Vai trò của NVCTXH trong truyền thông tại nơi làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, huyện thường tín (Trang 105 - 107)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.3. Vai trò của NVCTXH trong truyền thông tại nơi làm việc

Trong kênh truyền thông này vai trò của NVCTXH là giúp cho NKT có định hướng nghề nghiệp rõ ràng; có thông tin về thị trường việc làm và nhu cầu của xã hội về việc làm này; nhân viên CTXH còn giúp cho NKT biết tới chính sách việc làm cho NKT; biết rõ cách tạo ra một sản phẩm bằng công sức của mình; có việc làm và thu nhập ổn định; có thông tin về đầu ra sản phẩm; có thêm kỹ năng nghề nghiệp và giúp NKT tham gia học nghề củng cố niềm tin đói với nghề nghiệp đang theo đuổi. Tại xã Quất Động Được sự quan

tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, gia đình, hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật, các cơ sở tạo việc làm cho NKT tại địa phương, khi tham người khuyết tật được hỗ trợ về vốn, cơ sở hạ tầng, chỗ làm việc, hỗ trợ trả lương cho các sản phẩm đạt chất lượng, hỗ trợ ăn trưa... Sau đây là chia sẻ của chủ sử dụng lao động khuyết tật và NKT:

* Ý kiến chia sẻ của cán bộ quản lý và chủ đơn vị sử dụng lao động khuyết tật: “Trước khi NKT hoàn thành khóa học nghề chúng tôi đã ký kết hợp tác cung ứng lao động với các cơ sở dạy nghề cho NKT, để lựa chọn những NKT phù hợp về cơ sở làm việc theo nhu cầu và nguyện vọng của họ; tại đây sau khi ký kết hợp đồng lao động NKT sẽ được tuyên truyền phổ biến các thông tin về quy trình lao động sản xuất, sản phẩm đầu ra và hướng dẫn NKT kỹ năng giải quyết công việc; chính sách về tiền lương và các chế độ liên quan đến người lao động nên NKT và gia đình họ rất yên tâm” (PVS cán bộ cơ sở sản xuất Đàm Văn Thế).

“Người khuyết tật tuy tiếp thu chậm hơn những học viên khác học nghề tại cơ sở nhưng sự chăm chỉ tỉ mỉ, ham học hỏi thì hơn hẳn với những hoc viên khác làm việc tại cơ sở tôi, họ nghiên cứu sản phẩm, mẫu mã mới ở trên mạng, tự thực hành vào những giờ giải lao, đó là những đức tính ít thấy tại cơ sở tôi”(PVS Chủ cơ sở sở sơn mài.

* Ý kiến chia sẻ của NKT: “Khi mới bắt đầu vào làm việc tại cơ sở thêu, tôi còn khá lúng túng và lo lắng, nhưng sau một tuần đầu được cán bộ truyền thông tại nơi làm việc giúp đỡ, an ủi, động viên và hướng dẫn tận tình tôi đã hòa nhập và làm quen được với công việc hiện tại, đến nay tôi đã có được công việc ổn định, bước đầu có thu nhập để phụ giúp gia đình nên gia đình tôi rất yen tâm và luôn động viên tôi cố gắng làm việc thật tốt, tất cả là nhờ có sự giúp đỡ của cán bộ quản lý nơi tôi đang làm việc” (PVS NKT đang làm việc tại cơ sở sản xuất Đàm Văn Thế).

Từ những chia sẻ, những tâm tư nguyện vọng của NKT thấy được vai trò truyền thông định hướng của NVCTXH giúp NKT yên tâm tham gia hoạt

động sản xuất. Trong các cơ sở sử dụng lao động khuyết tật NVCTXH nắm bắt được những đặc điểm tâm sinh lý của NKT do khỏe yếu, không có khả năng làm việc liên tục 8h/ngày, khả năng di chuyển còn nhiều hạn chế, nhiều khi khó khăn cho gia đình trong việc đưa đón người khuyết tật, nghề mà người khuyết tật học phần lớn đòi hỏi những thao tác tỷ mỷ, kéo léo đó là những ngành nghề thủ công nên nhiều lúc các thao tác của người khuyết tật ngượng nghịu và chậm hơn người lao động khác. Cơ hội nâng cao tay nghề, nâng cao thu nhập cho người khuyết tật còn hạn chế, sản phẩm thủ công của người khuyết tật tuy đẹp nhưng chưa đủ độ sắc nét, tinh sảo mà thị trường thêu lại yêu cầu tay nghề rất cao; chính vì vậy, việc nâng cao thu nhập cho người khuyết tật trong tương lai là một hạn chế. Nắm bắt được những đặc điểm này NVCTXH hướng dẫn và chia sẻ thông tin giúp NKT tham gia hoạt động lao động sản xuất tại nơi làm việc tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, huyện thường tín (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)