Khái quát về Thƣ viện Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động thông tin thư viện tại trường đại học dược hà nội (Trang 31 - 35)

9. Cấu trúc luận văn

1.3 Khái quát về Thƣ viện Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội

1.3.1 Lịch sử ra đời và phát triển

Cùng với giảng đƣờng, phịng thí nghiệm, thƣ viện là nơi gần gũi, gắn bó, là địa chỉ tin cậy của giảng viên, sinh viên trong suốt thời gian giảng dạy, học tập ở trƣờng.

Năm 1964, sau khi thành lập trƣờng, một căn nhà 2 gian đã đƣợc xây dựng sau dãy nhà cao tầng ở Khu nội trú sinh viên ở Dốc Thọ Lão đã đƣợc giành để triển khai, phục vụ cho nhu cầu đọc của cán bộ và sinh viên. Ban đầu, sách và tài liệu phần lớn bằng tiếng Việt và một số tài liệu tiếng Nga.

Năm 1965, nhà trƣờng đi sơ tán, một bộ phận lớn của Thƣ viện lên Lục Ngạn (Bắc Giang). Trong những năm trƣờng sơ tán, Thƣ viện là nơi đƣợc các sinh viên rất quan tâm vì sinh viên có nhiều thời gian, nhu cầu về thƣ viện thực sự lớn.

Năm 1969, trƣờng chuyển về Ninh Sở, Thƣờng tín (Hà Tây cũ). Đến năm 1975, Thƣ viện đƣợc tổ chức thành đơn vị độc lập trong trƣờng, đƣợc bố trí vào địa điểm mới và tồn tại từ đó.

Ngày 25 tháng 5 năm 2009 Thƣ viện Trƣờng đƣợc chính thức thành lập theo quyết định số 181/QĐ-DHN. Trong thời gian này đƣợc sự đầu tƣ của Bộ Y tế và nhà trƣờng, Thƣ viện đã có thêm những trang thiết bị hiện đại. Thƣ viện cũng triển khai hệ thống Medline và IDIS về thơng tin thuốc nƣớc ngồi. Bƣớc đầu xây dựng thƣ viện điện tử, nối mạng Internet phục vụ cho công tác học tập và tra cứu của cán bộ và sinh viên, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của độc giả. Thƣ viện đã đƣợc đánh giá cao và thu hút đƣợc nhiều độc giả trong đó có nhiều cán bộ ngoài trƣờng. Thƣ viện đƣợc định hƣớng là bộ phận tƣ liệu thông tin của trƣờng phù hợp với xu hƣớng hiện đại và yêu cầu của ngƣời sử dụng nhằm cung cấp sách, báo, tạp chí, thơng tin tƣ liệu cho cán bộ và sinh viên trong học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Hiện nay Thƣ viện có một cơ sở vật chất khá tốt, với diện tích 350m2, đƣợc chia thành các bộ phận: Tổ in, Phịng giáo trình, Phịng đọc tham khảo, Phòng đọc mở, Phòng tra cứu điện tử, Phòng nghiệp vụ. Vốn tài liệu khá phong phú , hiện tại, Thƣ viện có khoảng 11.873 tài liệu bao gồm: sách tham khảo tiếng Việt, sách tham khảo ngoại văn, giáo trình học tập, luận án, luận văn, khố luận, báo, tạp chí. Trang thiết bị đƣợc cải thiện, nguồn lực thông tin tƣơng đối đầy đủ, Thƣ viện thực sự trở thành giảng đƣờng thứ hai trong nhà trƣờng.

Năm 2013. Dự án thƣ viện điện tử đã đƣợc triển khai thành công. Hiện nay Thƣ viện đã có trang web riêng và xây dựng dựng đƣợc bộ cơ sở dữ liệu số với hơn 2360 file dữ liệu số về sách tham khảo, luận án, luận văn, khóa luận và hơn 40.000 bài trích báo, tạp chí tồn văn. Cơ sở dữ liệu số đƣa vào phục vụ và đƣợc đông đảo ngƣời dùng tin đánh giá hiệu quả tốt.

Trong những năm gần đây hoạt động đào tạo cho ngƣời dùng tin luôn đƣợc đẩy mạnh, Thƣ viện đã chú trọng đến chƣơng trình giảng dạy cho bạn đọc, đảm bảo cung cấp đến ngƣời dùng tin những kiến thức cơ bản nhất về các hoạt động và dịch vụ của thƣ viện: Bổ sung các kĩ năng tra cứu thông tin cho ngƣời dùng tin, ngoài ra thƣ viện cịn phát triển các hình thức tun truyền khác: tổ chức định kỳ giới thiệu

sách chuyên đề và vận động thu hút các nguồn tài liệu điện tử miễn phí để giới thiệu cho bạn đọc.

Tích cực hợp tác, giao lƣu với Thƣ viện của các trƣờng đại học trong và ngoài ngành nhằm chia sẻ và trao đổi thông tin.

