Vai trò của NVCTXH trong truyền thông qua sinh hoạt cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, huyện thường tín (Trang 107 - 115)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.4. Vai trò của NVCTXH trong truyền thông qua sinh hoạt cộng đồng

Vai trò của NVCTXH trong truyền thông qua các buổi sinh hoạt cộng đồng, NVCXTH đã giúp NKT tham gia hoạt động học nghề và tạo việc làm có được thông tin đầy đủ về nghề đang theo học, có thông tin về thị trường việc làm và nhu cầu của xã hội về nghề này, NVCTXH giúp cho NKT biết tới các chính sách học nghề và tạo việc làm giúp NKT tiếp cận với chính sách này một cách hiệu quả hơn, những hoạt động trợ giúp của NKT giúp gắn kết hoạt động nghề nghiệp của NKT với cộng đồng, huy động nguồn lực cộng đồng giúp NKT học nghề và tạo việc làm, ngoài ra giúp NKT có thông tin và định hướng đầu ra sản phẩm, đồng thời củng cố niềm tin đối với nghề nghiệp đang theo đuổi. Chi sẻ của gia đình gia đình NKT: “Từ khi chồng tôi làm việc tại cơ sở Nguyễn Quang Lầu thu nhập gia đình cũng được cải thiện phần nào, khác hẳn với lúc trước anh ấy cứ ở nhà buồn bã do không có việc làm, biết anh ấy còn khả năng lao động nên cán bộ thôn, xã đã đến nhà vận động, động viên chồng tôi tham gia học nghề; gia đình nào có thành viên tham gia học

nghề và tạo việc làm tại địa phương đều tham gia dinh hoạt cộng đồng ở nhà văn hóa để cán bộ truyền thông chia sẻ thông tin về dự án dạy nghề và tạo việc làm, đến khi được lựa chọn sẽ cung cấp thông tin chi tiết hơn” (PVS gia đình NKT).

Ở vai trò này NVCTXH là người thường xuyên tương tác với NKT và gia đình NKT trong cộng đồng, phối hợp với cán bộ địa phương để tổ chức các buổi sinh hoạt cộng đồng về vấn đề dạy nghề và tạo việc làm cho NKT. Ngoài trợ giúp cho NKT, NVCTXH còn truyền thông chia sẻ thông tin đến người dân trong cộng đồng để người dân trong cộng đồng có nhìn nhận và đánh giá tích cực và ủng hộ NKT. Qua khảo sát cho thấy, đây tuy là kênh truyền thông không được tiến hành thường xuyên, nhưng cán bộ truyền thông (NVCTXH) ở kênh này là những người có kinh nghiệm làm việc với cộng đồng, kinh nghiệm điều phối các hoạt động tại cộng đồng, họ là những người am hiểu cộng đồng nên thực hiện các hoạt động trợ giúp NKT rất hiệu quả.

Biểu đồ 3.1. Thể hiện đánh giá chung của NKT về vai trò của nhân viên xã hội trong hoạt động truyền thông dạy nghề vào tạo việc làm, kết quả đánh giá sẽ là cơ sở để đề xuất vai trò chuyên nghiệp của nhân viên CTXH nhằm can thiệp – trợ giúp NKT đang tham gia học nghề và tạo việc làm một cách tốt hơn.

Trong tổng số 100 NKT xã Quất Động tham gia khảo sát cho biết đánh giá về vai trò của nhân viên xã hội trong hoạt động truyền thông dạy nghề vào tạo việc làm. Đối với vai trò của nhân viên xã hội “Trong kênh truyền thông đại chúng (báo, đài, tivi, loa truyền thanh)” chỉ có 15% NKT đánh giá vai trò của nhân viên xã hội ở mức “Rất thường xuyên” và 21% NKT đánh giá vai trò của nhân viên xã hội ở mức “Thường xuyên”, trong khi đó có tới 64% NKT tham gia khảo sát có đánh giá về vai trò của nhân viên xã hội trong kênh này ở mức “Không thường xuyên”, từ kết quả khảo sát này có thể dễ dàng nhận thấy hầu như NKT không đánh giá cao vai trò của nhân viên xã hội

trong kênh truyền thông này, bởi nhân viên xã hội trong kênh truyền thông này phần lớn họ cung cấp cho NKT những thông tin mang tính khái quát, thông tin về chinh sách việc làm, chính sách dạy nghề cho NKT, còn nếu NKT muốn tìm hiểu sâu hơn về các khóa học nghề và hỗ trợ tạo việc làm cho NKT thì NKT và gia đình phải tìm hiểu thêm ở các kênh khác, từ đó NKT có những đánh giá nhìn nhận và cho rằng vai trò của nhân viên xã hội rất hời hợt, không nhiệt tình, vì vậy cần có sự điều chỉnh hợp lý để giúp NKT tiếp cận thông tin từ kênh truyền thông này tốt hơn.

