Luật sửa đổi năm 1975

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu luật bảo tồn di sản văn hóa nhật bản (Trang 49 - 59)

6. Kết cấu của luận văn

2.3. Luật sửa đổi năm 1975

Bước vào thập niên 1970, sau 20 năm tăng trưởng kinh tế cao độ, nước Nhật đã có những sự phát triển vượt bậc trong các lĩnh vực xã hội, văn hóa. Bên cạnh những thành quả đạt được, sự phát triển nhanh chóng giai đoạn này còn đem lại những ảnh hưởng xấu đến môi trường thiên nhiên và giá trị văn hóa truyền thống. Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhan chóng đã làm biến mất nhiều khu vực làng cổ, phố cổ truyền thống. Quá trình cơ giới hóa nông nghiệp đã làm thay đổi nhiều ranh giới địa phương cũ đồng thời làm mất đi nhiều di tích thành quách, di sản trong lòng đất. Quang cảnh xung quanh chùa chiền, thần xã, di tích, danh thắng thiên nhiên nổi tiếng bị biến dạng. Những di sản văn hóa gắn liền với sinh hoạt của con người như đời sống ẩm thực, trang phục, nhà ở, lễ hội… bị thay thế bằng những hình thức hiện đại.

Tình hình này đòi hỏi một mặt tăng cường hoạt động quản lý bảo tồn, mặt khác bổ sung chính sách thích hợp làm công cụ để thực hiện hiệu quả hơn hoạt động bảo tồn. Năm Chiêu Hòa thứ 49 (1974), Ủy ban Giáo dục của Hạ nghị viện đã thành lập Ban nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa và tiến hành các cuộc

họp góp ý cho dự thảo luật sửa đổi. Năm Chiêu Hòa thứ 50 (1975), dự thảo Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa sửa đổi đã được quốc hội Nhật Bản thông qua (luật số 49 năm 1975) với những nội dung chính dưới đây:

1) Bổ sung định nghĩa di sản văn hóa vật thể

Luật sửa đổi năm 1975 đã chỉnh sửa và mở rộng địa nghĩa về di sản văn hóa vật thể (Mục 1 điều 2 Luật sửa đổi năm 1975. [14, tr.43]). Trước hết, Luật sửa đổi gắn kết các di sản như công trình kiến trúc hay di sản điêu khắc, di tích với quần thể liên quan trong một khuôn viên đất đai thống nhất. Ví dụ như mặt bằng khuôn viên của chùa xã hay khuôn viên nhà ở dân gian, bậc đài của tượng Phật…

Bên cạnh đó, trong các loại hình di sản văn hóa vật thể bao gồm tài liệu lịch sử có giá trị học thuật cao. Luật sửa đổi quy định tài liệu lịch sử không chỉ là tài liệu chữ viết, mà còn bao gồm các di vật liên quan đến những biến cố lịch sử nổi bật, đồ dùng vật phẩm liên quan đến nhân vật lịch sử quan trọng…

2) Bổ sung quy định về di sản văn hóa dân gian

Như đã trình bày, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, phong tục tập quán hay nghệ thuật dân gian được sáng tạo lưu truyền trong đời sống thường ngày ở Nhật Bản đương thời bị biến đổi nhanh chóng hoặc biến mất. Trong khi đó, quy định về tài liệu dân gian phi vật thể, đến tận bây giờ, chỉ dừng lại ở phương pháp lựa chọn tài liệu và quy định về cách thức ghi chép, bảo tồn, công khai tài liệu. Quy định về nghệ thuật dân gian cũng chưa rõ ràng. Tình trạng này khiến các nhà lập pháp quan tâm đến việc nhanh chóng bổ sung quy định bảo tồn loại di sản này (Mục 10-21 điều 56 Luật sửa đổi năm 1975. [14, tr.44]). Các nội dung quy định trong Luật sửa đổi có thể tóm tắt như dưới đây.

- Tài liệu dân gian được đổi tên thành “di sản văn hóa dân gian”. Nếu trong Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa năm 1950, tài liệu dân gian cùng với công trình xây dựng hay họa bích được coi là một phần của di sản văn hóa vật thể thì trong Luật sửa đổi năm 1954, tài liệu dân gian đã được tách thành một loại hình di sản văn hóa độc lập, nhưng giữ nguyên tên gọi tài liệu dân gian nên trong tương quan so sánh với các loại hình di sản văn hóa vật thể hay phi vật thể khác tạo nên ấn tượng về sự chênh lệch giá trị. Luật sửa đổi lần này đã nâng tầm quan trọng của tài liệu dân gian ngang hàng với các di sản khác bằng cách đổi tên gọi, là “di sản văn hóa dân gian”.

