Về kinh tế:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo lý sinh sự, lê thị liên hoan, thảo hảo (Trang 41 - 44)

N-ớc ta đang trong thời kỳ CNH- HĐH trên đà phát triển theo con đ-ờng tiến lên XHCN. Trong thực trạng cải cách nền kinh tế và xu thế hội nhập toàn cầu đã tạo cho đất n-ớc nhiều cơ hội phát triển kinh tế, gặt hái đ-ợc

những thành công b-ớc đầu, song cũng xuất hiện nhiều khó khăn trở ngại. Do đó, nếu báo chí với vai trò trung gian tham gia quản lý và giám sát xã hội mà kịp thời phát hiện những yếu kém lạc hậu, chỉ ra những bất cập đúng lúc sẽ giúp các ngành, các cấp điều chỉnh kịp thời. Với tinh thần đó, các bài viết của Lý Sinh Sự trong chuyên mục "Nói hay đừng" trên Báo Lao Động đã phản ánh kịp thời những vấn đề thời sự kinh tế búc xúc đang đặt ra. Tác giả tập trung bám sát thực tiễn, phản ánh về một vấn đề nào đó qua tiếng c-ời châm biếm vạch rõ những sai trái, ung nhọt, sự yếu kém, bất cập trong quản lý hay lao động sản xuất.

Tiểu phẩm: Lợi thế thành yếu thế (2004) tác giả đề cập đến thực tế trớ trêu là hội nhập kinh tế thế giới trong khi đất n-ớc ta "giáo dục" từ nhỏ cho trẻ em là "rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu" mà mãi vẫn nghèo. Mặc dù thực tế đất n-ớc tiềm năng lớn nh-ng tiêu cực quá nhiều khiến không thể phát triển đ-ợc. Cái tức c-ời là nó vừa giàu mà vừa nghèo. Vừa có thể ngợi ca, tự hào, vừa có thể xót xa, tủi hổ.

Còn Ph-ơng châm chậm chắc (07.7.2003) là tiểu phẩm đánh giá nền kinh tế n-ớc ta phát triển trong trạng thái cần cảnh báo rằng: thà rằng chậm chắc còn hơn nhanh mà ẩu. Bởi vì nhiều chỗ làm nhanh nh-ng kết quả do làm ẩu, do biển thủ công quỹ, ăn chặn, làm láo báo cáo hay… nên chất l-ợng kém, thất thoát nhiều.

Bên cạnh đó, liên quan đến việc định h-ớng lao động sản xuất phát triển kinh tế, nhà n-ớc ta đã có nhiều chủ tr-ơng nh-: Dồn điền đổi thửa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mùa vụ,… trong quá trình thực hiện đã gặp phải không ít bất cập. Chẳng hạn, tiểu phẩm Chuyển đi đổi lại (20.5.2004) là một ví dụ. Tác giả đã bắt đầu về thực tế cuộc chuyển đổi lớn cơ cấu cây trồng (trong bài là cây mía) không hợp lý ở nhiều nơi theo kiểu phong trào, làm lấy đ-ợc, làm

theo chỉ thị và dự báo hiệu quả trên …giấy, nên hậu quả cuối cùng thua lỗ nông dân phải gánh chịu đói nghèo.

2.1.1.3. Về dân số:

Dân số là một vấn đề rất quan trọng trong xã hội vì nó tác động trực tiếp đến sự h-ng thịnh của mỗi quốc gia. Bởi con ng-ời là nhân tố quyết định chính trong các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,… Khi con ng-ời đ-ợc phát triển hài hoà cả số l-ợng và chất l-ợng sẽ đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, thực tế dân số n-ớc ta đặt ra nhiều bất cập. Đó là tỷ lệ sinh giữa nam và nữ, tốc độ sinh và số l-ợng trẻ em đ-ợc sinh ra,…gây không ít khó khăn cho các ngành, các cấp trong việc điều chỉnh, bố trí lao động và các vấn đề phúc lợi xã hội khác.

