Chƣơng 3 : CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TẠI BẢN HỒ
3.3. Các dự án thủy điện hiện nay trong xung đột tài nguyên đất đai, biến đổ
biến đổi môi trƣờng và tác động tiêu cực đến du lịch
Ðể xây dựng các công trình thủy điện vừa và nhỏ, phải thu hồi khá nhiều diện tích đất, bình quân 1MW công suất chiếm dụng khoảng 7,41ha (0,078ha đất ở, 0,256ha đất trồng lúa, 0,808ha đất trồng màu, 2,726ha đất rừng, 1,507ha đất mặt nƣớc sông, suối và các loại đất khác); phải di dời, tái định cƣ 16 hộ dân.[75]
Việc thu hồi đất đai của các dự án thủy điện nói chung và các dự án thủy điện tại xã Bản Hồ nói riêng gây nên một hệ quả tất yếu là đất đai tự nhiên bị thu hẹp, đất canh tác bị thu hẹp, nhân dân thiếu đất sản xuất. Những triền ruộng bậc thang, những cánh rừng đƣợc thay vào là những mảng sạt của đất, ruộng nƣớc dƣới thung lũng, ven bờ suối bị xói lở, bị ngập [Hình 3.1]. Rừng bị lấy đi nên những bãi chăn thả tự nhiên diện tích cũng giảm.
Theo quy định, các công ty thủy điện hàng năm phải trả một phần tiền thuế môi trƣờng, thuế môi trƣờng rừng, trả lại cho khu vực đã lấy đất rừng để trồng rừng. Tuy nhiên thời gian chƣa đủ để phủ lại lớp màu cho rừng và có những mảng rừng khó hồi phục vì đất quá dốc.
Ta có thể thấy sự biến động về đất đai thông qua các thống kê của phòng Tài nguyên môi trƣờng huyện Sa Pa:
Bảng 3.2: Biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất năm 2014 (đơn vị: ha) STT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Diện tích năm 2014 So với năm 2010 So với năm 2005 Ghi chú Diện tích năm 2010 Tăng (+) giảm (-) Diện tích năm 2005 Tăng (+) giảm (-) Tổng diện tích đất của ĐVHC (1+2+3) 11510.84 11531.09 -20.25 11510.00 0.84 1 Nhóm đất nông nghiệp 8906.07 10654.81 -1748.74 8792.11 113.96
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 422.98 309.67 113.31 420.91 2.07 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 402.63 269.94 132.69 371.71 30.92 1.1.1.1 Đất trồng lúa 180.94 161.13 19.81 167.54 13.40 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 221.69 108.81 112.88 204.17 17.52 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 20.35 39.73 -19.38 49.20 -28.85 1.2 Đất lâm nghiệp 8482.51 10344.01 -1861.50 8371.20 111.31 1.2.1 Đất rừng sản xuất 331.92 270.00 61.92 331.92
1.2.2 Đất rừng phòng hộ 0.00 227.00 -227.00 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 8150.59 10074.01 -1923.42 8144.20 6.39 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 0.58 0.58 0.00 0.58 1.4 Đất làm muối
1.5 Đất nông nghiệp khác 0.55 -0.55 0.00
2 Nhóm đất phi nông nghiệp 230.25 136.32 93.93 70.08 160.17
2.1 Đất ở 19.48 19.40 0.08 17.70 1.78 2.1.1 Đất ở tại nông thôn 19.48 19.40 0.08 17.70 1.78 2.1.2 Đất ở tại đô thị
2.2 Đất chuyên dùng 136.18 95.98 40.20 28.88 107.30 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 0.16 0.23 -0.08 0.15 0.01 2.2.2 Đất quốc phòng
2.2.3 Đất an ninh 0.18 0.09 0.09 0.18 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp 4.92 5.28 -0.36 3.21 1.71
2.2.5
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông
nghiệp 0.26 -0.26 0.00
cộng
2.3 Đất cơ sở tôn giáo 2.4 Đất cơ sở tín ngƣỡng
2.5
Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà
tang lễ, nhà hỏa tang 1.64 1.50 0.14 1.50 0.14 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 72.94 19.44 53.50 22.00 50.94 2.7 Đất có mặt nƣớc chuyên dùng
2.8 Đất phi nông nghiệp khác
3 Nhóm đất chƣa sử dụng 2374.53 739.96 1634.57 2647.81 -273.28
3.1 Đất bằng chƣa sử dụng
3.2 Đất đồi núi chƣa sử dụng 2322.67 93.74 2228.93 2007.31 315.36 3.3 Núi đá không có rừng cây 51.86 646.22 -594.36 640.50 -588.64
Nhìn vào bảng chúng ta có thể thấy diện tích đất bị suy giảm, đặc biệt là điện tích đất nông nghiệp, trong vòng 4 năm diện tích suy giảm 1748,74 ha, chủ yếu là đất lâm nghiệp và rừng đặc dụng. So với năm 2005 thì năm 2014 diện tích đất chƣa sử dụng giảm 273,28 ha. Có thể nói, việc xây dựng thủy điện đóng góp một phần lớn vào việc suy giảm tài nguyên đất đai, suy giảm diện tích rừng và nguồn đất dự trữ.