- Bổ sung quy định xếp hạng di sản văn hóa dân gian trọng yếu. Trong di sản văn hóa dân gian có nghệ thuật dân gian thuộc loại hình phi vật thể. Nghệ thuật dân gian vốn được lưu truyền trong địa phương, phát triển nhờ dân chúng. Bên cạnh đó, có những di sản văn hóa phi vật thể không thể thiếu trong đời sống thường nhật của người dân. Cho đến trước Luật sửa đổi năm 1975, chưa có những quy định pháp luật cụ thể về việc bảo tồn các loại hình di sản này một phần do ý kiến cho rằng sẽ chẳng còn ý nghĩa gì nếu bảo tồn mà cứ chỉ giữ nguyên hình thái của di sản mà cần để nó tự phát sinh, biến đổi một cách tự nhiên trong môi trường văn hóa dân gian. Ngoài ra, nếu theo quan điểm phổ biến đương thời, di sản văn hóa phải được đánh giá từ góc độ giá trị lịch sử hoặc nghệ thuật, thì nghệ thuật dân gian hay các dụng cụ dân gian khó có thể được chỉ định thành di sản văn hóa trọng yếu.

Luật sửa đổi năm 1975 đã bổ sung quy định về chính sách bảo tồn và xếp hạng đối với các loại hình di sản này. Luật đưa ra chế độ xếp hạng “di sản văn hóa dân gian phi vật thể trọng yếu” về cơ bản giống với di sản văn hóa phi vật thể trọng yếu, nhưng do đặc điểm truyền bá của di sản dân gian nên luật không quy định về chủ thể hay tổ chức lưu giữ di sản và cũng không quy định về khuyến cáo công khai. Quy định về việc xếp hạng di sản văn hóa dân gian vật thể trọng yếu cũng được bổ sung giống như đối với di sản văn hóa dân gian phi vật thể trọng yếu.

3) Bổ sung quy định bảo tồn quần thể công trình kiến trúc truyền thống

Sau chiến tranh, những dãy phố, ngôi làng mang tính lịch sử từ thoát khỏi sự tàn phá của bom đạn lại tiếp tục bị xuống cấp hay biến dạng do thiếu kinh phí bảo tồn hoặc do tình trạng đô thị hóa cấp tập. Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa năm 1950 và các Luật sửa đổi năm 1954, 1968 đã đưa ra những quy định bảo tồn nhưng mới tập trung ở các di sản hay điểm di tích chính. Bước vào thập niên 1970, nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn, nhu cầu bảo tồn toàn diện, lấy đối tượng là một cụm dân cư, làng mạc, thành phố thị trấn, hay quần thể công trình kiến trúc truyền thống được đặt ra cấp thiết. Luật sửa đổi năm 1975 đã bổ sung quy định về việc bảo tồn quần thể công trình kiến trúc truyền thống (Mục 2- 6 điều 83 Luật sửa đổi năm 1975. [14, tr.45]).

Quần thể công trình kiến trúc truyền thống được xác định là tạo nên “giá trị lịch sử, kiến trúc trong một tổng thể với môi trường xung quanh” ([14, tr.45]). Chính sách bảo tồn đối với quần thể công trình kiến trúc mang tính truyền thống như những dãy phố trước chùa chiền, thần xã, các lâu đài cổ, nhóm công trình kiến trúc mang hơi hướng phương Tây thời Minh Trị… được xác định khác với việc bảo tồn từng điểm di sản văn hóa vật thể do tính phức hợp thành quần thể và mối quan hệ mật thiết với môi trường xung quanh. Bảo tồn quần thể công trình kiến trúc truyền thống bao gồm bảo tồn môi trường hình thành quần thể và các giá trị của quần thể đó. Vì vậy việc khoanh vùng khu vực bảo tồn là rất quan trọng. Nếu trường hợp khu vực bảo tồn nằm trong phạm vi của quy hoạch đô thị thì quy hoạch sẽ phải cân nhắc quy định bảo tồn quần thể công trình kiến trúc mang tính truyền thống.

