trung phân tích, làm rõ nhận thức của NKT về hoạt động truyền thông trong dạy nghề và tạo việc làm để đánh giá tình hình tiếp cận và nhu cầu tiếp cận thông tin từ các kênh truyền thông của NKT.

Đặc biệt, nghiên cứu đã phân tích làm rõ hoạt động truyền thông trong dạy nghề và tạo việc làm cho NKT đang được triển khai tại xã Quất Động, thông qua 4 kênh truyền thông chủ đạo là: Kênh truyền thông đại chúng (báo, đài, tivi, loa truyền thanh); kênh truyền thông tại cơ sở dạy nghề; kênh truyền thông tại nơi làm việc và kênh truyền thông trực tiếp (sinh hoạt cộng đồng), trong đó kênh truyền thông tại các cơ sở dạy nghề và nơi làm việc là hai kênh được NKT đánh giá cao và thường xuyên tiếp cận thông tin từ hai kênh này.

Nghiên cứu còn làm rõ những thuận lợi, những khó khăn của NKT trong quá trình tiếp cận thông tin truyền thông dạy nghề và tạo việc làm, từ kết quả khảo sát cho thấy những khó khăn xuất phát từ những tác động khách quan và cả từ những tác động chủ quan từ phía NKT, bên cạnh đó nghiên cứu còn làm rõ được ý nghĩa của việc tham gia hoạt động dạy nghề và tạo việc làm đối với NKT và gia đình.

Từ cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động truyền thông trong dạy nghề và tạo việc làm cho NKT, trong phần tiếp theo ở nội dung chương 3 tác giả sẽ làm rõ vai trò của NVCTXH trong hoạt truyền thông dạy nghề và tạo việc làm cho NKT thông qua phân tích vai trò của NVCTXH trong 4 kênh truyền thông chính: Kênh truyền thông đại chúng, kênh truyền thông tại cơ sở NKT học nghề, kênh truyền thông tại nơi làm việc và kênh truyền thông sinh hoạt cộng đồng.

Chƣơng 3: VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CTXH TRONG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRONG DẠY NGHỀ VÀ

TẠO VIỆC LÀM CHO NKT 3.1. Vai của NVCTXH trong truyền thông đại chúng

Trong truyền thông đại chúng NVCTXH là những người phụ trách truyền tải các thông tin liên quan đến hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho NKT thông qua các phương tiện như đài, báo tivi, loa truyền thanh, các thông tin được truyền tải gồm: các chính sách pháp luật về dạy nghề và tạo việc làm cho NKT của Nhà nước và các cơ quan ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh/thành phố, cấp huyện; các chương trình tập huấn, các khóa học nghề cho NKT do các đơn vị tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp tổ chức.

Truyền thông chính sách pháp luật của Nhà nước và địa phương về hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho NKT: nhân viên CTXH truyền thông, phổ biến về các chính sách pháp luật của Nhà nước như Luật Người khuyết tật, Đề án Trợ giúp NKT (2012-2020), chia sẻ chi tiết về việc tư vấn học nghề miễn giảm phí, lựa chọn và học nghề theo khả năng, năng lực (Điều 32 Luật NKT),

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, huyện thường tín (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)