Chế độ bảo tồn di sản văn hóa dân gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu luật bảo tồn di sản văn hóa nhật bản (Trang 72 - 74)

6. Kết cấu của luận văn

3.1. Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa Nhật Bản hiện hành

3.1.2.3. Chế độ bảo tồn di sản văn hóa dân gian

Trong Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa hiện hành, di sản văn hóa dân gian được quy định là những di sản văn hóa dưới đây:

- Phi vật thể: phong tục tập quán liên quan đến đời sống sinh hoạt như ăn, mặc, ở, nghề nghiệp truyền thống, lễ hội, các loại hình nghệ thuật dân gian… là một phần không thể thiếu để hiểu về sự thay đổi cuộc sống của người dân Nhật Bản.

- Vật thể: Trang phục, đồ đạc, dụng cụ gia đình, và những vật phẩm khác là một phần không thể thiếu để hiểu về sự thay đổi cuộc sống của người dân Nhật Bản. Như đã trình bày, lúc đầu, Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa đặt phạm trù “tài liệu dân gian” trong nhóm di sản văn hóa vật thể. Sau đó, Luật sửa đổi năm 1954, “tài liệu dân gian” được quy định gồm loại hình vật thể và phi vật thể. Liên quan đến di sản vật thể thì có chế độ chỉ định “tài liệu dân gian trọng yếu”, liên quan đến di sản phi vật thể thì có chế độ thiết lập hồ sơ lưu giữ. Trong Luật sửa đổi năm 1975, cùng với việc sửa đổi tên gọi thành “di sản văn hóa dân gian”, chế độ công nhận đối với di sản văn hóa dân gian vật thể và phi vật thể trọng yếu đã được ban hành. Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa hiện hành tiếp tục đưa ra những quy định cụ thể hóa về chế độ bảo tồn di sản văn hóa dân gian với nội dung phân biệt giữa di sản vật thể và phi vật thể.

1) Quy định đối với di sản văn hóa dân gian vật thể trọng yếu

Về di sản văn hóa dân gian vật thể trọng yếu, phương pháp tuyển chọn giống với di sản văn hóa vật thể trọng yếu. Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành quyết định công nhận đối với di sản văn hóa dân gian vật thể trọng yếu. Văn phòng Thủ tướng thông báo quyết định này (Mục 10 điều 56 Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.65]).

Liên quan đến quy định bảo tồn, giống như di sản văn hóa vật thể trọng yếu, Luật quy định về chế độ cấp phép đối với việc biến đổi hiện trạng, xuất khẩu di sản. Thời gian nộp đơn xin phép lên Tổng cục Văn hóa trước 20 ngày. Tuy nhiên, nội dung quy định về biến đổi hiện trạng có phần được nới lỏng hơn so với di sản văn hóa trọng yếu do tính luân truyền đặc trưng của di sản dân gian (Mục 13 điều 56 Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.65]). Quy định về chế độ bồi thường, chuyển nhượng cũng giống với trường hợp của di sản văn hóa trọng yếu (Mục 14 điều 56 Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.65]).

Quy định về quản lý, tu sửa, công khai thì giống với di sản văn hóa dân gian vật thể trọng yếu về cơ bản giống với di sản vật thể trọng yếu, loại trừ chế độ liên quan đến quốc bảo.

2) Quy định đối với di sản văn hóa dân gian phi vật thể trọng yếu

Phương pháp tuyển chọn di sản văn hóa dân gian phi vật thể trọng yếu giống với di sản văn hóa phi vật thể trọng yếu. Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành quyết định công nhận

đối với di sản văn hóa dân gian phi vật thể trọng yếu. Văn phòng Thủ tướng thông báo quyết định này (Mục 10 điều 56 Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.65]). Một điều đặc biệt là di sản văn hóa dân gian phi vật thể không phải là của một cá nhân hay tổ chức nhất định như di sản văn hóa phi vật thể, mà là tài sản chung, phản ánh đời sống hoặc các nhìn nhận của cư dân trong một khu vực hay địa phương nên Luật không quy định về chứng nhận đối với cá nhân hay tổ chức lưu truyền di sản.

Quy định về công tác bảo tồn di sản văn hóa dân gian phi vật thể trọng yếu bao gồm: 1) xây dựng hồ sơ lưu giữ và các công tác bảo tồn theo hướng dẫn của Tổng cục Văn hóa, 2) chính sách hỗ trợ bảo tồn của nhà nước 3) Khuyến cáo yêu cầu của Tổng cục Văn hóa về công khai hồ sơ di sản văn hóa dân gian phi vật thể trọng yếu (Mục 18 điều 56 Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.65]).

Đối với di sản văn hóa dân gian phi vật thể ngoài di sản trọng yếu, Luật quy định Tổng cục Văn hóa tuyển chọn những di sản thiết yếu ban hành quyết định công nhận, lập hồ sơ, tiến hành bảo tồn, tổ chức công khai quảng bá, hỗ trợ một phần kinh phí bảo tồn (Mục 21 điều 56 Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.65]). Do không có khái niệm cá nhân, tổ chức lưu truyền nên không quy định về việc trách nhiệm công khai đào tạo người kế thừa như đối với di sản văn hóa phi vật thể trọng yếu. Tuy nhiên Luật khuyến khích địa phương lập các đoàn nghệ thuật hay tổ chức bảo tồn di sản và có thể nhận hỗ trợ về kinh phí hay chuyên môn của Tổng cục Văn hóa. Những đoàn thể này có trách nhiệm bảo tồn, tổ chức đào tạo truyền bá về di sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu luật bảo tồn di sản văn hóa nhật bản (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)