Chất hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại của ba nhà báo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo lý sinh sự, lê thị liên hoan, thảo hảo (Trang 87 - 91)

- Quan toà: Bậy, ta không lời Chỉ trong một ngày nay, ta đã xử hai vụ cớp xe, hai vụ cớp tiệm vàng và một giật dây chuyền khiến nạn nhân té ngã

2.3. Chất hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại của ba nhà báo

Tiếng c-ời và tiếng khóc biểu hiện một phần cái phong phú trong tâm hồn mỗi ng-ời. Th-ờng thì tiếng khóc là do đau khổ, uất ức, tiếng c-ời do thích thú thoả mãn mà ra. Nh-ng nhiều khi nguyên nhân của tiếng c-ời, tiếng khóc lại không hẳn thế. Nói nh- Nguyễn Công Trứ: "Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại c-ời". Hay "C-ời nh- anh khoá hỏng thi, khóc nh- cô ả ngày đi lấy chồng". Cho nên, có tiếng c-ời vì vui s-ớng, có tiếng c-ời vì đau khổ, c-ời ra n-ớc mắt, có tiếng khóc vì sầu th-ơng, lại có tiếng khóc vì hân hoan, khóc nên tiếng c-ời. Ng-ời ta th-ờng hay phân biệt hai loại c-ời:

+ Tiếng c-ời do bị ngoại vật kích động (cù, gãi vào chỗ buồn, bị bệnh thần kinh…) phát ra do sự phản ứng của cơ thể, mang tên tiếng c-ời sinh lý. Loại này tuy có khi do nguyên nhân xã hội nào đó gây ra (nh- quá suy nghĩ vì gặp phải điều nào đó bất nh- ý) nh-ng vì bản thân ch-a mang ý nghĩa xã hội, nên thuộc phạm vi các nhà y học phân tích mổ xẻ.

+ Tiếng c-ời phát sinh do những mâu thuẫn xã hội, những hiện t-ợng trái khoáy không phù hợp với quy luật tự nhiên, với nhịp điệu cuộc sống hiện thực sinh động, thì mang tên tiếng c-ời tâm lý. Loại này th-ờng gắn liền với một mục đích nhất định và mang nhiều ý nghĩa xã hội [59; 7].

Nguyên nhân của tiếng c-ời tâm lý là do con ng-ời nhận thức bằng ph-ơng pháp trào lộng mối mâu thuẫn của sự vật, hoặc giữa bản chất với hành động, giữa nguyên nhân với kết quả, hoặc giữa nội dung với hình thức, giữa hoàn cảnh và hiện t-ợng. Nói theo các nhà mỹ học x-a nay, tiếng c-ời phát sinh do mối mâu thuẫn giữa cái "rỗng tuếch bên trong với cái bề ngoài cố làm

ra có ý nghĩa"; giữa cái không có lý và cái có lý; giữa cái xấu và cái đẹp; giữa cái tầm th-ờng và cái cao quý; giữa sự chân thật và điều dối trá;…

Cũng không phải tất cả những mâu thuẫn đều làm phát sinh đ-ợc tiếng c-ời, mà phải là những mâu thuẫn ít nhiều mang yếu tố gây ra sự bất ngờ, sự ngạc nhiên, sự chờ đợi cho ng-ời xem, ng-ời đọc, mới có khả năng làm bật tiếng c-ời. Con ng-ời phải tìm đủ cách để thích nghi với mọi hoàn cảnh tự nhiên và xã hội mới có thể sinh tồn. Do đó, họ phải tìm hiểu mọi quy luật phát triển của hiện t-ợng, sự vật, tìm hiểu mối t-ơng quan giữa chúng với nhau, giữa chúng với con ng-ời, rồi cùng với bao kinh nghiệm truyền đời đúc kết từ thực tiễn phong phú, khe khắt, mà phán đoán phân tích, rút ra những nguyên tắc làm kim chỉ nam h-ớng dẫn con ng-ời suy nghĩ và hành động. Những nguyên tắc đó chi phối mọi mặt tinh thần và vật chất của cuộc sống. Tất cả những gì mâu thuẫn với quy luật ấy đều có thể làm cơ sở phát sinh tiếng c-ời.