Về suối La Ve, trƣớc đây vốn là một dòng suối nƣớc nóng, có thác La Ve thu hút đƣợc rất nhiều khách du lịch. Nhƣng nay đã không còn thác La Ve và dòng suối đã trơ đá. Đi liền với đó là dòng chảy trở lên siết hơn, dễ lũ quét hơn. Tháng 7 năm 2018 đã xảy ra trƣờng hợp một du khách bị lũ cuốn đi, ngƣời hƣớng dẫn viên kéo du khách đó lên và đã thiệt mạng. Ngƣời dân xã Bản Hồ đặc biệt là ngƣời dân thôn La Ve, Bản Dền nằm bên cạnh suối La Ve rất lo lắng về điều này. “Thủy điện đã ít khách rồi lại còn gây chết người nữa” – Một ngƣời dân nói.
Cảnh quan môi trƣờng thay đổi đi liền với đó là việc ảnh hƣởng đến du lịch. Số lƣợng khách đã giảm đi và không còn yêu thích cảnh Sa Pa nhƣ một “đại công trƣờng”. Theo ông Đào A T một chủ nhà nghỉ cộng đồng thì trƣớc đây gia đình ông trung bình đón 10 khách/ngày, cả làng nhà nào cũng có khách và cùng chia sẻ khách cho nhau, thu nhập của gia đình ông sau khi trừ hết chi phí khoảng 7-8 triệu/tháng. Ngày nay, số lƣợng khách giảm đi rất nhiều, có ngày 5-6 khách, có ngày thì có 3 khách có ngày không có khách nào. Thu nhập đến nay khoảng 10 triệu/tháng. Trƣớc đây cả bản hầu nhƣ gia đình nào cũng có khách, nhƣng đến nay hầu nhƣ không gia đình nào có khách. Cảnh quan đã không khôi phục đƣợc nhƣ trƣớc chỉ có cỏ tự mọc. Trƣớc đây dòng suối có cá có tôm, ngƣời dân không phải đi mua thức ăn mà tự khai thác, nay dòng suối trơ đá, nƣớc chảy siết cũng không còn cá tôm nữa.
Ngƣời dân các dân tộc Hmông, Dao, Tày khu vực xã Bản Hồ đều chịu ảnh hƣởng không nhỏ từ tác động trực tiếp hay gián tiếp của các dự án thủy điện.
