Chế độ bảo tồn di tích, danh thắng và công trình kỉ niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu luật bảo tồn di sản văn hóa nhật bản (Trang 74 - 77)

6. Kết cấu của luận văn

3.1. Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa Nhật Bản hiện hành

3.1.2.4. Chế độ bảo tồn di tích, danh thắng và công trình kỉ niệm

Công trình kỉ niệm là khái niệm chỉ các di sản văn hóa thuộc các loại hình sau: - Gò sò điệp, mộ cổ, di tích các tòa thành cổ, nhà cổ và các di tích khác có giá trị cao về mặt lịch sử hay học thuật.

- Vườn, cầu, thung lũng, bờ biển, đồi núi và những khu vực thắng cảnh có giá trị nghệ thuật hoặc giá trị thưởng ngoạn cao.

- Động vật (bao gồm nơi sinh sống, nơi sinh sôi và nơi du nhập), Thực vật (bao gồm nơi tăng trưởng) và khoảng sản (bao gồm lòng đất nơi phát triển các hiện tượng tự nhiên đặc sắc) và có giá trị học thuật cao.

1) Xếp hạng, công nhận di sản trọng yếu

Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa hiện hành phân chia 3 nhóm di sản liên quan đến thiên nhiên là “di tích”, “danh thắng” và “công trình kỉ niệm thiên nhiên”. Bộ trưởng Bộ Giáo dục xem xét và lựa chọn trong các di tích, danh thắng, công trình kỉ niệm thiên nhiên những di sản đặc biệt quan trọng và xếp hạng thành “di tích đặc biệt”, “danh thắng đặc biệt”, “công trình kỉ niệm thiên nhiên đặc biệt” (Điều 69 Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.66]). Văn phòng Thủ tưởng thông báo đến chủ sở hữu hoặc địa phương về quyết định công nhận.

Việc chỉ định di sản dù không cần thiết phải có sự đồng ý hay thỏa thuận với chủ sở hữu và những người liên quan theo pháp luật, nhưng khi phát huy giá trị di sản thì Luật yêu cầu sự đồng ý của chủ sở hữu hoặc cộng đồng địa phương nơi có di sản đó.

Trong trường hợp khẩn cấp, Ban Giáo dục các cấp, trước khi có quyết định công nhận của Bộ trưởng Bộ Giáo dục cũng có thể tạm thời công nhận di tích, danh thắng, công trình kỉ niệm thiên nhiên (sau đây gọi tắt là di tích). Việc công nhận tạm thời này được Luật quy định trong vòng 2 năm nếu không được Bộ trưởng Bộ Giáo dục tiến hành chỉ định sẽ bị vô hiệu (Điều 70, 71 Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.66]).

2) Quy định bảo tồn

Việc bảo tồn di tích bao gồm cả biện pháp phòng trừ việc biến đổi hay phá hoại khi khai thác. Do đó, Luật hiện hành quy định việc thay đổi hiện trạng di tích và hành vi ảnh hưởng đến bảo tồn yêu cầu phải có sự cấp phép của Tổng cục Văn hóa. Với đặc trưng của loại hình di sản này Luật không quy định về thủ tục xuất khẩu nhưng có quy định về việc di chuyển đối với di sản có khả năng di chuyển. Theo đó việc di chuyển cần xin phép vì thay đổi hiện trạng. Ngoài ra, Luật ban hành quy định về chuyển giao một phần quyền hạn cấp phép liên quan đến thay đổi trạng thái di tích cho chính quyền địa phương hay Ban Giáo dục cấp thành phố. Đối với việc tự ý thay đổi hiện trạng mà không được cho phép, Tổng cục Văn hóa ban hành lệnh

yêu cầu phục hồi lại trạng thái như cũ (Điều 80, điều 99 Luật sửa đổi năm 2004 và mục 4 điều 5 của văn bản Hướng dẫn thi hành Luật. [14, tr.66]).

Giống với trường hợp di sản văn hóa trọng yếu, nhằm bảo vệ khu vực bảo tồn lõi và khu vực bảo vệ xung quanh di tích, Luật quy định nghiêm cấm các hành vi vi phạm gây ảnh hưởng và trong trường hợp cần thiết cơ quan chức năng có thể ra lệnh thi hành các biện pháp xử lý cần thiết. Việc mua bán đất đai trong khu vực bảo tồn và bảo vệ di tích cũng được quy định xin cấp phép kèm với yêu cầu bồi thường nếu nảy sinh thiệt hại (Điều 81 Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.66]).

3) Quy định về quản lý, tu bổ, phục hồi

Tổng cục Văn hóa chỉ định tổ chức đoàn thể hay cộng đồng địa phương hoặc một cơ quan pháp nhân phù hợp làm “cơ quan quản lý di tích” (Mục 2 điều 71 Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.67]). Luật yêu cầu chủ sở hữu và cơ quan quản lý chủ động thực hiện hoạt động quản lý và tu bổ di tích (Điều 74 Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.67]). Kinh phí quản lý, tu bổ, phục hồi theo quy định do chủ sở hữu hay cơ quan quản lý chi trả, nhưng trường hợp không đảm đương được khoản kinh phí, có thể nhận một phần trợ cấp từ Tổng cục Văn hóa.

Nội dung quản lý di tích được quy định là xây dựng hàng rào, biển báo, bảng giới thiệu, chuẩn bị biện pháp phòng cháy chữa cháy, tổ chức sửa chữa với mục đích duy trì quản lý. Nội dung phục hồi về cơ bản giống với việc tu bổ trong trường hợp di sản văn hóa trọng yếu, nhưng do di tích có thể bao gồm quần thể động thực vật được bảo tồn nên Luật sử dụng thuật ngữ “phục hồi” (bao gồm cả gia tăng số lượng động – thực vật sắp bị tuyệt chủng) cho đối tượng bảo tồn này và thuật ngữ “tu bổ” cho các công trình kiến trúc hay phế tích.

Các thay đổi về quản lý, sở hữu do Tổng cục Văn hóa quyết định (Mục 2 điều 73 Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.67]). Ngoài ra, Tổng cục Văn hóa có thể ban hành khuyến cáo hay mệnh lệnh đối cơ quan quản lý hay chủ sở hữu di tích bị xâm phạm, yêu cầu phục hồi nguyên trạng. Trường hợp đặc biệt Tổng cục Văn hóa có thể chỉ đạo về biện pháp tu sửa, phòng trừ việc thất thoát, hư hại (Điều 76 đến 78 Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.67]).

4) Phát huy giá trị di tích

Luật hiện hành không yêu cầu công khai di tích nhưng quy định chủ sở hữu hay cơ quan quản lý cần lên kế hoạch và tổ chức hoạt động phát huy giá trị của di tích. Hoạt động này có thể được nhà nước hỗ trợ kinh phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu luật bảo tồn di sản văn hóa nhật bản (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)