Chƣơng 3 : CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TẠI BẢN HỒ
3.1. Quan điểm của nhà nƣớc và ý kiến từ phía ngƣời dân
3.1.2. Quan điểm của các nhà khoa học và giới truyền thông
Trong quy định của thông tƣ 43/2012, phải điều tra khảo sát về địa lý, sinh thái nhân văn và lấy ý kiến của các cơ quan liên quan đến việc đầu tƣ xây dựng một dự án thủy điện trên địa bàn. Tuy nhiên, trên thực tế, việc lấy ý kiến một số cơ quan liên quan chƣa thật sự sâu sát và rõ ràng, có những ý kiến của một số cơ quan khi đƣợc yêu cầu còn đƣợc các chủ đầu tƣ “phớt lờ”.
Báo Ngƣời Lao động ngày 05/3/2010 đã đăng phóng sự “Thủy điện băm nát Sa Pa” của tác giả Nguyễn Quyết [77]. Phóng sự đã nêu thực trạng đến tháng 12 năm 2009, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai đã cho phép 46 doanh nghiệp đầu tƣ 84 nhà máy thủy điện với tổng công suất khoảng 961 MW. Tác giả tin bài này dùng ảnh và tin tại hiện trƣờng để khai thác thực trạng môi trƣờng của xã Bản Hồ. Tác giả đã cho thấy môi trƣờng tự nhiên cũng nhƣ con ngƣời nơi đây phải “oằn mình” gánh những tác động của thủy điện: dòng suối trơ đá, ngƣời dân lo cái đói trƣớc mắt khi ruộng nƣơng bị sạt đất và đƣợc đền bù chỉ có 4.000 đồng/m2, các công trình hoạt động ồn ào du khách cũng không dám đến chơi.
Trên báo Nhân dân có đăng loạt bài ““Loạn” thủy điện Sa Pa: Được mờ mịt, mất nhãn tiền” của tác giả Mai Nguyên với hai bài: “Tiêu điều thủy điện Bản Hồ” (ngày 22/8/2012) [69] và “Nếu mang ra kiện, văn hóa chỉ có thua” (ngày 23/8/2012) [70] cũng cho thấy việc chƣa đồng bộ giữa các ban ngành liên quan về vấn đề xây dựng” thủy điện tại Sa Pa và việc xây dựng thủy điện tại Sa Pa thì “văn hóa chỉ có thua”. Trong loạt bài này, ngoài việc nêu lên việc thiếu đồng bộ giữa các cơ quan chức năng còn nêu ra việc thủy điện Bản Hồ tiêu điều nhƣ thế nào và đƣợc mất gì từ những công trình thủy điện.
Trên các kênh thông tấn, vấn đề xây dựng các dự án thủy điện trên địa bàn Sa Pa đặc biệt là khu vực xã Bản Hồ đều đƣợc quan tâm. Tháng 8 năm 2018, trang
thông tin của Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng hai bài liên tiếp của tác giả Kế Toại
“Thủy điện “không phép” bóp chết Du lịch Sa Pa, hủy hoại môi trường” ngày 07/8/2018 [71], “Những đứa con đầy tai tiếng của thủy điện Lào Cai” ngày 8/8/2018 [72] đã chỉ chính danh các công trình thủy điện trên dòng Mƣờng Hoa, trên địa bàn xã Bản Hồ là nguyên nhân làm cho du lịch và cuộc sống của nhân dân các dân tộc trở nên tiêu điều xơ xác. Cuộc sống ấy khó khăn, ngổn ngang nhƣ chính cảnh quan mà các công trình thủy điện gây ra. Chỉ riêng lòng thung lũng gồm các thôn Hoàng Liên, Bản Dền, La Ve, Nậm Toóng đã bị bao quanh bởi 4 công trình thủy điện và hiện tại đang quy hoạch thêm 1 thủy điện Nậm Trung Hồ trên dòng suối La Ve.
Liên quan đến vấn đề xin ý kiến các nhà khoa học, chỉ duy nhất công trình thủy điện Sử Pán 1 là có xin ý kiến của các nhà khoa học. Thủy điện Sử Pán 1 xây dựng trên địa bàn 3 xã Bản Hồ, Hầu Thào và Tả Van, có liên quan đến di tích Bãi đá cổ Sa Pa. Năm 2010, khi nhận đƣợc công văn đề nghị xem xét dự án thủy điện Sử Pán 1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã có ý kiến “dừng cho phép xây dựng thủy điện Sử Pán 1” bởi các công trình thủy điện có những tác động tiêu cực lớn tới môi trƣờng sinh thái, cảnh quan tự nhiên và phát triển du lịch của Sa Pa. Nhƣng trong trƣờng hợp tỉnh vẫn cho phép thực hiện dự án thì phải đảm bảo nguyên trạng di sản văn hóa lòng hồ: Khu chạm khắc đá cổ Sa Pa, quần thể ruộng bậc thang và khu rừng cấm. [44,tr.1]
Trƣớc đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai đã làm việc với Tổng cục du lịch và phối hợp với Viện Khảo cổ học để bàn về việc thẩm định sự tác động của dự án công trình thủy điện đến di tích quốc gia Khu Chạm khắc đá cổ Sa Pa và đánh giá tác động lên du lịch và đời sống dân cƣ trong khu vực. Các nhà khoa học nhƣ PGS.TS Trần Năng Chung, PGS.TS Đặng Văn Bài, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Nhà sử học Dƣơng Trung Quốc đều cho rằng việc xây dựng thủy điện là không nên và cần xem xét kỹ vì những tác động đến cảnh quan, di tích và tổng thể là ảnh hƣởng đến du lịch của Sa Pa. PGS.TS Đặng Văn Bài cho rằng: “tuy việc xây dựng trạm thủy điện nằm ngoài khu vực bảo vệ của di tích bãi đá cổ Sa Pa, nhưng chắc
chắn sẽ gây những tác động không nhỏ làm biến đổi cảnh quan thiên nhiên của khu suối Mường Hoa”[45,tr.2]. TS. Nguyễn Anh Tuấn cũng phát biểu: “Dự án thủy điện Sử Pán 1 nằm ngay bên cạnh di tích quốc gia bãi đá cổ Sa Pa, chắc chắn sẽ có những tác động tiêu cực tới di tích này. Việc biến dòng suối tuyệt đẹp trong thung lung Mường Hoa thành một lòng hồ với đập thủy điện chắn ngang nằm ngay cạnh bãi đá cổ sẽ làm mất đi vẻ đẹp nguyên sơ của khu vực này và chắc chắn không là sự lựa chọn hợp lý. Tổng cục Du lịch tiếp tục đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai xem xét, dừng cấp phép xây dựng thủy điện này”[45,tr.2]. Tổng cục Du lịch đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lào Cai xem xét, dừng dự án thủy điện Sử Pán 1 với lý do: “Thủy điện khó có thể đồng hành với phát triển du lịch sinh thái, du lịch bền vững. Các dự án thủy điện tại Lào Cai đang tác động không nhỏ đến tài nguyên, cảnh quan thiên nhiên, môi trường sống, trong đó có lĩnh vực du lịch”[45.tr.2]. Tổng cục Du lịch cũng cho rằng việc xây dựng thủy điện dày đặc là nguyên nhân làm khách du lịch đến các điểm du lịch nhƣ Bản Hồ, Tả Van, Thanh Phú giảm mạnh và việc dòng suối Mƣờng Hoa có đến 05 Thủy điện là điều khó có thể chấp nhận.