Gia đình ông Đào A S (63 tuổi), bà Lù Thị U (61 tuổi) là gia đình đầu tiên và có thâm niên gần 20 năm làm du lịch cộng đồng tại xã Bản Hồ. Gia đình bà là gia đình đã từng có đông và đều đặn khách nhất thôn Bản Dền với ngôi nhà sàn đẹp, dịch vụ chuyên nghiệp, có nhiều sản phẩm thủ công đẹp bán cho khách và cảnh
quan xung quanh nhà đẹp. Ông bà đã đầu tƣ nuôi 3 ao cá quanh nhà với mục đích phục vụ khách du lịch ngắm cảnh. Vậy mà, khi thi công, thủy điện Sử Pán 2 làm đƣờng, lấp vào rãnh cũ mà không khơi rãnh mới. Tháng 8 năm 2018 có đợt mƣa lớn kéo dài khiến cho nƣớc tràn qua đƣờng do không có rãnh thoát, tràn ồ ạt qua 3 ao cá nhà bà U khiến 3 ao cá sản lƣợng khoảng 600 – 700kg trôi theo dòng nƣớc đi hết. Những con cá từ 4kg đến 16kg theo dòng nƣớc trôi ra suối mất sạch. Bà U nói: “Gia đình chúng tôi không dám ăn cũng không bán cho ai mà chỉ để cá cứ như vậy bao nhiêu năm nay trong ao để khách du lịch tới ngắm vì khách du lịch rất thích đàn cá đó. Khi nước lũ kéo về, cả gia đình tôi bất lực trong nước mắt nhìn đàn cá trôi theo nước mà không làm được gì. Ngoài 3 ao nhà tôi còn 2 ao phía dưới của hai nhà em chú cũng bị trôi hết cá. Thủy điện làm khổ chúng tôi quá”. Bà cũng nói thêm: “Năm 2004-2005, du lịch đón khách và bán thổ cẩm gia đình thu về 50-60 triệu/tháng trừ chi phí để ra được 20 triệu/tháng nhưng đến nay không có khách, một tháng chỉ để ra được 5 – 6 triệu/tháng. Trước người dân Bản Hồ có nguồn thu nhập từ cả bán thổ cẩm nhưng giờ không còn khách không có người mua, chỉ đơn thuần đón khách ngủ qua đêm và nấu ăn cho khách du lịch” (phỏng vấn ngày 26/9/2018 tại thôn Bản Dền).
Trƣớc đó, đợt mƣa lũ tháng 7 năm 2018 đã ảnh hƣởng không nhỏ đến ngƣời dân nhân dân xã Bản Hồ. Ngày 19/7/2018, chị hƣớng dẫn viên ngƣời Hmông Phàn Láo Lở (21 tuổi, thôn Tả Trung Hồ) dẫn khách xuống suối La Ve, xã Bản Hồ chơi, nƣớc lũ kéo về, khách du lịch trƣợt chân xuống suối, chị Lở đã kéo vị khách này lên nhƣng nƣớc lũ đã cuốn trôi chị Lở theo dòng nƣớc. Mà theo ngƣời dân Bản Hồ cho rằng lúc này thủy điện xả nƣớc mới khiến nƣớc về đột ngột nhƣ vậy.
Cũng đợt mƣa lũ này, đất sạt từ tả luy dƣơng đƣờng vào thôn Ma Quái Hồ vào gia đình ông Phàn Dào Pú (ngƣời Dao, 58 tuổi, thôn Ma Quái Hồ) với lƣợng đất đá là 2000m3, tràn vào nhà 500m3 khiến toàn bộ nhà cửa và bếp hỏng, 9 khẩu trong gia đình ông Pú phải di chuyển. Ngoài ra, gia đình ông Vàng A Lờ (ngƣời Hmông, thôn Séo Trung Hồ) cũng bị sạt đất vào nhà. Gia đình ông Lý Vần Quáng (ngƣời Dao, thôn Nậm Toóng) bọ sạt 300m2 đất ruộng. Đợt mƣa lũ tháng 7/2018 cũng làm thiệt hại đến sản xuất của ngƣời dân nhân dân xã Bản Hồ, cụ thể:
- Thủy lợi Pú Mún (thôn Bản Dền) bị sạt lở 30m mƣơng thủy lợi mới đƣợc đầu tƣ xây kiên cố năm 2018;
- Thủy lợi Séo Trung Hồ (Dao) bị sạt 4m mƣơng thủy lợi đang phục vụ cho 30ha ruộng;
- Đƣờng giao thông nông thôn thôn Tả Trung Hồ bị hƣ hỏng tại 4 điểm sạt lở với khoảng 600m3 đất đá;
Vậy, dù trực tiếp hay gián tiếp, việc suy giảm tài nguyên, suy thoái môi trƣờng do thủy điện gây ra ảnh hƣởng đến ngƣời dân các dân tộc xã Bản Hồ nói riêng, ngƣời dân các dân tộc Sa Pa nói chung.