Quy định bảo tồn đối với khu vực bảo tồn có quần thể công trình kiến trúc truyền thống trong Luật bổ sung bao gồm quy định liên quan đến việc biến đổi hiện trạng, quy định về biện pháp bảo tồn và cơ chế bảo tồn. Trong đó có quy định về việc vai trò của Ban Giáo dục làng hay thành phố, thị trấn có quần thể kiến trúc và tính tự chủ của người dân khu vực. Bộ trưởng Bộ Giáo dục xem xét danh sách quần thể công trình kiến trúc truyền thống có giá trị đặc biệt do cơ sở đề xuất từ dưới lên và quyết định quần thể nào được xếp hạng vào nhóm di sản trọng yếu. Những di sản đã được tuyển chọn là quần thể công trình kiến trúc truyền thống trọng yếu sẽ được nhận hỗ trợ từ chính phủ. Bên cạnh đó, các tổ chức địa phương như hội đồng làng, thành phố, thị trấn vẫn có thể tiến hành áp dụng các chế độ riêng nhằm hạn chế biến đổi hiện trạng và bảo tồn hiệu quả.

4) Ban hành quy định mới về hành vi liên quan đến di sản văn hóa trọng yếu và bồi thường tổn thất đối với sự biến đổi hiện trạng của di sản

Lúc này, trong xã hội Nhật Bản, mối quan tâm đến di sản ngày càng gia tăng nên các hoạt động tìm hiểu, khảo sát nghiên cứu, phát huy giá trị, quảng bá di sản… dần trở nên phổ biến. Trong các hoạt động này, việc ghi chép, vẽ, chụp ảnh để tuyên truyền về di sản, lấy mẫu, mô phỏng di sản… được thực hiện bằng phương pháp thủ

công nên không hiếm tình trạng di sản bị cầm nắm trực tiếp hay chụp ảnh dưới ánh sáng cao độ trong một thời gian dài... Những hành vi này, có thể không lập tức gây ra thay đổi vật lý đối với di sản văn hóa trọng yếu, nhưng có thể làm gia tăng sự biến đổi hóa học của chất liệu… thúc đẩy sự biến đổi lão hóa di sản. Điều này đã dẫn đến yêu cầu ban hành quy định kịp thời về hành vi liên quan đến di sản, nhất là di sản văn hóa trọng yếu. Luật sửa đổi năm 1975 đã bổ sung những nội dung này (Điều 53 Luật sửa đổi năm 1975. [14, tr.46]).

Bên cạnh đó, Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa trước đó chỉ quy định về việc xin phép đối với những hoạt động liên quan đến di sản, hay cấm làm biến đổi hiện trạng của di tích lịch sử, danh thắng tự nhiên, di sản văn hóa trọng yếu, mà chưa có quy định cụ thể về việc bồi thường nếu gây ra sự biến đổi. Bảo tồn di sản văn hóa có mục đích mang tính cộng đồng, nên việc yêu cầu bồi thường đối với sự biến đổi hiện trạng có thể liên quan đến quyền đối với tài sản, đất đai hay xử lý tranh chấp. Trước khi Luật sửa đổi năm 1975 bổ sung quy định về bồi thường thì những trường hợp vi phạm nghiêm trọng hay tranh chấp được xử lý tại tại tòa án hoặc được xử lý áp dụng quy định về trợ cấp thiệt hại của điều 29 của Hiến pháp.

Trước tình hình đó, Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa sửa đổi đã bổ sung quy định bồi thường thiệt hại đối với trường hợp làm thay đổi hiện trạng của di sản văn hóa trọng yếu hay di tích lịch sử, danh thắng tự nhiên mà không được cho phép hoặc được cho phép nhưng với điều kiện kèm theo (Mục 5 điều 43, mục 5 điều 80 Luật sửa đổi năm 1975. [14, tr.46]). Ngoài ra, Luật sửa đổi đưa ra quy định về chế độ hỗ trợ ngân sách nhà nước đối với giao dịch của đoàn thể hay cộng đồng địa phương liên quan đến việc sử dụng đất nhằm đảm bảo việc bảo tồn nguyên trạng di sản văn hóa trọng yếu hay di tích lịch sử danh thắng tự nhiên (Mục 2 điều 46, mục 2 điều 81 Luật sửa đổi năm 1975. [14, tr.46]).

5) Quy định về tổ chức đại diện duy trì di sản văn hóa phi vật thể trọng yếu

Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa sửa đổi năm 1954 đã đưa ra quy định về tiêu chí và xếp hạng đối với di sản văn hóa phi vật thể. Xuất phát từ đặc điểm của di sản văn hóa phi vật

thể được duy trì bởi nhiều người nên việc áp dụng chế độ bảo tồn cần xác định cá nhân đại diện nắm vai trò lưu truyền di sản. Ví dụ kỹ thuật thủ công của nghề truyền thống được lưu truyền mang tính tổ chức trong làng nghề hay dòng họ nên chủ thể kế thừa được xác định là đại diện của làng nghề hay dòng họ đó.

