Dự án dạy nghề và tạo việc làm cho NKT tại xã Quất Động đang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, huyện thường tín (Trang 50 - 53)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1.2. Dự án dạy nghề và tạo việc làm cho NKT tại xã Quất Động đang

triển khai

Hội Chữ thập đỏ Tây Ban Nha (SRC) vào Việt Nam kể từ tháng 6 năm 2002. Trong những năm vừa qua, SRC cùng đối tác của mình là Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (VNRC) đã cùng nhau xây dựng những dự án lớn, triển khai tại hơn 10 tỉnh thành cả nước, đa số là tập trung vào các phương án phòng chống thiên tai cho cộng đồng, cứu trợ nhân đạo, phục hồi nền kinh tế, hỗ trợ các đoàn thể, đào tạo và tạo cơ hội việc làm cho người khuyết tật, hoàn cảnh khó khăn, con em thương binh liệt sỹ.

Dự án dạy nghề và tạo việc làm cho Người khuyết tật được sự tài trợ của Hội Chữ thập đỏ Tây Ban Nha và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện tại giai đoạn 1 tại 6 tỉnh Hưng Yên, Lâm Đồng, Hải Dương, Hà Nội, Hà Nam và Bình Thuận, thời gian từ 4/2014-9/2016. Sau thời gian thực hiện và những kết quả giai đoạn 1, dự án tiếp tục thực hiện mô hình, nhân rộng giai đoạn 2 tại các tỉnh Hưng Yên, Lâm Đồng và Hà Nội, thời gian từ 11/2016-10/2018. [29]

Tên Dự án: Dạy nghề và tạo việc làm cho Người khuyết tật tại các khu vực can thiệp dưới sự tài trợ của cơ quan hợp tác quốc tế và phát triển Tây Ban Nha tại Việt Nam do Hội Chữ thập đỏ Tây Ban Nha tài trợ. [29]

Vùng dự án:Hội Chữ thập đỏ Thành phố Hà Nội, lựa chọn 3 huyện Huyện Ứng Hòa, Thường Tín, Mê Linh (mỗi huyện 3 xã thực hiện dự án. Tại huyện Thường Tín dự án được triển khai tại 03 xã: Duyên Thái, Quất Động và Dũng Tiến. Tại huyện Mê Linh dự án được triển khai tại 03 xã: Tự Lập, Tiến Thịnh và

Liên Mạc. Tại huyện Ứng Hòa dự án được triển khai tại 03 xã: Quảng Phú Cầu, Kim Đường và Trường Thịnh). Trong đó đề tài nghiên cứu lựa chọn vùng dự án tại xã Quất Động, Thường Tín, TP. Hà Nội để khảo sát. [29]

Nhóm đối tượng: Đối tượng được hưởng lợi từ dự án trực tiếp là Người khuyết tật thất nghiệp hoặc có việc làm không thường xuyên; cán bộ Hội CTĐ và cơ quan hành chính công tham gia các hoạt động của dự án. Đối tượng hưởng lợi gián tiếp là: Các gia đình NKT do việc hoà nhập lao động của NKT đóng góp cải thiện kinh tế hộ gia đình; cộng đồng; các nhóm dễ bị tổn thương.

Kinh phí dự án tại Hà Nội: 5.448.307.000đ (kinh phí tại xã Quất Động: 961.000.000đ). [29]

Mục đích: Dạy nghề và tạo việc làm; phát triển kinh tế/hoà nhập xã hội hướng tới xoá đói giảm nghèo.

Mục tiêu: Dự án “Dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật” được triển khai tại Hà Nội giai đoạn 1 có khoảng 600 người khuyết tật trong độ tuổi lao động còn khả năng lao động được học nghề và tạo việc làm phù hợp (xã Quất Động, huyện Thường Tín sẽ có 98 người khuyết tật được hưởng lợi từ dự án), giai đoạn 2 sẽ có thêm 300 người khuyết tật được hưởng lợi từ dự án. Điều đó sẽ giúp người khuyết tật có cơ hội được thể hiện giá trị bản thân, vượt qua mặc cảm, vượt lên hoàn cảnh để sống tốt hơn. [29]

* Quy trình thực hiện dự án dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội

Quy trình dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật là tất cả những bước công việc mà một dự án phải trải qua kể từ khi mới chỉ là khi triển khai đến khi thực hiện dự án và kết thúc dự án đó. Như vậy quy trình thực hiện dự án dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật được thể hiện trong sơ đồ sau:

Các bước Hoạt động Vai trò của Hội CTĐ

Tìm hiểu thông tin, thiết lập

quan hệ

- Điều tra cơ bản - Phân tích thị trường

- Chữ thập đỏ cấp xã trực tiếp thực hiện và báo cáo - Chữ thập đỏ cấp tỉnh/thành phố, huyện chỉ đạo và hỗ trợ

Liên lạc, kết nối

- Điều tra cơ bản - Phân tích thị trường - Tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho NKT - Dạy nghề - Giám sát học nghề - Tạo việc làm - Chữ thập đỏ cấp xã trực tiếp thực hiện và báo cáo - Chữ thập đỏ cấp tỉnh/thành phố, huyện chỉ đạo và hỗ trợ Gặp gỡ, đàm phán - Đàm phán với các Cơ sở đào tạo nghề

- Cầu nối đàm phán giữa cơ sở sản xuất và NKT về nghề - Cán bộ thành phố, huyện phối hợp với cán bộ xã thực hiện Ký kết hợp đồng, hợp tác - Cam kết học nghề của NKT - Hợp đồng với Cơ sở sản xuất dạy nghề và tạo việc làm - Cán bộ thành phố, huyện phối hợp với cán bộ xã thực hiện Duy trì mối quan hệ

- Duy trì các sự kiện của đối tác

- Duy trì hoạt động của các ban ngành đoàn thể liên quan đến NKT

- Cán bộ thành phố, huyện phối hợp với cán bộ xã thực hiện

(Nguồn: Ban điều phối hoạt động hỗ trợ người tàn tật Việt Nam - 2010)

Điều tra cơ bản và phân tích thị trường Lựa chọn NKT học nghề Định hướng nghề cho NKT Ký kết hợp đồng lao động Dạy nghề và tạo việc làm

Để thực hiện được thành công quy trình thực hiện dự án dạy nghề và tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, huyện thường tín (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)