Tiểu kết chƣơng 3
Chính sách có ảnh hƣởng rất lớn đến sự thay đổi môi trƣờng cũng nhƣ sự thay đổi trong đời sống của nhân dân.
Trong các quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và theo giai đoạn của tỉnh Lào Cai đều ƣu tiên phát triển, khai thác có hiệu quả các dự án thủy điện vừa và nhỏ. Trong các quyết sách của UBND tỉnh cũng ƣu tiên khai thác tối đa và có hiệu quả tiềm năng về thủy điện để phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu sử dụng điện trên địa bàn tỉnh Lào Cai và cung cấp điện cho hệ thống điện Quốc gia.
Tuy nhiên, việc xây dựng thủy điện tại Sa Pa lại không nhận đƣợc sự ủng hộ của các nhà khoa học, thông tấn, đặc biệt là những ngƣời quan tâm đến cảnh quan và du lịch tại Sa Pa. Có nhiều ý kiến cho rằng việc xây dựng thủy điện có lợi ích trƣớc mắt về kinh tế nhƣng về cảnh quan, môi trƣờng và nền du lịch xanh lại là một hậu quả vừa nhãn tiền vừa lâu dài.
Ngƣời dân nơi đây cũng không hoàn toàn đồng ý với việc xây dựng thủy điện tại Bản Hồ nói riêng và Sa Pa nói riêng. Bằng thế giới quan của mình, một số ít cho rằng đồng ý vì đó là quyết định của nhà nƣớc, của tỉnh của huyện nên họ phải đồng ý, một bộ phận lớn bày tỏ quan điểm không thích và không đồng ý với việc xây dựng các dự án thủy điện. Mà với ngƣời dân Bản Hồ nói riêng, ngƣời dân Sa Pa nói chung thì việc xây dựng thủy điện quá nhiều, quá dày đặc là việc bóp chết ngành du lịch – vốn đem lại đời sống tƣơi đẹp cho ngƣời dân.
Chƣơng 4: TÁC ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN ĐẾN SINH KẾ CÁC TỘC NGƢỜI KHU VỰC DỰ ÁN
4.1. Về kinh tế
4.1.1. Trồng trọt
Hoạt động sinh kế chính từ bao đời nay của ngƣời dân xã Bản Hồ chính là nông nghiệp. Từ khoảng những năm 2004 - 2006, thủy điện Sử Pán 2, Nậm Toóng xây dựng đã có ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động nông nghiệp của ngƣời dân. Theo số liệu cung cấp của UBND xã Bản Hồ, năm 2006, dự án hai thủy điện trên đã lấy đi 44.586m2 đất của 13 hộ. Riêng thôn Bản Dền có 8 hộ gia đình bị mất 100% diện tích đất nông nghiệp, 5 hộ gia đình bị mất cả đất nông nghiệp và đất ở phải di dời chỗ ở đi nơi khác và nhiều hộ gia đình khác bị mất một phần đất nông nghiệp hoặc có diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang do không có nƣớc tƣới. Năm 2007, hai dự án trên lại tiếp tục thu hồi đất của 30 hộ với tổng diện tích là 94.250m2. Năm 2008, thủy điện Séo Chong Hô tiến hành xây dựng, thu hồi đất của 68 hộ với tổng diện tích 525.332,7m2. Năm 2010, thủy điện Sử Pán 1 thu hồi đất của 26 hộ với tổng diện tích 60,443m2. Điều đáng nói là, trong số những diện tích thu hồi ấy có 16.052m2 đất trồng lúa nƣớc tức ruộng bậc thang và ruộng bằng. Đất nƣơng bị thu hồi 36.884m2.