Tuy nhiên, với phương pháp này, trong trường hợp người đại diện không còn nữa thì không có nghĩa là sự công nhận đối với di sản bị hủy bỏ. Điều này dẫn đến những bất cập trong quá trình tiếp tục duy trì chế độ bảo tồn đối với di sản văn hóa phi vật thể trọng yếu đã được công nhận. Vì vậy, Luật sửa đổi năm 1975 đã sửa đổi nội dung quy định từ người đại diện sang tổ chức đại diện đối với loại hình di sản này (Khoản 2 mục 3 điều 56 Luật sửa đổi năm 1975. [14, tr.47]).

6) Hoàn thiện quy định đối với di sản văn hóa trong lòng đất

Như đã trình bày, việc bảo tồn di sản văn hóa sau chiến tranh đã bị ảnh hưởng rất nhiều do sự tăng trưởng kinh tế cao độ, trong đó mối quan hệ giữa sự phát triển và bảo tồn di sản văn hóa trong lòng đất là một trong những vấn đề khó khăn nhất. Năm 1975, trên toàn nước Nhật, người ta đã phát hiện khoảng 300 nghìn địa điểm có di sản trong lòng đất nên việc điều chỉnh giữa bảo tồn và công tác tiếp tục phát triển địa phương được đặt ra cấp bách. Mặt khác, trong bối cảnh dân chúng ngày càng quan tâm đến di sản thì việc tuyên truyền và hướng dẫn cho người dân về công tác bảo tồn, nhất là di sản trong lòng đất cần có những quy định pháp lý cụ thể hơn.

Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa sửa đổi năm 1954 đã quy định về việc xin phép trước khi xây dựng tại các khu vực được xem là có di sản trong lòng đất. Tuy nhiên, trong giai đoạn tăng trưởng cao từ giữa thập niên 1950 đến thập niên 1960, các cơ quan văn hóa bị rơi vào tình trạng bủa vây bởi vô vàn đơn xin cấp phép xây dựng liên quan đến di sản văn hóa trong lòng đất. Năm Chiêu Hòa thứ 40 (1965), Tổng cục Văn hóa đã ký bản ghi nhớ với Hiệp hội các công ty đường bộ, nhà ở của Nhật Bản về việc sử dụng đất liên quan đến các di sản văn hóa trong lòng đất. Bên cạnh chế độ cấp phép, Tổng cục Văn hóa đã đưa ra yêu cầu tiến hành khảo sát khai quật trước khi xây dựng, quy định về lưu giữ lại các ghi chép, thực hiện bảo tồn phù hợp đối với di tích lịch sử trọng yếu, thành lập các khu vực công viên di tích nhằm phổ biến

kiến thức về di sản văn hóa trong lòng đất, liên kết giữa đoàn thể, cộng đồng địa phương với cơ quan chuyên môn trong việc khảo sát và bảo tồn di sản văn hóa được chôn giấu.

Dựa trên các nội dung trên, Luật sửa đổi năm 1975 đã ban hành các quy định bổ sung nhằm củng cố cơ sở cho các chính sách trên.

- Điều chỉnh chế độ báo cáo về công trình xây dựng tại khu vực có di sản văn hóa trong lòng đất. Về việc báo cáo trước khi xây dựng tại nơi có di sản văn hóa trong lòng đất, quy định trước đó là phải gửi báo cáo trước 30 ngày tính từ khi bắt đầu xây dựng. Tuy nhiên, do số báo cáo trong thập niên 1960, 1970 gia tăng nhanh chóng (riêng năm 1974 có gần 2000 báo cáo), khiến Tổng cục Văn hóa và Ban Giáo dục địa phương khó có thể giải quyết trong 30 ngày. Vì vậy, Luật sửa đổi năm 1975 đã quy định kéo dài thời gian báo cáo thành trước 60 ngày (Mục 2 điều 57 Luật sửa đổi năm 1975. [14, tr.47]).

- Điều chỉnh quy định về việc phát hiện di tích mới. Do đặc điểm của di sản văn hóa trong lòng đất là tồn tại dưới đất nên có trường hợp ngẫu nhiên phát hiện ra di tích khi thi công xây dựng hoặc sau thảm họa tự nhiên. Trong trường hợp đó cần nhanh chóng làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu luật bảo tồn di sản văn hóa nhật bản (Trang 49 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)