Bản thân các tiểu phẩm báo chí mang tính chất hài h-ớc và mỗi lần gây c-ời cho công chúng, báo chí bắt đầu bằng việc đ-a ra cái mâu thuẫn với quy luật phát triển tất yếu và lành mạnh của xã hội của con ng-ời. Cái hài h-ớc trong tiểu phẩm báo chí không phải đ-ợc tạo nên bởi những tình huống nhỏ nhặt kiểu nhìn một ng-ời tử tế, t-ơm tất sạch sẽ, đi đ-ờng trơn vô ý bị ngã mà nó c-ời vào những thói h- tật xấu ở đời, c-ời vào cái sự lố lăng, vô nghĩa lý, c-ời vào những con ng-ời mà có những hành vi không hợp tình hợp lý đang làm cản trở sự phát triển chung của xã hội.

Trong nghiên cứu về tiếng c-ời, ng-ời ta có thể chia ra có ba hình thức gây c-ời, ba mức độ biểu hiện nội dung của những tiếng c-ời:

Một là, tiếng c-ời khôi hài, không có ý chế giễu ai. Những tiếng c-ời này ít sâu sắc, cừơi xoà xong thôi, hay nhằm vào những sai sót th-ờng tình của con ng-ời, do ngẫu nhiên, vô ý hay do vụng về. Nó mang tính chất mua vui giải trí, th-ờng gọi là cái c-ời thông tục.

Hai là, tiếng c-ời trào phúng, chế giễu những thói rởm đời, h- xấu trong nội bộ nhân dân, cả của giai cấp thống trị. Văn học trào lộng của ta x-a kia có rất nhiều. Nó nhằm vào những quan hệ xã hội giữa vợ chồng chênh lệch, mẹ chồng nàng dâu, gì ghẻ con chồng,… khi thì khía vào những mặt xấu xa của bọn đầu sỏ cầm đầu xã hội nh- dâm ô, hống hách, ăn hối lộ,…

Ba là, tiếng c-ời đả kích chĩa vào kẻ thù của nhân dân, cả những sinh hoạt sai trái với quan điểm, với cuộc sống có trong nhân dân. Đây là những đòn bén nhạy, thâm thuý, đánh một gạy chết thẳng, nhằm đả vào bọn cán bộ nhà n-ớc ở mọi chức vị từ trung -ơng đến địa ph-ơng, đả vào những hiện t-ợng phi đạo đức ở bất cứ tầng lớp nào.

Và chất hài trong tiểu phẩm báo chí hiện đại của Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo tập trung vào hình thức thứ ba này. Nó nhằm đến mục tiêu là những hiện t-ợng không phù hợp với quan điểm thẩm mỹ, đạo đức, luật pháp, chính trị, những cái gây hại, không bảo đảm lợi ích của nhân dân lao động. Đúng nh- Tsecn-sepxki nói: "cái xấu là cái căn nguyên và bản chất của cái lố lăng". Do đó, hài h-ớc trên báo chí không thể không mang ý nghĩa xã hội nhất định và h-ớng ít nhiều vào những cuộc đấu tranh xã hội.

Bên cạnh đó, bản chất của hài h-ớc trên báo chí đ-ợc tác hợp của sức mạnh thông tin đại chúng của mình, tiếng c-ời trên báo chí mang nội dung chiến đấu mạnh mẽ có khả năng lan truyền nhanh chóng, chẳng những không ai có thể kìm lại đ-ợc mà mọi ng-ời còn bị lôi cuốn theo, kể cả những kẻ đồng lũ với đối t-ợng đ-ợc đả kích, châm biếm. Vì nhiều khi, kẻ bị đả kích không bị chỉ tên vạch mặt rõ là ai, nên những tên cùng hội cùng thuyền với chúng, do chủ quan mù quáng, do sự bất chấp d- luận để làm điều sai trái nên chúng tự tách mình khỏi mục tiêu gây c-ời. Thêm nữa, những sự kiện, hiện t-ợng đ-ợc mang ra c-ời trên báo chí không chỉ đơn thuần là nó mà còn thông qua đó, tác giả khái quát hoá, có tác dụng phổ biến rộng rãi về một sự kiện, hiện t-ợng ở

tầm bao quát hơn nhằm giúp công chúng vừa c-ời vừa nhận thức thực tế vấn đề ở một cấp độ tính xã hội cao. Nó là cái c-ời có thể vào một sự kiện hiện t-ợng riêng lẻ để cảnh báo một trào l-u, một phạm vi đối t-ợng rộng lớn " đáng c-ời" đang tồn tại trong xã hội.

