Nhận thức về hoạt động truyền thông trong dạy nghề và tạo việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, huyện thường tín (Trang 53 - 63)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Nhận thức về hoạt động truyền thông trong dạy nghề và tạo việc làm

kết nối (Cán bộ Chữ thập đỏ – Nhân viên Công tác xã hội); các bên tham gia dự án; NKT và gia đình họ.

2.2. Nhận thức về hoạt động truyền thông trong dạy nghề và tạo việc làm cho NKT cho NKT

Truyền thông là quá trình truyền đạt thông tin, suy nghĩ, tình cảm… liên tục từ nguồn truyền tới người nhận. Quá trình này diễn ra thường xuyên, liên tục. Mục đích của truyền thông là tác động làm thay đổi nhận thức, tình cảm của con người phù hợp với sự phát triển của xã hội. Trước khi thực hiện lựa chọn NKT và triển khai thực hiện dự án, Cán bộ Hội Chữ thập đỏ và cán bộ đoàn thể khác tại địa phương thực hiện truyền thông để NKT và gia đình có thông tin về hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho NKT: Cung cấp thông tin về hoạt động của dự án cho NKT, cho gia đình NKT, người dân tại địa phương. Thông tin về hoạt động dự án dạy nghề và tạo việc làm, tiêu chí lựa chọn NKT tham gia hoạt động dạy nghề và tạo việc làm của dự án và những lợi ích NKT khi tham gia dự án được tuyên truyền qua tờ rơi, áp phích quảng cáo hoặc trên loa đài phát thanh, truyền hình để NKT và gia đình cũng như người dân địa phương có thể nắm được. Hội Chữ thập đỏ và cán bộ các đoàn thể chính quyền địa phương đến tận gia đình NKT truyền thông trực tiếp, phát tờ rơi, vận động NKT và gia đình NKT tham gia dự án. Hội Chữ thập đỏ phối hợp với đài phát thanh xã đưa thông tin về dự án, tiêu chí lựa chọn, lợi ích NKT được hưởng nhằm tác động trực tiếp đến NKT và tác động gián tiếp đến những người liên quan, giúp cho việc lựa chọn NKT tham gia học nghề mang lại kết quả cao [29]

Biểu đồ 2.1 thể hiện những kênh cập nhật thông tin dạy nghề và tạo việc làm của NKT, thông qua 4 kênh chính gồm: Kênh truyền thông đại chúng (báo, đài, tivi, lao truyền thanh); kênh truyền thông tại các cơ sở dạy nghề; kênh truyền thông tại nơi làm việc và kênh truyền thông trực tiếp (sinh hoạt cộng đồng).

(Nguồn: Khảo sát NKT xã Quất Động, Thường Tín, Hà Nội)

Trong tổng số 100 NKT tham gia khảo sát hiện đang tham gia hoạt động dạy nghề và tạo việc làm tại xã Quất Động, tỷ lệ NKT cập nhật thông tin từ “Kênh truyền thông tại các cơ sở dạy nghề” chiếm tỷ lệ cao nhất với 37% (tương ứng 37 người tham gia trả lời) đây là kênh truyền thông phổ biến nhất hầu như khi tham gia hoạt động dạy nghề tại các cơ sở dạy nghề tại địa phương hầu hết NKT đều được tiếp cận, những thông tin từ kênh này mang tính chính thống, thực tế và thông tin mang tính chiều sâu hơn so với các kênh thông tin khác, vừa kết hợp dạy nghề vừa truyền thông theo lớp học, theo nghề NKT học là hoạt động khá hiệu quả ở các cơ sở dạy nghề hiện nay, nhiều cơ sở dạy nghề cho NKT do cán bộ đoàn thể địa phương phối hợp với cán bộ tổ chức dự án cùng những nghệ nhân có kinh nghiệm lâu năm mở lớp để dạy kèm cho NKT.

Chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 31% (tương ứng 31 người tham gia trả lời) là “Kênh truyền thông tại nơi làm việc” đây là kênh được phần lớn NKT cho biết là kênh khá hữu ích, bởi trực tiếp làm việc tại các đơn vị doanh nghiệp đang sử dụng lao đọng khuyết tật tại đây NKT không chỉ tham gia lao làm việc mà còn tham gia các hoạt động khác những thông tin nghề nghiệp, việc làm hầu như được doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động chia sẻ khá chi tiết và nhiệt tình. Vì vậy, đây là một kênh truyền thông chủ đạo được NKT đánh giá khá cao giúp NKT yên tâm tham gia lao động sản xuất và cập nhật được đầy đủ thông tin về chính sách dạy nghề và tạo việc làm cho NKT.