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức

Chức năng

Tham mƣu cho Hiệu trƣởng và tổ chức tốt việc phục vụ thông tin – thƣ viện cho hoạt động giảng dạy, học tập, đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và quản lý của nhà trƣờng thông qua việc sử dụng, khai thác các loại tài liệu có trong thƣ viện (tài liệu chép tay, in, sao chụp, khắc trên mọi chất liệu, tài liệu điện tử, mạng Internet…).

Nhiệm vụ

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch hoạt động dài hạn và ngắn hạn của thƣ viện; tổ chức điều phối tồn bộ hệ thống thơng tin, tƣ liệu, thƣ viện trong nhà trƣờng;

- Bổ sung, phát triển nguồn lực thông tin trong nƣớc và nƣớc ngoài đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của nhà trƣờng; thu nhận các tài liệu do nhà trƣờng xuất bản, các cơng trình nghiên cứu khoa học đã đƣợc nghiệm thu, tài liệu hội thảo, khoá luận, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, chƣơng trình đào tạo, giáo trình, tập bài giảng và các dạng tài liệu khác của nhà trƣờng, các ấn phẩm tài trợ, biếu tặng, tài liệu trao đổi giữa các thƣ viện;

- Tổ chức xử lý, sắp xếp, lƣu trữ, bảo quản, quản lý nguồn tài nguyên của thƣ viện; xây dựng hệ thống tra cứu thích hợp; thiết lập mạng lƣới truy nhập và tìm kiếm thơng tin tự động hố; xây dựng các cơ sở dữ liệu; biên soạn, xuất bản các ấn phẩm thông tin theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức phục vụ, hƣớng dẫn cho bạn đọc khai thác, tìm kiếm,sử dụng hiệu quả nguồn tài liệu và các sản phẩm dịch vụ thông tin – thƣ viện thơng qua các hình thức phục vụ của thƣ viện phù hợp với quy định của pháp luật;

- Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và công nghệ thông tin vào công tác thƣ viện;

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ thƣ viện để phát triển nguồn nhân lực có chất lƣợng nhằm nâng cao hiệu quả công tác;

- Đáp ứng các nhu cầu về in ấn giáo trình bài giảng và những ấn phẩm khác phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và công tác quản lý của nhà trƣờng, đồng thời đóng góp tài chính cho nhà trƣờng trên cơ sở hạch toán nội bộ.

- Không ngừng mở rộng quan hệ trao đổi, hợp tác chia sẻ tài nguyên với các đối tác trong và ngồi nƣớc. Đặc biệt chú trọng việc trao đổi thơng tin tƣ liệu với các đơn vị trong ngành, với Liên hiệp thƣ viện các trƣờng đại học và Trung tâm Thông tin – Tƣ liệu các bộ ngành hữu quan.

- Quản lý tốt cơ sở vật chất hiện có, từng bƣớc có kế hoạch nâng cấp, hiện đại hố Thƣ viện

- Có trách nhiệm chia sẻ các thông tin của thƣ viện cho các đơn vị trong trƣờng.

- Tham gia các hoạt động đoàn thể và các nhiệm vụ khác do nhà trƣờng giao.

Quản lý đơn vị

Giao ban đơn vị hàng tuần để điều chỉnh kịp thời các khó khăn phát sinh trong q trình cơng tác. Phân cơng quản lý theo mảng công việc và theo dõi tiến độ thực hiện.

Khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức của đơn vị đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý, ngoại ngữ, tin học... Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ viên chức của phòng.

Quản lý và khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trƣờng, đơn vị.

* Cơ cấu tổ chức Thƣ viện trƣờng đại học Dƣợc Hà Nội bao gồm:

- 01 Phụ trách thƣ viện - Phòng nghiệp vụ

- Phịng máy tính điện tử - Phịng Giáo trình - Phịng đọc tham khảo - Tổ in * Đội ngũ cán bộ Thƣ viện có 09 cán bộ trong đó - 01 thạc sỹ thƣ viện - 05 cử nhân chuyên ngành TT-TV - 01 cử nhân chuyên ngành lịch sử - 01 cử nhân chuyên ngành hóa học - 01 công nhân kỹ thuật in ấn

1.3.3 Cơ sở vật chất

Hiện nay Thƣ viện có một cơ sở vật chất khá tốt, với diện tích 352m2, đƣợc chia thành các bộ phận: Tổ in, Phịng giáo trình, Phịng đọc tham khảo, Phịng đọc mở, Phòng tra cứu điện tử, Phòng nghiệp vụ

Thƣ viện đƣợc trang bị 30 máy tính điện tử, nối mạng internet tốc độ cao và đƣợc cài đặt phần mềm quản lý, tra cứu tài liệu Libol, 3 máy in laze, 01 máy in màu, 01 máy in nối mạng chất lƣợng tốt. Bên cạnh đó các phịng chức năng của Thƣ viện đƣợc trang bị hệ thống quạt, điều hịa, camera chất lƣợng cao đảm bảo cơng tác an tồn và tạo mơi trƣờng đọc sách thoải mái, thân thiện cho bạn đọc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động thông tin thư viện tại trường đại học dược hà nội (Trang 31 - 35)