Cho nên, có thể khẳng định rằng, chất hài h-ớc trong những tiểu phẩm của Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo có tính xã hội sâu sắc. Và mỗi ng-ời bằng phong cách, ph-ơng pháp thể hiện khác nhau nh-ng đều gây c-ời cho công chúng bằng các sự kiện hiện t-ợng có thực của cuộc sống. Họ đã dùng cái c-ời tâm lý để tác động vào tâm lý, nhận thức của công chúng giúp họ không những c-ời về sự kiện, hiện t-ợng mà còn hiểu đúng đắn hơn cái đáng c-ời và những gì tốt đẹp cần phải phấn đấu đằng sau những tiếng c-ời ấy.

Tiểu kết ch-ơng II:

Về nội dung phản ánh và phong cách viết tiểu phẩm báo chí hài h-ớc của Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan và Thảo Hảo có thể nhận thấy một số điểm cơ bản:

- Về nội dung phản ánh: Mỗi tác giả, xuất phát từ mục đích hoạt động thông tin theo tôn chỉ, mục đích hoạt động của từng cơ quan báo chí khác nhau mà họ h-ớng đến những nội dung phản ánh có phần rộng hẹp khác nhau. Nh-ng trọng tâm tấn công của các tiểu phẩm của ba nhà báo là cái xấu, cái mâu thuẫn, nghịch lý ở mọi lĩnh vực của cuộc sống. Các tiểu phẩm đã lên tiếng giúp con ng-ời mang cái xấu nhận thức và loại trừ nó để giữ lại cái bản chất tốt đẹp của con ng-ời, giúp nhận thức đ-ợc bản chất của mâu thuẫn, nghịch lý mà khắc phục, tránh mắc sai lầm.

Với thế mạnh của nhật báo lớn - Lao Động trong chuyên mục "Nói hay đừng" xuất hiện đều đặn hằng ngày, tác giả Lý Sinh Sự có điều kiện viết về mọi vấn đề của cuộc sống đang sục sôi. Mỗi vấn đề mà ông đ-a ra đều "gãi

đúng chỗ ngứa". Và ông lật mặt trái xã hội d-ới nhiều góc độ để phê phán nhằm mục đích cuối cùng là bảo vệ cái đúng, vì sự tiến bộ của xã hội. Ông th-ờng xoáy sâu vào các lĩnh vực xuất hiện nhiều tiêu cực, bất cập trong các chính sách mới, bất cập trong quản lý, điều hành, cả những biến đổi về đời sống tinh thần dân tộc về mặt văn hoá, đạo đức, lối sống mà không hẳn lúc nào sự thay đổi ấy cũng có ảnh h-ởng tích cực, trái lại, đó là những nghịch lý, oái oăm, những trào l-u, hiện t-ợng phản tiến bộ,… ở những bộ phận khác nhau trong xã hội ta đ-ơng đại.

Lê Thị Liên Hoan viết trong chuyên mục "Mua vui cũng đ-ợc một vài trống canh" ở báo An ninh thế giới cuối tháng mỗi tháng xuất hiện một lần nên có điều kiện "thảnh thơi" hơn trong sáng tạo mà vẫn tiếp cận cuộc sống ở nhiều góc độ khác nhau, bám sát thời sự nh-ng có giới hạn hơn Lý Sinh Sự. Nó mang tính tập trung đại diện cao, những vấn đề đ-ợc coi là "có vấn đề" nhất thời điểm đó để -u tiên bàn luận. Nó th-ờng là những vấn đề đáng bàn của ngành, lĩnh vực nào đó, hay một hiện t-ợng, một trào l-u nào đó đang có trong cuộc sống. Các nhân vật đ-ợc xuất hiện nh- là những ng-ời đại diện cho một tầng lớp, một lĩnh vực nào đó.

Còn Thảo Hảo xuất hiện th-a hơn, "ngẫu hứng" hơn trên Báo Thể thao & Văn hoá. Mặc dù xuất hiện ít hơn nh-ng đối t-ợng mà tiểu phẩm của Thảo Hảo cũng khá rộng. Nó đề cập đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống nh-ng tập trung chủ yếu vào những vấn đề liên quan đến văn hoá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo lý sinh sự, lê thị liên hoan, thảo hảo (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)