Kênh truyền thông ít được NKT quan tâm đó là “Kênh truyền thông đại chúng (báo, đài, tivi, loa truyền thanh)” chiếm 14% (tương ứng 14 ngườ tham gia trả lời) bởi đây là kênh truyền thông mang tính đại chúng dành cho nhiều đối tượng khác nhau trong cộng đồng chứ không phải kênh truyền thông dành riêng cho NKT, nên thông tin về hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho NKT hầu như được phát - được đăng tải rất ít phải dành thời lượng cho các chương trình khác, ngoài ra thời gian phát - đăng tải thông tin của các kênh này rất cứng nhắc vừa ngắn vừa vào khung thời gian NKT khó tiếp cận. Ngoài ra, nhiều NKT có những hạn chế do đặc thù khuyết tật nên có nhiều khó khăn khi tiếp cận thông tin, thông tin truyền thông lại mang tính chung chung khó hiểu nên phải có người giải thích.

Chỉ có 18% (tương ứng 18 người tham gia trả lời) NKT cho biết bản thân cập nhật thông tin dạy nghề và tạo việc làm từ “Kênh truyền thông trực tiếp (sinh hoạt cộng đồng)”, đây là kênh truyền thông có hầu hết ở các địa phương mọi hoạt động sinh hoạt đều được tổ chức tại nhà văn hóa, trung tâm văn hóa… tuy nhiên, phần lớn NKT đánh giá hình thức truyền thông này có nhiều hạn chế đó là hằng năm có rất ít buổi truyền thông trực tiếp (sinh hoạt cộng đồng) được tổ chức, khi tổ chức phần lớn họ đều tập trung vào các vấn đề lớn của đại phương, vấn đề của NKT ít khi được đề cập đến, không phải vấn đề ưu tiên của địa phương nên ít

được đưa ra hội họp tại cộng đồng. Còn nếu có đưa vấn đề liên quan đến chính sách dạy nghề và tạo việc làm cho NKT thì cũng rất qua loa, sơ sài và chỉ mang tính hình thức, vì vậy những thông tin NKT cập nhật được rất hạn chế, việc truyền thông lại khó hiểu không đáp ứng được nguyện vọng của NKT.

Như vậy, có thể thấy rằng kênh truyền thông tại các cơ sở dạy nghề và nơi NKT học tập hầu như là những kênh giúp NKT cập nhật thông tin một cách đầy đủ nhất, sâu sắc nhất. Còn những kênh truyền thông khác như tại cộng đồng và từ các phương tiện thông tin đại chúng tại cộng đồng hầu như ít hiệu quả do đây là những kênh truyền thông manh tính quy mô rộng lớn, không đặc thù dành riêng cho bất cứ một đối tượng nào.

Biểu đồ 2.2 thể hiện kênh truyền thông mà NKT tiếp cận thông tin dạy nghề

và việc làm hiệu quả nhất, gồm các kênh như: Kênh truyền thông đại chúng

(báo, đài, tivi, lao truyền thanh); kênh truyền thông tại các cơ sở dạy nghề; kênh truyền thông tại nơi làm việc và kênh truyền thông trực tiếp (sinh hoạt cộng đồng).

4%

51% 34%

11%

Biểu đồ 2.2. Kênh truyền thông NKT tiếp cận hiệu quả nhất (Đơn vị: %; N=100)

Kênh truyền thông đại chúng (báo, đài, tivi, loa truyền thanh) Kênh truyền thông tại các cơ sở dạy nghề

Kênh truyền thông tại nơi làm việc Kênh truyền thông trực tiếp (sinh hoạt cộng đồng)

Trong tổng số 100 NKT xã Quất Động tham gia khảo sát số NKT cho biết “Kênh truyền thông tại các cơ sở dạy nghề” là kênh truyền thông hiệu quả nhất chiếm 51% NKT tham gia trả lời, đây là kênh thông tin được NKT đánh giá là kênh giúp NKT tiếp cận hoạt động dạy nghề và việc làm đầy đủ nhất và sâu sắc nhất, chỉ có kênh thông tin này mới giúp NKT có định hướng và nhìn nhận một cách đầy đủ về hoạt động dạy nghề và tạo việc làm. Sở dĩ đây là kênh thông tin hiệu quả nhất là bởi ở những cơ sở dạy nghề này phần lớn là những người có chuyên môn và kinh nghiệm can thiệp – trợ giúp NKT, các cán bộ giáo viên tại các cơ sở này họ có kiến thức – kỹ năng và am hiểu tâm sinh lý NKT nên những chia sẻ, những hướng dẫn và thông tin chuyển tải tới NKT cũng rõ ràng và dễ hiểu hơn, đấy là một lợi thế của kênh thông tin này, đồng thời cũng là hạn chế của các kênh thông tin khác (như kênh truyền thông tại cộng đồng và qua các phương tiện thông tin đại chúng).

Chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 34% là số NKT cho biết “Kênh truyền thông tại nơi làm việc” là kênh truyền thông hiệu quả nhất giúp NKT dễ dàng tiếp cận thông tin về hoạt động dạy nghề và việc làm cho NKT, về mức độ hiệu quả kênh truyền thông này chỉ đứng sau kênh truyền thông tại các cơ sở dạy nghề, đây là kênh thông tin chính thống gắn bó sâu sắc với NKT, tuy nhiên do đặc thù công việc và phải sắp xếp lịch truyền thông nên những hoạt động truyền thông tại nơi làm việc của NKT phải có sự sắp xếp hợp lý, tần suất truyền thông cũng khá thường xuyên. Hơn nữa, tại những cơ sở sử dụng lao động khuyết tật hầu như họ cũng có sự chuẩn bị về cơ sở vật chất, tìm hiểu và tâm sinh lý và đặc điểm của NKT để có những tương tác, phản hồi hiệu quả.

Điều đáng chú ý nhất đó là, chỉ có 11% NKT tham gia trả lời cho biết “Kênh truyền thông trực tiếp (tại cộng đồng)” là kênh truyền thông hiệu quả nhất, tập trung ở số NKT nhẹ, loại tật nhẹ do thương tích để lại và họ

có điều kiện thường xuyên tham gia hoạt động cộng đồng hơn, ví dụ những người bị khuyết tật do tai nạn khi còn khỏe mạnh chưa bị khuyết tật họ vẫn tham gia hoạt động cộng đồng, khi bị khuyết tật nhẹ họ vẫn giữ thói quen này. Bên cạnh đó, chỉ có 4% NKT(tương ứng 4 người) cho biết “Kênh truyền thông đại chúng (báo, đài, tivi, loa truyền thanh)” là kênh truyền thông hiệu quả nhất, sở dĩ rất ít NKT lựa chọn kênh cập nhật thông tin về hoạt động dạy nghề và tạo việc làm là kênh truyền thông đại chúng là do kênh truyền thông này khá rộng lớn, thông tin quá đa dạng và phong phú, thời lượng đăng tải ưu tiên các thông tin khác, ít khi hoặc hiếm khi thấy đăng tải thông tin liên quan đến chính sách dạy nghề và tạo việc làm cho NKT.

Như vậy, có thể thấy rằng những kênh chính thống như kênh truyền thông tại các cơ sở dạy nghề cho NKT và nơi làm việc của NKT thường là những kênh truyền thông chuyên sâu và trợ giúp NKT đầy đủ nhất, những kênh này mang tính chuyên biệt cho NKT, còn các kênh truyền thông dại chúng và kênh truyền thông thông qua sinh hoạt cộng đồng hiệu quả thấp, khó tiếp cận, thông tin không đầy đủ, ít ưu tiên vấn đề NKT dẫn đến NKT khó khăn trong việc tiếp cận thông tin việc làm và dạy nghề từ các kênh này.

Biểu đồ 2.3 thể hiện sự đánh giá của NKT về tầm quan trọng của hoạt động

truyền thông dạy nghề và tạo việc làm, kết quả đánh giá sẽ góp phần làm sáng

tỏ nhận thức và sự nhìn nhận của NKT về tầm quan trọng của hoạt động truyền thông cộng đồng đối với họ.

(Nguồn: Khảo sát NKT xã Quất Động, Thường Tín, Hà Nội)

Trong tổng số 100 NKT xã Quất Động tham gia khảo sát, chiếm tỷ lệ cao nhất với 57% là số NKT đánh giá tầm quan trọng của hoạt động truyền thông dạy nghề và tạo việc làm ở mức “Rất quan trọng”, ngoài ra chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 32% là số NKT có đánh giá “Quan trọng”, như vậy chỉ riêng hai mức đánh giá “Quan trọng” và “Rất quan trọng” đã chiếm tới gần 90% NKT tham gia trả lời điều này cho thấy NKT đã nhận ra những lợi ích và vai trò từ hoạt động truyền thông, trải qua quá trình được hỗ trợ khá dài với sự phối hợp của nhiều đơn vị, tổ chức, đoàn thể trợ giúp kết hợp truyền thông nên phần lớn NKT đã tiếp cận được với các hoạt động trợ giúp và có những nhìn nhận đánh giá khá tích cực đối với dự án trợ giúp.

Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ NKT có đánh giá về tầm quan trọng của hoạt động truyền thông dạy nghề và tạo việc làm ở mức “Ít quan trọng” (9%)

tập trung ở nhóm NKT không thường xuyên cập nhật các thông tin về hoạt động dạy nghề và tạo việc làm từ các kênh truyền thông tại địa phương. Ngoài ra, chiếm tỷ lệ không đáng kể là số NKT có đánh giá “Không quan trọng” (1%) và “Không quan tâm” (1%). Chính vì vậy, cán bộ truyền thông thuộc các đơn vị, tổ chức, đoàn thể thuộc các đơn vị tại địa phương phải lồng ghép hoạt động truyền thông dạy nghề và tạo việc làm cho NKT kết hợp với các hoạt động khác tại địa phương nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông, giúp NKT tiếp cận với thông tin dạy nghề và việc làm một cách hiệu quả.

Ngoài ra, mối quan hệ giữa truyền thông với người khuyết tật và gia đình người khuyết tật là mối quan hệ vô cùng quan trọng. Gia đình người khuyết tật nhận được nhiều thông tin thì họ hiểu và quan tâm tới người khuyết tật nhiều hơn. Do đó, người khuyết tật có nhiều cơ hội tham gia hoạt động xã hội, có cơ hội để phát triển bản thân, tính tình cởi mở hơn. Đối với gia đình người khuyết tật thiếu thông tin liên quan tới người khuyết tật thì họ ít quan tâm tới hòa nhập người khuyết tật hơn. Người khuyết tật ít có cơ hội tham gia hoạt động xã hội, cơ hội phát triển bản thân cũng ít hơn, quan hệ xã hội của họ thu hẹp khiến họ rụt rè hơn những người khuyết tật khác, do đó truyền thông đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tham gia hoạt động xã hội và hòa nhập cộng đồng với người khuyết tật. Nhất là trong việc tạo động lực thúc đẩy để NKT còn khả năng lao động tham gia hoạt động học nghề vào có việc làm, tạo thu nhập nuôi sống bản thân.

Biểu đồ 2.4. Thể hiện sự tác động của các kênh truyền thông tại địa phương đối với hoạt động học nghề và tạo việc làm của NKT, như: Có cơ hội tham gia học nghề; có việc làm phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân; có kiến thức – kỹ thuật sản xuất; tiếp cận được với chính sách dạy nghề cho NKT; nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức, đoàn thể; kết nối NKT đến với các doanh nghiệp.

(Nguồn: Khảo sát NKT xã Quất Động, Thường Tín, Hà Nội)

Trong tổng số 100 NKT xã Quất Động tham gia khảo sát, chiếm tỷ lệ cao nhất với 98% số NKT cho biết tác động của các kênh truyền thông tại địa phương đối với hoạt động học nghề và tạo việc làm là bản thân “Có cơ hội tham gia học nghề” hoạt động học nghề của NKT nhận được tài trợ từ tổ chức chữ thập đỏ quốc tế phối hợp với hội chữ thập đỏ thành phố Hà Nội, tiến hành lựa chọn NKT đạt yêu cầu về sức khỏe và hiểu biết để tham gia dự án. Ở khâu lựa chọn và thông báo cho người khuyết tật, kết hợp buổi phỏng vấn NKT tiềm năng kết hợp với tiêu chí lựa chọn, Hội Chữ thập đỏ các các đơn vị liên quan đã đưa ra được danh sách NKT. Kết quả lựa chọn được thông báo cho tất cả NKT tiềm năng thông qua: phương tiện thông tin đại chúng; trực tiếp thông báo tới NKT và gia đình họ.

Chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 83% là số NKT cho biết bản thân “Có kiến thức – kỹ thuật sản xuất” đây chính là một kết quả tích cực trong việc trợ giúp NKT, hầu hết NKT sau khi tham gia học các nghề: thêu, mộc, sơn mài, vàng mã, điện công nghiệp đều được các cán bộ giáo viên có năm kinh nghiệm trong can thiệp

– trợ giúp hướng dẫn, kèm cặp, bởi vậy hầu hết khi kết thúc khóa học NKT đều có tay nghề và có kỹ năng – kỹ thuật nghề một cách thành thục, nhiều NKT sau thời gian đi làm cho các doanh nghiệp đã ra tự mở thêm những công việc độc lập với sự giúp đỡ của gia đình và tạo dựng được công việc khá ổn định. Bên cạnh đó, có 77% NKT cho biết nhờ có các kênh truyền thông tại địa phương nên bản thân “Có việc làm phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân” hầu hết khi được lựa chọn để tham gia dự án hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm NKT xã Quất Động đều có việc làm phù hợp nhiều NKT có được những công việc phù hợp với khả năng, kinh nghiệm, tình trạng khuyết tật của bản thân nên khi có việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, huyện thường tín (Trang 53 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)