(Nguồn: Khảo sát NKT xã Quất Động, Thường Tín, Hà Nội)

Đối với kênh truyền thông tại cơ sở dạy nghề, đây là kênh mà NKT có đánh giá rất tích cực, phần lớn NKT đều cập nhật thông tin về dạy nghề và tạo việc làm thông qua kênh này, chiếm tỷ lệ cao nhất với 57% là số NKT cho biết vai trò của nhân viên xã hội trong kênh này ở mức “Rất thường xuyên” và 36% NKT cho đánh giá vai trò của nhân viên xã hội trong kênh truyền thông này là “Thường xuyên”, chỉ có 7% NKT tham gia khảo sát có đánh giá vai trò của nhân viên xã hội trong kênh này ở mức “Không thường

Biểu đồ 3.1. Đánh giá của NKT về vai trò của NVCTXH trong hoạt đồng truyền thông dạy nghề và tạo việc làm

xuyên”, từ kết quả khảo sát này cho thấy tại xã Quất Động hiện nay những cơ sở dạy nghề cho NKT vừa phụ trách đảm nhiệm công việc dạy nghề vừa kết hợp làm công tác truyền thông rất tốt, đây là kênh truyền thông chuyên biệt nên NKT tiếp nhận thông tin rất tốt, tại các cơ sở này nhân viên xã hội là những người làm công tác giảng dạy và trợ giúp khác đối với NKT, họ là những người đã có kinh nghiệm chuyên môn lâu năm trong việc trợ giúp NKT, vừa am hiểu về NKT vừa có kỹ năng can thiệp – trợ giúp tốt nên phần lớn khi tham gia học nghề NKT đều có đầy đủ các thông tin và yên tâm hơn để tham gia học nghề.

Đối với kênh truyền thông tại nơi làm việc, đây cũng là kênh được đông đảo NKT đánh giá cao, bởi nó là một kênh chuyên biệt dành riêng cho NKT nên hiệu quả truyền thông rất cao, ở những cơ sở sử dụng lao động khuyết tật họ lồng ghép rất nhiều mảng hoạt động khác nhau để giúp hình thành cho lao động khuyết tật những tác phong và kỹ năng nghề nghiệp thiết thực, cần thiết để phục vụ công việc, chiếm tỷ lệ cao nhất với 51% là số NKT có đánh giá vai trò của nhân viên xã hội trong kênh này là “Rất thường xuyên” và 28% NKT tham gia khảo sát đánh giá vai trò của nhân viên xã hội ở mức “Thường xuyên” gộp hai mức đánh giá này chiếm tới hơn 2/3 số NKT tham gia khảo sát có đánh giá tích cực về vai trò của nhân viên xã hội trong kênh truyền thông này, chỉ có 21% số NKT có đánh giá vai trò của nhân viên xã hội ở mức “Không thường xuyên” tập trung ở nhóm NKT có những khó khăn và hạn chế nhất định khi tham gia hoạt động truyền thông tại nơi làm việc; từ kết quả khảo sát cho thấy những cơ sở làm việc của NKT trong quá trình sản xuất kinh doanh do sử dụng đối tượng lao động đặc thù nên họ thường xuyên tương tác với NKT, họ thiết lập một kênh truyền thông để phổ biến các thông tin nội bộ và thông tin chung về chính sách, chế độ đối với NKT; do có kinh nghiệm trong sử dụng, tuyển dụng lao động khuyết tật nên họ có kinh nghiệm trông việc can thiệp – trợ giúp NKT, am hiểu đời sống và tâm sinh lý, các vấn

đề khác liên quan đến NKT, ở các đơn vị này nhân viên xã hội là những người có kinh nghiệm trong can thiệp – trợ giúp NKT, từ những lợi thế này nên công tác truyền thông cho NKT đạt được hiệu quả rất tốt.

