Những đặc tr-ng riêng về phong cách viết tiểu phẩm hài của Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo lý sinh sự, lê thị liên hoan, thảo hảo (Trang 128 - 131)

- Về phong cách viết tiểu phẩm:

2. Những đặc tr-ng riêng về phong cách viết tiểu phẩm hài của Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo:

Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo:

2.1. Lý Sinh Sự:

Phong cách hài của Lý Sinh Sự hiện lên rõ nét trong việc tác giả dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật vấn đề mà ở đó chứa những bất cập, nghịch lý để phản ánh, đấu tranh.

Đó là một thái độ sòng phẳng nhìn thẳng, tấn công vào mặt trái của xã hội, không phân cấp, không chia vùng mà khách quan thông tin, luận bàn, không né tránh. Các vấn đề đ-ợc nhìn nhận, đánh giá trong tính hệ thống có căn cứ rõ ràng, kết luận trên cơ sở khách quan, không áp đặt. Cái Tôi tác giả luôn luôn "nghênh diện" trực tiếp đ-ơng dầu với sự kiện, d- luận, dám chịu trách nhiệm về những gì mình viết. Đây là sự khẳng định tinh thần đấu tranh không khoan nh-ợng tr-ớc bất kỳ ai, bất kỳ vấn đề gì có hại cho nhân dân, đất n-ớc- điều mà công chúng đang từng ngày trông vào báo chí.

Bên cạnh đó, ông đã dùng hình thức thể hiện tiểu phẩm khá sinh động, ấn t-ợng độc đáo từ cách sử dụng nhân vật đối thoại với gã đài ph-ờng đến cách rút tít, sử dụng ngôn ngữ, cách dẫn chuyện,…Tất cả thể hiện một lối viết hiện đại, tinh tế biến những vấn đề vốn t-ởng nh- khô khan ( Kinh tế, chính trị,…) nh-ng qua ngòi bút của ông nó trở nên mềm mại, hài h-ớc vừa dễ đọc, vừa … khoái.

Đọc Lý Sinh Sự, đặc tr-ng ấn t-ợng độc giả dễ dàng nhận ra ông ở cái phong cách "sinh sự" đặc thù "không biết sợ" của hai "gã"- sinh sự và đài ph-ờng" chuyên "tụ tập" bàn những chuyện thế sự ch-ớng tai gai mắt trên tinh thần nhà phản biện xã hội dũng cảm, công tâm, có trách nhiệm xã hội.

2.2. Lê Thị Liên Hoan:

Lê Thị Liên Hoan nổi bật lên với trọng tâm c-ời vào thói h-, tật xấu ở đời nh- các cây bút tiểu phẩm khác nh-ng bằng một phong cách viết kiểu phỏng vấn giả t-ởng đặc thù. Đọc tiểu phẩm của ông, ng-ời ta dễ dàng nhận ra cái sự châm chích, cái hài h-ớc, cái "c-ời ra n-ớc mắt" ngay cả khi những chuyện t-ởng chừng nghiêm túc nhất. Bằng lối ngôn ngữ thể hiện câu cuộc phỏng vấn hay câu chuyện giữa các nhân vật đã đ-ợc nhân hoá hóm hỉnh mà sâu sắc. Kể cả con vật, đồ vật,… cũng đều có thể hiện diện trong tác phẩm của

ông để đàm đạo, để đánh giá, khuyên răn đời, răn ng-ời trên tinh thần xây dựng xã hội phát triển.

Cái tôi tác giả không xuất hiện trực tiếp nh-ng bằng hình thức núp bóng các cuộc phỏng vấn giả t-ởng, độc giả vẫn dễ dàng nhận ra và đồng ý với ông qua những gì ông nói kiểu "mua vui cũng đ-ợc một vài trống canh". Đọc tiểu phẩm của ông, ng-ời ta thấy vui đấy, buồn c-ời thật đấy nh-ng không thể không suy ngẫm về xã hội, về bản thân mình. Những câu chữ trau chuốt, mềm mại mà thâm thuý khiến ng-ời ta không đọc thì thôi, đọc một lần thì nhớ mãi và tìm đến Lê Thị Liên Hoan để kiếm tìm một cái gì đó nhẹ nhàng mà sâu sắc, một sự đấu tranh kiên quyết và một sự sẻ chia tận tâm.

2.3. Thảo Hảo:

Với Thảo Hảo, độc giả không thể không nhớ một giọng tiểu phẩm hài h-ớc "chua chua", "cay cay" nh-ng những vấn đề đặt ra khiến ng-ời ta muốn ngấu nghiến đọc, đọc để mở mang kiến thức, đọc để bình tâm nhìn lại xung quanh, nhìn lại mình cho rõ ràng, chính xác hơn.

Với cái Tôi tác giả x-ng x-ng mạnh bạo đối diện với đời, với những điều ngang trái rất dũng cảm chỉ rõ, vạch mặt những cá nhân, tập thể, những hiện t-ợng có biểu hiện hành vi sai trái làm ảnh h-ởng xấu đến sự phát triển xã hội. Thảo Hảo kiên quyết "chiến" đến cùng nh-ng không chủ quan mà tỏ ra công tâm, thuyết phục công chúng bằng những cứ liệu rõ ràng, tin cậy.

Thảo Hảo còn thể hiện là một phong cách năng động, chịu khó tìm tòi sáng tạo trên cơ sở sự tổng hợp kiểu "ôn cố tri tân" hoặc nhạy bén "vồ" lấy cái hiện thời nóng bỏng tính thời sự mà "phang" những đòn "chí mạng" vào đối t-ợng chứa cái xấu để công chúng thấy hả hê vì đ-ợc đọc những dòng tiểu phẩm tâm huyết vì sự tiến bộ của loài ng-ời.

Nhìn chung cả ba cây bút có khả năng am hiểu cuộc sống, con ng-ời ở những lĩnh vực khác nhau nên khi hoá thân vào nhân vật tạo đ-ợc sự thuyết phục cả về ngôn ngữ, lối t- duy và hành động. Và đặc biệt, họ th-ờng đặt mình vào vị trí của nhân dân, của thành viên xã hội để đánh giá xã hội trên cơ sở những gì "chứng kiến từ mặt đất" chứ không luận bàn "từ trên trời". Tức là họ đã sống cuộc sống của ng-ời lao động, ng-ời th-ởng thức báo chí, … chứ không ngồi ghế thuần tuý nhà phê bình xã hội để … phán.

Qua các tiểu phẩm của họ có thể thấy rõ cái kiểu "sinh sự ngang ngang chuyên gãi đúng chỗ ngứa ở bất cứ khu vực nào" của Lý Sinh Sự; kiểu "hóm hỉnh thâm thúy, bắt độc giả c-ời ngay trong những điều t-ởng chừng nghiêm túc nhất" của Lê Thị Liên Hoan; kiểu "Chua chua, ngoa ngoa trúng đích" của Thảo Hảo. Và tất cả đều tạo cho độc giả thấy thèm thèm muốn đọc nữa mỗi khi đọc xong các tiểu phẩm của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo lý sinh sự, lê thị liên hoan, thảo hảo (Trang 128 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)