Về chủ tr-ơng chính sách của Đảng và Nhà n-ớc:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo lý sinh sự, lê thị liên hoan, thảo hảo (Trang 41)

Đây là vấn đề nhạy cảm, đòi hỏi nhà báo phải có một nhãn quan sáng suốt để có thể nhận diện đ-ợc tính bất cập của vấn đề. Với nội dung này, công chúng luôn quan tâm trong sự hy vọng vào sự đổi mới đúng đắn để có một t-ơng lai tốt đẹp, hợp lý hơn. Tác giả là ng-ời cố gắng thông qua tiểu phẩm nói lên cái mong mỏi của công chúng, đồng thời kiểm tra, giám sát sự thực hiện chủ tr-ơng chính sách trong thực tiễn có hợp lý hay không. Đó là cơ cở để đánh giá xem "ý đảng có hợp lòng dân" không. Rồi từ những thông tin phản hồi trên kênh trung gian báo chí để cả hai (nhà n-ớc và nhân dân) cùng điều chỉnh cho hợp lý.

Ví dụ: Trong bài Đâu phải tại ít học (09.8.2005) tác giả bàn đến vấn đề thực tế tình trạng quản lý điều hành đất n-ớc ở cấp xã, ph-ờng, thị trấn yếu kém để xảy ra tình trạng bất cập, tiêu cực tràn lan. Sau khi đ-a ra rất nhiều dẫn chứng chứng minh, tác giả kết luận: "Cán bộ cơ sở yếu kém đâu chỉ tại "vấn đề trình độ" mà còn ở tinh thần trách nhiệm, ý thức giữ gìn kỷ c-ơng phép n-ớc".

BàiTự lo công nghiệp hoá (23.6.2005), tác giả đã mạnh dạn nhìn thẳng vào sự thật một nền nông nghiệp đang trong quá trình hiện đại hoá lại do chính tay nông dân "chân đất" sáng tạo ra công cụ hiện đại cho mình. Họ t-ởng rằng trông chờ đ-ợc vào các nhà khoa học phát minh những máy móc, thiết bị giúp "giải phóng dân cày". Nh-ng trái lại, các nhà khoa học bằng cấp thì chẳng có mấy ai lo sản xuất các công cụ cho nông dân cả. Muốn hiện đại thì mua máy ngoại nhập, giá cao. Vì thế, nông dân phải tự mày mò, chế tạo máy móc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo lý sinh sự, lê thị liên hoan, thảo hảo (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)