Đối với kênh truyền thông trực tiếp (sinh hoạt cộng đồng) đây là kênh truyền thông mang tính cộng đồng, đáp ứng cho số đông người dân trong cộng đồng, hạn chế của kênh thông tin này là tần suất và thời lượng truyền thông không dài và thường xuyên dẫn tới khó khăn trong tiếp cận thông tin cho NKT, chỉ có 17% NKT có đánh giá vai trò của nhân viên xã hội (cán bộ truyền thông) trong kênh này ở mức “Rất thường xuyên” và 25% NKT tham gia khảo sát đánh giá vai trò của nhân viên xã hội ở mức “Thường xuyên” cộng gộp hai mức đánh giá này chỉ chiếm gần 1/2 số NKT tham gia trả lời, trong khí đo có tới 58% NKT tham gia khỏa sát cho biết vai trò của nhân viên xã hội trong kênh truyền thông này là “Không thường xuyên”. Từ kết quả khảo sát này cho thấy đây là kênh truyền thông truyền thống có nhiều ở các địa phương, nhưng do sự phát triển của các kênh truyền thông khác nên đây không còn là kênh truyền thông chính tại cộng đồng như giai đoạn trước, vai trò của cán bộ truyền thông (nhân viên xã hội) trong kênh truyền thông này cũng chỉ là phổ biến những thông tin chung chung, những thông tin thuộc ưu tiên cả cộng đồng, vấn đề của NKT ít và không thường xuyên được đưa ra thảo luận tại các buổi sinh hoạt cộng đồng. Vì vậy, cần có biện pháp lồng ghép vai trò của nhân viên xã hội trong kênh truyền thông này với những nhân viên xã hội ở nhưng kênh truyền thông khác để giúp NKT có cơ hội tiếp cận với thông tin đầy đủ và được trợ giúp một cách toàn diện, phát huy mạnh vai trò của nhân viên xã hội với nhiệm vụ của tác viên cộng đồng, am hiểu cộng đồng là một lợi thế cần khai thác để trợ giúp NKT, nhất là trợ giúp NKT tạo dựng việc làm trong chính cộng đồng mà họ đang sinh sống.

3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho NKT tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội bằng phương pháp truyền thông dựa vào cộng đồng.

Từ việc phân tích vai trò bán chuyên nghiệp của nhân viên xã hội trong hoạt động trợ giúp NKT xã Quất Động tham gia học nghề và tạo việc làm, trong nghiên cứu này tác giả đề xuất một số hoạt động CTXH chuyên nghiệp với vai trò của nhân viên CTXH trong hoạt động trợ giúp NKT xã Quất Động tham gia học nghề và tạo việc làm. Những vai trò chuyên nghiệp này của nhân viên công tác xã hội sẽ giúp cho mọi hoạt động giúp NKT trở nên hiệu quả và thuận lợi hơn, mô hình dạy nghề và tạo việc làm cho NKT xã Quất Động vận hành có dấu ấn của hoạt động công tác xã hội chuyên nghiệp, giúp cho hoạt động trợ giúp NKT xã Quất Động khắc phục được những vấn đề tồn tại, để hướng tới xây dựng một mô hình truyền thông dựa vào cộng đồng mang tính bền vững trợ giúp đắc lực cho việc học nghề và tạo việc làm của NKT tại xã Quất Động.

Nghiên cứu đề xuất vai trò chuyên nghiệp của nhân viên CTXH, với chuỗi vai trò này nhân viên CTXH tư vấn cho NKT lựa chọn cơ sở học nghề phù hợp với thời gian đi học và khả năng đi lại, tình trạng sức khỏe hiện tại của NKT. Nếu NKT không có đầy đủ thông tin về cơ sở dạy nghề và tạo việc làm nào, nhân viên công tác xã hội cần cung cấp các danh sách và thông tin cơ bản của một số cơ sở dạy nghề và tạo việc làm mà NKT có thể tiếp cận tham gia. Ngoài ra, nhân viên công tác xã hội cũng cần cung cấp cho NKT thông tin sơ bộ về kỷ luật khi theo học cũng như khi đi làm như: Định hướng khi tham gia học nghề; tuân thủ nội quy giờ giấc, tuân thủ kỷ luật lao động, an toàn lao động…