Trong số những hộ bị thu hồi đất trên chỉ có 5 hộ đầu tiên trong diện giải tỏa đền bù ban đầu của thủy điện. Những hộ còn lại đƣợc di chuyển, tái định cƣ khi công trình đi vào xây dựng, máy móc, mìn phá núi, hạ tầng đất vốn yếu bị tác động mạnh dẫn đến việc nứt, sụt, lún nhà cửa, chuồng gia súc, đƣờng đi khiến ngƣời dân hoang mang lo sợ. Thủy điện Sử Pán 2 đã hỗ trợ 6 hộ tiếp theo di dời chỉ với chi phí chuyển và lời hứa làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên đến nay, lời hứa đó chƣa đƣợc thực hiện. Những ngƣời dân khu vực thôn Bản Dền đang sinh sống bên cạnh thủy điện vô cùng bức xúc khi họ đã làm nhà nhƣng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Anh Đào A T (phỏng vấn ngày 25/9/2018 tại Bản Dền), một ngƣời con của gia đình nằm trong diện đƣợc đền bù đất cho biết: “Họ đền bù cho gia đình chúng tôi 200 triệu đồng. Toàn bộ nhà cửa chúng tôi gây dựng bao
nhiêu năm, anh em chúng tôi sống gần gũi nhau nay phải chuyển. Tuy khoảng cách so với nhà cũ không xa lắm nhưng chúng tôi ở đây không dễ chịu. Đất chúng tôi ở cũng chưa có chứng nhận. Khi chúng tôi đi làm giấy chứng nhận, số tiền bỏ ra lên đến hàng chục triệu đồng, chúng tôi lấy đâu ra tiền để làm”.
Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp đã ảnh hƣởng không nhỏ đến ngƣời dân khu vực có thủy điện hoạt động. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dẫn đến diện tích canh tác hàng năm giảm. Theo tổng hợp báo cáo kinh tế xã hội hàng năm từ 2006 – 2017 của Ủy ban nhân dân xã Bản Hồ.
Bảng 4.1. Diện tích đất trồng trọt qua một số năm từ 2006 đến 2017 của xã Bản Hồ (Đơn vị tính: ha) Năm Tổng diện tích lúa (ha) Diện tích cây ngô (ha) Diện tích rau, đậu, lạc các loại (ha) Diện tích thảo quả (ha) Diện tích cây ăn quả (ha) 2006 217,5 60,6 41,4 190 20 2007 178,7 42 27 195 20 2012 151 40 32 178 20 2013 155 155 28 175 20 2014 151,7 112,6 28 180 20 2015 150,4 114,6 28 177 20 2016 152,6 112,4 28 175 20 2017 162,5 112,5 18 181 20 9 tháng 2018 151 100 16 9
(Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Bản Hồ cung cấp)
Bản báo cáo thƣờng niên năm 2007 của xã Bản Hồ ghi rõ: Lúa mùa gieo trồng và thu hoạch là 142 ha đạt 98% kế hoạch đƣợc giao, năng xuất và sản lƣợng đạt chỉ tiêu kế hoạch giao, diện tích đất nông nghiệp giảm là do công ty cổ phần điện Hoàng Liên thu hồi đất.
Trƣớc tiên, thu hẹp diện tích đất làm giảm lƣợng lƣơng thực đƣợc thu hoạch. Sản lƣợng thu hoạch đƣợc trên đất trồng trọt qua một số năm của xã Bản Hồ đƣợc dựa trên kết quả của các báo cáo thƣờng niên của xã có ghi rõ: Năm 2006, sản lƣợng lúa mùa đạt 814 tấn. Năm 2013 chỉ đạt 686,7 tấn. Năm 2015 là 706 tấn. Năm 2016 sản lƣợng lúa cả năm chỉ đạt 732 tấn. Năm 2017 là 780 tấn. Sản lƣợng lƣơng thực giảm dần qua các năm không cho thấy sự tác động chủ yếu của yếu tố thời tiết, mùa vụ, giống mà khẳng định nguyên nhân chính đó là do việc giảm diện tích trồng trọt trong đó có diện tích cây lƣơng thực.
Bên cạnh đó đất trồng trọt bị thu hồi và đền bù với giá thấp, không đủ giúp ngƣời dân vực dậy cuộc sống vốn đã khó khăn của mình. Trong Báo cáo về sự ảnh