Bài: Một là, hai là, ba là.(30.12.2004) tác giả đã đề cập đến thực trạng gia tăng dân số n-ớc ta mấy năm gần đây bởi bốn lý do: " Một là chúng ta đã

thoả mãn với thành tích hãm đẻ nhiều năm tr-ớc, mấy năm gần đây có phần lơi lỏng việc vận động sinh đẻ có kế hoạch, thậm chí có nhiều nơi bỏ phạt đẻ. Vì vậy bà con ta thừa thắng xốc tới, đẻ liên tục. Hai là bộ máy làm công tác

dân số không ổn định, chế độ ch-a đ-ợc quan tâm đúng mức. Ba là kinh phí

đầu t- thấp, có nơi còn lấy tiền dân số làm việc khác. Bốn là khi dân trí ch-a cao mà đã nới lỏng các biện pháp hành chính thì làm sao hãm đẻ đ-ợc v.v.."

Bằng sự phân tích, tác giả đã khẳng định hậu quả của sự gia tăng dân số tuỳ tiện, tr-ớc hết trách nhiệm thuộc về ngành dân số. Nh-ng ngành dân số không phải là tất cả mà nó là sản phẩm của sự quản lý, điều hành dân số của nhiều cấp, ngành, của mỗi công dân phải cùng chung sức mới có cơ may kìm hãm cái sự … đẻ nhiều.

Còn trong bài: Phát triển v-ợt khung (28.9.2005), về vấn đề gia tăng dân số mất cân đối giữa tỷ lệ nam và nữ đáng báo động ở một số tỉnh: "Tỉ số giới tính là 115,6 cháu trai trên 100 cháu gái". Tiểu phẩm còn dẫn ra thêm:

"Tuổi có quan hệ tình dục lần đầu ở giới trẻ n-ớc ta hiện nay giảm từ 19 xuống 14,2 tuổi". Đây là tiếng chuông cảnh báo toàn xã hội phải quan tâm đến giáo dục con em, vì bọn trẻ ngày nay đang phát triển v-ợt khung luật pháp và truyền thống dân tộc rồi. ở đây, những con số thực sự biết nói. Nó làm cho chúng ta phải giật mình về một kết quả nghiên cứu tình trạng tuổi quan hệ tình dục lần đầu của giới trẻ rất thấp- 14,2 tuổi. Tức là bắt đầu khi còn đang tuổi học cấp 2. Cả hai con số về tỷ lệ sinh nam nhiều hơn nữ và quan hệ tình dục lần đầu quá sớm rung lên một hồi chuông cảnh báo về nhận thức của ng-ời dân về sức khoẻ sinh sản, về giới quá hạn chế. Điều này sẽ dẫn đến một hậu qủa tiếp theo không chỉ của riêng ai mà là của toàn xã hội. Đó là sự mất cân đối trong lực l-ợng lao động, chất l-ợng lao động, là sự xáo trộn trong hôn nhân gia đình trong việc "thiếu phụ nữ" trong t-ơng lai không xa. Và những cái đó sẽ nhanh chóng ảnh h-ởng trực tiếp đến phát triển kinh tế và giải quyết những vấn đề nan giải của xã hội: giải quyết công ăn việc làm, giải quyết chế độ hôn nhân, chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Vậy nên, đó là vấn đề không thể không nói. Mà khi đã nói thì chắc chắn mục đích của tiểu phẩm là làm cho độc giả thêm một lần nhận thức đúng đắn hơn trong quan niệm về giới, đồng thời cảnh báo toàn xã hội cẩn trọng, thiết thực hơn trong việc giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản vị thành niên. Vì "bọn trẻ" là t-ơng lai của đất n-ớc. Nếu ng-ời lớn "sản xuất" mất cân đối, rồi chúng hành động chệnh, lạc h-ớng, đi "v-ợt khung" mong muốn thì t-ơng lai đất nứơc sẽ rất nguy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo lý sinh sự, lê thị liên hoan, thảo hảo (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)