Đặc điểm cư dân dân tộc Hmông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thủy điện đến sinh kế của người dân ở sa pa nghiên cứu trường hợp một số dự án (Trang 36 - 38)

Chƣơng 2 : ĐỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CƢ DÂN BẢN HỒ, SAPA

2.2. Các đặc điểm về cƣ dân địa bàn nghiên cứu

2.2.3. Đặc điểm cư dân dân tộc Hmông

Ngƣời Hmông ở Việt Nam đều có nguồn gốc từ phƣơng Bắc. Theo các truyền thuyết của Trung Quốc thì ngƣời Hmông xuất hiện sớm nhất ở khu vực trung và hạ lƣu sông Trƣờng Giang. Lúc đầu, ngƣời Hmông cƣ trú ở khu vực phía Bắc sông Hoàng Hà, về sau do sự phát triển và mở rộng lãnh thổ của ngƣời Hán, họ lui dần xuống phía Nam của con sông này. Sau nhiều cuộc chiến diễn ra giữa ngƣời Hán và ngƣời Hmông, ngƣời Hmông phải vƣợt qua con sông Dƣơng Tử rồi xuống phía Nam.

Quá trình di chuyển của ngƣời Hmông vào Việt Nam chia thành các con đƣờng khác nhau và chia làm nhiều đợt khác nhau vào các tỉnh miền núi phía Bắc cách đây trên dƣới 100 năm.

Ở Lào Cai, theo số liệu điều tra dân số và nhà ở năm 2009 có khoảng 146.147 ngƣời Hmông, đƣợc chia thành 4 ngành chính: Hmông Hoa (Hmông Lềnh), Hmông Đen (Hmông Đu), Hmông Xanh (Hmông Chúa), Hmông Trắng (Hmông Đƣ).

Ngƣời Hmông ở Bản Hồ chiếm 16,1% tổng số dân, xếp sau ngƣời Tày và ngƣời Dao. Theo thống kê đến ngày 30/6/2018 của Công an xã Bản Hồ, ngƣời Hmông Bản Hồ có 96 hộ với 549 nhân khẩu, sống tập trung cƣ trú chủ yếu ở các thôn Ma Quái Hồ, Séo Trung Hồ, La Ve, Hoàng Liên. Do không còn gia phả ghi lại nên nguồn gốc và con đƣờng di cƣ đến của các dòng họ ngƣời Hmông ở Bản Hồ chỉ đƣợc thuật lại theo trí nhớ của các bậc cao niên. Theo ông Tẩn A Sấu thôn Ma Quái Hồ, các đây khoảng 200 năm, ngƣời Hmông từ Trung Quốc vào khu vực Si Ma Cai

thuộc tỉnh Lào Cai, rồi họ Vàng, Chấu, Hoàng, Sùng di chuyển dần sang Sa Pa, một nhóm định cƣ tại Trung Chải (Bát Xát), Sa Pả (Sa Pa) rồi di chuyển dần lên khu vực cao của huyện Sa Pa nhƣ Ô Quý Hồ, San Sả Hồ, dần dần chuyển cƣ sang khu vực Mƣờng Bo, một bộ phận lập làng tại Bản Hồ. Những họ nhƣ họ Lý, Chảo, Tẩn di chuyển đến Bản Hồ vào thời gian sau các dòng họ trên khoảng 50 – 60 năm.

Tổ chức gia đình của ngƣời Hmông là gia đình nhỏ phụ hệ (gồm hai thế hệ bố mẹ và con cái sống với nhau). Đứng đầu gia đình là ngƣời đàn ông, ngƣời đó có nghĩa vụ gánh vác công việc gia đình: đi làm nƣơng rẫy, khấn tổ tiên, đón thầy cúng. Ngƣời Hmông ở Bản Hồ có nhiều dòng họ nhƣ: Lý, Tẩn, Sùng, Châu, Thào. Mỗi họ có những điều kiêng kị và những lễ nghi cúng bái riêng biệt. Mỗi bản làng của ngƣời Hmông gồm vài chục nóc nhà, đƣờng đi lối lại giữa các gia đình không theo quy định cụ thể mà nhỏ hẹp. Bản làng thƣờng nằm ở sƣờn núi, chân đồi hoặc dọc theo ven suối để tiện cho việc đi nƣơng. Ngƣời đứng đầu là già làng, là ngƣời có tuổi cao, có đạo đức, có năng lực, biết làm ăn, biết lý, biết đối nhân xử thế với các thành viên trong làng, với cộng đồng và biết những chính sách nhà nƣớc.

Ngƣời Mông có thờ cúng tổ tiên, đó là thờ cúng ông bà, cha mẹ và những ngƣời đồng tộc đã chết. Hmông chỉ cúng tổ tiên vào dịp năm mới, lễ cơm mới hoặc khi cần cúng chữa bệnh… Bên cạnh thờ cúng tổ tiên, ngƣời Hmông còn tồn tại một hệ thống ma nhà với những lễ thức cúng bái riêng biệt: "Xử Cả", "Bùa Đáng" (ma lợn), "Xìa Mình"(ma cửa), "Hú Sinh" (ma bếp) ,"Nhìu Đáng" (ma trâu). Tuy nhiên, đời sống sinh hoạt tinh thần của ngƣời Hmông xã Bản Hồ giống nhƣ ngƣời dân Hmông khác trên địa bàn huyện Sa Pa hiện nay đã đƣợc pha trộn giữa đạo lí Gia tô vào đạo lí ngƣời Hmông.

Ngƣời Hmông có nền văn hóa dân gian hết sức độc đáo. Sinh sống gần gũi thiên nhiên, ngƣời Hmông có những tri thức dân gian quý báu trong ứng xử với tự nhiên. Có thể nói, ngƣời Hmông là những ngƣời thợ đi rừng giỏi nhất. Bên cạnh đó, họ cũng đời sống văn nghệ khá phong phú, đặc biệt là văn học truyền miệng có rất nhiều thể loại mà họ thƣờng hát khi lao động nƣơng rẫy, trong lúc se sợi dệt vải, trong khi đi chợ và đặc biệt trong các dịp lễ hội. Trong những dịp lễ hội, đặc biệt là

hội Gầu tào (đón năm mới), những bài hát dân ca này không chỉ thể hiện bằng lời mà còn có thể giãi bày thông qua những nhạc cụ dân tộc (sáo, khèn, kèn lá, đàn môi…).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thủy điện đến sinh kế của người dân ở sa pa nghiên cứu trường hợp một số dự án (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)