Các loại hình sinh kế mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thủy điện đến sinh kế của người dân ở sa pa nghiên cứu trường hợp một số dự án (Trang 92 - 95)

Chƣơng 3 : CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TẠI BẢN HỒ

4.1.6. Các loại hình sinh kế mới

Khi thủy điện tác động đến môi trƣờng sinh thái gây ra những ảnh hƣởng tiêu cực, tích cực đến các hoạt động sinh kế du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, để đảm bảo cuộc sống, thích nghi với cuộc sống mới, ngƣời dân đã có biện pháp bổ sung, thay đổi hoạt động sinh kế.

Với những ngƣời trƣớc kia buôn bán nhỏ hoặc bán sản vật, thổ cẩm tại địa phƣơng, nay họ di chuyển xa hơn ra vùng thị trấn để bán hàng, chấp nhận quãng đƣờng đi lại khó khăn hơn.

Ngƣời dân Bản Hồ phần lớn sống tự cung tự cấp. Hoạt động kinh tế buôn bán chỉ chủ yếu diễn ra ở các thôn có đông khách du lịch ghé thăm nên phát triển buôn bán nhỏ. Chủ yếu, ngƣời dân nơi đây thu mua nông sản của những thôn khác nhƣ dƣa, đậu tƣơng, ngô nếp, thảo quả, sản vật từ rừng nhƣ mật ong, mật gấu, nấm, lá thuốc, cây thuốc… để bán cho du khách đến địa bàn thăm quan và có nhu cầu. Mùa nào thức ấy, những sản phẩm đều tƣơi ngon, đƣợc du khách rất thích thú. Hoặc, những ngƣời bán thổ cẩm có thể buôn thổ cẩm từ Trung Quốc, thổ cẩm từ ngƣời bản địa để bán cho du khách. Hoặc họ cũng nhập quần áo của ngƣời Kinh về bán cho công nhân làm thủy điện, cho dân trên địa bàn có nhu cầu.

Hoạt động buôn bán nhỏ có thể nói cũng chịu tác động không nhỏ từ du lịch và từ thủy điện. Từ khi xây dựng các nhà máy thủy điện, cung đƣờng du lịch Bản Hồ - Sa Pa nay đã giảm 90% số khách. Số đoàn lữ hành về đây thƣa dần, tour mất khách, những ngƣời buôn bán tạp hóa, hàng ăn, quần áo thời trang ở đây cũng gặp nhiều khó khăn. Chị Đào Thị T, ngƣời bán tạp hóa ở ngay UBND xã Bản Hồ

(phỏng vấn ngày 17/7/2018) cho biết, từ khi có thủy điện, khách hàng là khách du lịch giảm nhiều. “Khách du lịch bảo rừng bị phá hết, chẳng còn gì mà đến nữa cả. Ngày trước khách đông, có ngày bán được mấy trăm ngàn đồng. Giờ chỉ được hơn trăm ngàn đồng thôi”. Vì vậy, chị cũng ít nhập hàng hóa, cả cửa hàng tạp hóa của chị chỉ có hơn 20 loại lèo tèo. Chị bảo: “Thu nhập bán hàng ít đi, cháu nhà mình may mà học nội trú chứ nghèo vậy nuôi con học khó lắm”.

Tuy nhiên, ở những tiệm tạp hóa ngay gần công trƣờng thủy điện đang xây dựng, một số hộ sinh sống gần đó đã biết nhập hàng hóa là những nhu yếu phẩm cần thiết về bán, nƣớc giải khát, rƣợu, thuốc lá, mang lại thu nhập tăng vƣợt trội cho gia đình so với khi chƣa buôn bán. Khách hàng của họ là công nhân, lái xe lái máy xúc, là những ngƣời Dao, Mông đến làm thuê những công việc nặng nhọc cho thủy điện. Chị Đào Thị T, bán hàng gần công trình thủy điện Sử Pán 1 (phỏng vấn ngày 18/7/2018) cho biết: “Hàng ngày, bán nước ở đây, nhà chúng tôi thu nhập được từ 2 trăm đến gần 5 trăm nghìn đồng mỗi ngày. Có ngày mua được xăng, dầu của cánh lái xe và bán lại cho dân trong vùng, lãi được gần 1 triệu đồng. Công nhân họ ra đây hút điếu thuốc lào, uống cốc nước chè là 5 nghìn đồng, nước ngọt từ 10 đến 15 nghìn đồng một chai nhỏ”. Song, việc bán hàng chỉ là sinh kế tạm thời, khi thủy điện hoàn thành, những ngƣời bán hàng nhƣ chị T cũng không còn chỗ để bán nữa, hoạt động sinh kế này phải dừng lại.