Truyền thông dựa vào cộng đồng là hoạt động tuyên truyền thông tin tới người dân dựa vào những kênh truyền tải thông tin từ cộng đồng như những phương tiện thông tin đại chúng (loa phát thanh, tivi, báo, đài...), bên cạnh đó

là những kênh thông tin quan trọng trong đời sống thường ngày của người dân như những người thân trong gia đình, bạn bè, hàng xóm, chính quyền địa phương.... đây đều là những kênh thông tin, những hệ thống có mối quan hệ tương đối chặt chẽ với người dân trong cộng đồng nói chung và với người khuyết tật tại xã Quất Động, huyện Thường Tín nói riêng. Để thực hiện được việc truyền thông về dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật dựa vào cộng đồng cần có sự tham gia của các hệ thống trong cộng đồng như: người khuyết tật, gia đình người khuyết tật, chính quyền địa phương, cơ sở dạy nghề, bạn bè, hàng xóm của người khuyết tật. Sở dĩ cần những hệ thống này tham gia vào việc truyền thông về dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật vì theo lý thuyết hệ thống, mỗi tiểu hệ thống có vai trò và chức năng khác nhau trong hệ thống và đảm bảo hệ thống hoàn thành vai trò và nhiệm vụ của mình, có những tiểu hệ thống đóng và tiểu hệ thống mở. Hiện tại, trên địa bàn xã Quất Động, các tiểu hệ thống trong cộng đồng đang hoạt động theo hướng đóng và chỉ hoạt động nội bộ trong tiểu hệ thống đó do đó việc hỗ trợ người khuyết tật trong việc dạy nghề và tạo việc làm còn nhiều khó khăn và hiệu quả mang lại chưa như mong muốn. Bên cạnh đó, giữa các tiểu hệ thống trong cộng đồng cũng chữa có sự liên kết chặt chẽ với nhau nên việc trao đổi thông tin, liên lạc còn hạn chế, từ đó dẫn tới việc hỗ trợ người khuyết tật chưa đạt hiệu quả cao. Do đó, để có thể hỗ trợ tốt hơn cho người khuyết tật tại địa phương cần có sự tham gia của nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp, là những người được đào tạo bài bản về công tác xã hội để hỗ trợ tăng cường mối liên hệ giữa các tiểu hệ thống trong cộng đồng trong việc hỗ trợ người khuyết tật tìm kiếm việc làm. Đồng thời, để nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ người khuyết tật tại xã Quất động còn cần có sự tham gia của các tiểu hệ thống khác trong cộng đồng như gia đình, bạn bè, hàng xóm của người khuyết tật, chính quyền địa phương...để hỗ trợ trong quá trình thực hiện các hoạt động.

Để làm rõ vai trò và chức năng, cũng như đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã Quất Động, tác giả sử dụng lý thuyết hệ thống và thuyết vai trò để tiến hành mô hình hóa các tiểu hệ thống cần tham gia vào hoạt động hỗ trợ người khuyết tật tại địa phương và vai trò của mỗi tiểu hệ thống nhằm hỗ trợ hoạt động đạt hiệu quả cao hơn bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.2: Mô hình hoạt động hỗ trợ người khuyết tật tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội dưới góc nhìn và vai trò của công tác xã hội.

Từ sơ đồ trên có thể thấy, để hỗ trợ cho người khuyết tật trong hoạt động dạy nghề và tìm kiếm việc làm cần có sự tham gia của nhiều hệ thống khác nhau trong cộng đồng, với mỗi chức năng khác nhau, các tiểu hệ thống liên kết lại tạo thành một cộng đồng mở với cộng đồng tính đặc trưng nhằm hỗ trợ cho người khuyết tật tại địa phương. Để việc truyền thông dựa vào cộng đồng

đạt hiệu quả cao cần dựa vào những vai trò và chức năng của từng tiệu hệ thống để thực hiện việc truyền thông đúng nội dung và đúng đối tượng.

Dưới đây là một số chức năng và vai trò của các tiểu hệ thống khi tham gia hoạt động hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật xã Quất Động bằng phương pháp truyền thông dựa vào cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, huyện thường tín (Trang 107 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)