Tăng cường giao lưu, trao đổi, hợp tác với các cơ quan thông tin – thư viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động thông tin thư viện tại trường đại học dược hà nội (Trang 120 - 123)

9. Cấu trúc luận văn

3.3 Các giải pháp hỗ trợ khác

3.3.1 Tăng cường giao lưu, trao đổi, hợp tác với các cơ quan thông tin – thư viện

trong và ngoài nước

Những thay đổi về kinh tế, xã hội gần đây đã và đang góp phần hình thành “xã hội thơng tin”. Trong xã hội đó, thơng tin đƣợc xem nhƣ "nguồn lực" và nó đem lại sức mạnh, tạo thế cạnh tranh giữa các quốc gia cũng nhƣ giữa các cá nhân. Khoảng cách giữa ngƣời giàu thông tin “informaion rich” và ngƣời nghèo thông tin “information poor” ngày càng lớn. Để thu hẹp đƣợc khoảng cách trên, thƣ viện đóng vai trị vơ cùng quan trọng vì thƣ viện là nơi cung cấp các dịch vụ thông tin đáng tin cậy. Sự hợp tác giữa các thƣ viện chính là con đƣờng để các thƣ viện tăng cƣờng nguồn lực và cải thiện chất lƣợng dịch vụ của mình.[20]

Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, chất lƣợng giáo dục đại học ở Việt Nam khá thấp so với khu vực và các nƣớc trên thế giới. Khả năng nghiên cứu, khai thác, đánh giá và sử dụng thông tin của sinh viên rất hạn chế trong khi đó nguồn lực thơng tin của hầu hết các thƣ viện đại học thiếu về số lƣợng và kém về chất lƣợng. Với những lý do trên việc đẩy mạnh hợp tác giữa các thƣ viện đại học ở nƣớc ta hiện nay là hết sức cần thiết.

Xu hƣớng ngày nay, Các Thƣ viện nói chung và Thƣ viện các trƣờng đại học nói riêng đang xích lại gần nhau, tạo ra các hiệp hội Thƣ viện để hỗ trợ nhau về mọi mặt hoạt động. Hoạt động của các liên hiệp thƣ viện đại học đƣợc đẩy mạnh sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cả phía thƣ viện lẫn ngƣời sử dụng.

Đối với thƣ viện

Các thƣ viện đại học có thể chia sẻ nguồn lực thông tin, bao gồm cả nguồn tài liệu truyền thống và nguồn tài liệu điện tử, nhờ đó các thƣ viện tiết kiệm nguồn kinh phí bổ sung, khơng gian lƣu trữ tài liệu truyền thống, và máy chủ để lƣu trữ thông tin điện tử.

Cung cấp cơ hội cho cán bộ thƣ viện thành viên phát triển kĩ năng mới thơng qua các chƣơng trình đào tạo; hội thảo, hội nghị; tham quan, khảo sát.

Chia sẻ các biểu ghi thƣ mục, điều này giúp các thƣ viện không phải phân loại và biên mục lại các tài liệu mà thƣ viện thành viên có, tạo điều kiện xây dựng mục lục liên hợp (Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các thƣ viện ở Việt Nam)

Cải thiện chất lƣợng và đa dạng hóa các dịch vụ thơng tin thƣ viện nhờ việc chia sẻ tài nguyên thông tin, cơ sở hạ tầng và kinh nghiệm quản lý dịch vụ. Ngoài ra các thƣ viện cịn có cơ hội để phát triển và đẩy mạnh việc sử dụng các chuẩn nghiệp vụ trong các hoạt động của mình.

Đối với ngƣời sử dụng

Chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin, cho phép ngƣời sử dụng truy cập số lƣợng các nguồn tin nhiều hơn, ở mức chi phí thấp hơn.

Ngƣời sử dụng dễ dàng truy cập đến bộ sƣu tập của các thƣ viện thành viên nhờ mục lục liên hợp. Mục lục này đƣợc xây dựng trên cơ sở cổng thơng tin và nó tích hợp dịch vụ thƣ viện thơng tin của các thƣ viện thành viên.

Ngồi ra ngƣời sử dụng có cơ hội để sử dụng dịch vụ thƣ viện chất lƣợng hơn nhƣ: Dịch vụ phổ biến thông tin chọn lọc, dịch vụ tra cứu tin, dịch vụ tham khảo.[20]

Với góc độ nghiên cứu hạn hẹp của mình tác giả đƣa ra một số đề xuất cho hoạt động giao lƣu trao đổi, hợp tác giữa Thƣ viện ĐH Dƣợc HN với các đơn vị khác nhƣ sau:

* Hợp tác quốc tế

- Tiếp tục duy trì hợp tác với các trƣờng ĐH có đào tạo y dƣợc học trên thế giới nhƣ: Anh, Pháp, Úc, Hoa kỳ, Phần lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mơng cổ, Lào, Campuchia.vv,

- Duy trì hợp tác với các Thƣ viện y học nƣớc ngoài nhƣ: Thƣ viện y học quốc gia Hoa Kỳ, bộ phận thông tin của Tổ chức y tế thế giới WHO để đƣợc hỗ trợ về nguồn lực thông tin y tế. Thông qua các tổ chức này, Thƣ viện đƣợc hỗ trợ miễn phí về nguồn lực thơng tin, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin y tế, ...vv

- Hợp tác với các nhà xuất bản nổi tiếng trên thế giới trong lĩnh vực y dƣợc học nhƣ: Elservier, Lipincot, SCIENCEDIRECT... để có đƣợc những chính sách hỗ trợ về nguồn lực thơng tin y tế.