Thêm nữa, việc buôn bán của ngƣời Bản Hồ khi có thủy điện ngoài thuận lợi cũng có không ít những khó khăn. Khi lƣợng lao động ở nơi khác đổ về đây làm công trình thủy điện trong thời gian dài đã gây ra không ít những xáo trộn và phức tạp cho tình hình xã hội tại địa phƣơng. Một trong những biểu hiện đó là việc những ngƣời công nhân, nhân viên, lái xe ở khu công trƣờng thủy điện mƣợn danh thủy điện để mua nợ những ngƣời kinh doanh tạp hóa nhỏ lẻ trên địa bàn hoặc mua gia súc, gia cầm của ngƣời dân sinh sống quanh đó nhƣng họ không thanh toán tiền nợ khi chuyển đi, gây thiệt hại và bức xúc cho những ngƣời buôn bán nhỏ và ngƣời dân trên địa bàn.

Với những ngƣời đàn ông khỏe mạnh, trƣớc kia chủ yếu làm nƣơng, đi rừng, nay họ chuyển sang đi xe ôm ở ngoài thị trấn. Hiện nay ở Bản Hồ có 9 ngƣời hành nghề xe ôm, là ngƣời dân ở các thôn La Ve, Bản Dền, Hoàng Liên, Nậm Toóng, ngƣời trẻ nhất sinh năm 1999 còn ngƣời già nhất sinh năm 1962. Công việc này có thể không mang đến cho họ thu nhập cao nhƣng không nặng nhọc nhƣ những ngƣời đi làm công nhân ở công trình thủy điện. Có bản nhƣ Séo Chong Hô, đàn ông ngƣời Dao ở đây đi làm thuê cho các công trƣờng thủy điện đang xây dựng nhƣ thủy điện Sử Pán 1. Công việc của họ chủ yếu là xúc đất, chuyền tải đất đá rất nặng nhọc với mức lƣơng 150.000 đồng một ngày.

Với những ngƣời phụ nữ và đàn ông khi không còn nƣơng canh tác, du lịch kém đi, họ đi sang Trung Quốc làm thuê với thu nhập cho ngƣời lao động chân tay từ 4 đến 4,5 triệu đồng. Theo thống kê của UBND xã Bản Hồ, từ năm 2014 đến nay có 25 trƣờng hợp đi làm thuê tại Trung Quốc nhƣng đến tháng 6 năm 2018 đều đã trở về. Những ngƣời này chủ yếu sống ở thôn La Ve nơi trƣớc kia có hoạt động du lịch rất phát triển. Lý do để bà Lục Thị Đ đi làm giúp việc bên Trung đó là lấy tiền để trả khoản nợ ngân hàng nhà bà đã vay để đầu tƣ làm du lịch nhƣng khi du lịch kém, bà đã không thể trả nổi. Trong 25 trƣờng hợp đi làm ở Trung Quốc, có đến 15 trƣờng hợp đã về bởi không thông thạo tiếng hoặc công việc bên đó đòi hỏi trình độ cao hơn trình độ của họ hoặc công việc quá vất vả khiến họ không theo đƣợc. Ông Vàng A P, sinh năm 1968 đi làm bốc vác bên Trung đã về từ năm 2015 (phỏng vấn ngày 18/7/2018) cho biết: “Tôi đã lớn tuổi rồi, không theo kịp đám thanh niên, công việc nặng nhọc mà tiền thì không đáng là bao. Năm 2015, tôi bốc hàng nặng bị thoát vị đĩa đệm, đau quá, không thể làm được nữa, tôi buộc phải về nhà.” Giờ ông P đang chăn nuôi gà, vịt kiếm thêm thu nhập cùng vợ nuôi một ngƣời con út đang đi học cao đẳng.

Nhƣ vậy, thủy điện đã có tác động đến cuộc sống của ngƣời dân, về mặt tích cực nó giúp ngƣời dân hình thành khả năng thích nghi, chuyển biến với điều kiện kinh tế - xã hội mới nhƣng về mặt tiêu cực, nó khiến không ít ngƣời dân lâm vào

hoàn cảnh khó khăn, lúng túng trong việc chuyển đổi hoạt động sinh kế, ổn định cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thủy điện đến sinh kế của người dân ở sa pa nghiên cứu trường hợp một số dự án (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)