* Hợp tác với các đơn vị thông tin trong nước

- Tích cực tham gia vào các hiệp hội Thƣ viện nhƣ: Hội Thƣ viện Việt Nam, Liên hiệp Thƣ viện các trƣờng Đại học để đƣợc giao lƣu, trao đổi kinh nghiệm về quản lý, chia sẻ nguồn lực thông tin, đào tạo nghiệp vụ thông tin -thƣ viện...vv với các trung tâm TT-TV khác.

Trên thực tế, Thƣ viện trƣờng ĐH Dƣợc HN mấy năm qua đã tham gia vào Liên hiệp các thƣ viện các trƣờng ĐH Phía Bắc. Tuy nhiên, việc tham gia này mang tính chất rất tƣợng trƣng. Bởi lẽ, Thƣ viện ĐH Dƣợc HN dƣờng nhƣ tham gia mang tính chất giữ chỗ: thƣ viện đóng lệ phí hội rất thƣờng xuyên nhƣng lại tham gia các chƣơng trình do Liên hiệp thƣ viện các trƣờng đại học phía bắc tổ chức rất ít. Điều này cũng do nhiều nguyên nhân cản trở nhƣ: Lãnh đạo nhà trƣờng chƣa thực sự quan tâm sâu sắc đến các vấn đề chuyên môn nghiệp vụ của thƣ viện.

Hy vọng trong tƣơng lai gần đây, nhà trƣờng sẽ quan tâm nhiều hơn nữa đến vấn đề này để Thƣ viện tham gia trao đổi, hợp tác với các hội, liên hiệp thƣ viện có hiệu quả hơn nữa.

-Tích cực tham gia vào các diễn đàn thƣ viện nhƣ diễn đàn:

VietnamLib.net, thuvientre.wordpress.com...vv để giao lƣu, trao đổi thông tin nghề nghiệp với những ngƣời yêu nghề TT-TV tại Việt Nam. Qua đây, cán bộ thƣ viện có thể đúc rút những kinh nghiệm của các cá nhân, đơn vị bạn để xây dựng nền tảng nghiệp vụ, kinh nghiệm phục vụ bạn đọc, kinh nghiệm tổ chức, quản lý TT-TV cho mình, góp phần xây dựng thƣ viện mình ngày một tiến bộ hơn.

- Hợp tác, trao đổi với các thƣ viện của các trƣờng đại học y dƣợc trong cả nƣớc nhƣ: Thƣ viện ĐH Y HN, Thƣ viện ĐH Y Dƣợc TP HCM, Thƣ viện Đại học Y Dƣợc Huế, Thƣ viện Đại học Y Thái Bình, Thƣ viện Đại học Y Nam Định, Thƣ viện Trƣờng ĐH Y tế công cộng....vv.

Với đặc thù là một Thƣ viện đại học nhƣng mang tính chất chuyên ngành y dƣợc học giống nhau. Việc hợp tác giữa Thƣ viện trƣờng ĐH Dƣợc HN với Thƣ viện các trƣờng đại học, cao đẳng đào tạo lĩnh vực y dƣợc học trên là rất cần thiết.

Việc hợp tác giữa các đơn vị này nhằm trao đổi kinh nghiệm trong việc quản lý, đào tạo và hợp tác liên Thƣ viện cũng nhƣ trao đổi tài liệu y dƣợc học trong hệ thống.

Các cơ sở này sẽ tiếp thu kiến thức và kinh nghiệm để về thực hiện công tác khai thác thơng tin cho đơn vị mình. Tiếp đến là sẽ rút kinh nghiệm và phổ biến kiến thức, chia sẻ cho bạn đọc tại cơ sở mình với các nội dung đã đƣợc đào tạo, chuyển giao thông tin dƣới dạng xuất bản phẩm, thơng tin thƣ mục, các tóm tắt tổng quan, CSDL dữ kiện hoặc toàn văn, các nguồn tin trực tuyến hoặc mƣợn liên Thƣ viện. Việc này giúp cho các đơn vị Y – Dƣợc có thêm các kiến thức mới, nâng cao đƣợc nghiệp vụ của mình và giúp đào tạo NDT tại cơ sở đƣợc tốt hơn. Qua đó cũng tăng cƣờng khả năng hợp tác và chia sẽ thông tin của Thƣ viện với các đơn vị bạn với phƣơng châm " Hợp tác, chia sẻ, cùng nhau có lợi".

- Hợp tác, trao đổi thông tin với các thƣ viện các Bệnh viện, trung tâm y tế trong cả nƣớc. Đây cũng là nội dung hợp tác rất quan trọng đối với Thƣ viện trƣờng ĐH Dƣợc HN. Qua đây, Thƣ viện sẽ trao đổi đƣợc một nguồn lực thông tin hết sức quan trọng trong lĩnh vực y dƣợc học: đó là nguồn thông tin y dƣợc học dựa trên bằng chứng. Việc nghiên cứu, phát minh và thử nghiệm thuốc trên các bệnh nhân, việc sử dụng thuốc nhƣ thế nào trên các căn bệnh, sử lý các tình huống gặp phải tác dụng phụ của thuốc ra sao đang là vấn đề rất quan trọng cho NDT y tế của Thƣ viện. Việc làm này có ý nghĩa vơ cùng thiết thực, góp phần vào việc nâng cao chất lƣợng đào tạo đội ngũ dƣợc sĩ có chuyên mơn cao, có y đức tốt, lƣơng y nhƣ từ mẫu của nhà trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động thông tin thư viện tại trường đại học dược hà nội (Trang 120 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)