Nội dung Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa Nhật Bản hiện hành (sửa đổi năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu luật bảo tồn di sản văn hóa nhật bản (Trang 64 - 67)

6. Kết cấu của luận văn

3.1. Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa Nhật Bản hiện hành

3.1.1. Nội dung Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa Nhật Bản hiện hành (sửa đổi năm

Bước vào thế kỷ XXI, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, việc bảo tồn di sản văn hóa một mặt cần đáp ứng những yêu cầu quốc tế đối với di sản, mặt khác tiếp tục duy trì bản sắc riêng của Nhật Bản. Đến năm 2004, Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa đã trải qua 5 lần sửa đổi nhằm hoàn thiện và đáp ứng những vấn đề mới đặt ra trong bảo tồn di sản trong từng giai đoạn. Từ 3 loại hình di sản được chỉ định là đối tượng bảo tồn ban đầu, đến nay đối tượng bảo tồn đã tăng lên 8 loại hình. Những nội dung quy định đã bao trùm các vấn đề về cơ chế quản lý, đăng ký, hỗ trợ, đến các quy định về xử phạt. Nhờ đó, Luật đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, công tác chuyên môn và ý thức cộng đồng cư dân liên quan đến di sản văn hóa. Chương III xin tập trung phân tích những nội dung chính của Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa hiện hành, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Luật Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa sửa đổi được ban hành và có hiệu lực từ năm 2004 đến nay. Về cấu trúc Luật gồm 13 chương và 203 điều.

STT CHƢƠNG NỘI DUNG

1 I Tổng quan 2 II Đã xóa

3 III Di sản văn hóa vật thể 4 IV Di sản văn hóa phi vật thể 5 V Di sản văn hóa dân gian 6 VI Di sản văn hóa trong lòng đất 7 VI Công trình kỉ niệm thiên nhiên 8 VIII Cảnh quan văn hóa trọng yếu

9 IX Quần thể công trình kiến trúc truyền thống 10 X Kỹ thuật bảo tồn di sản văn hóa

11 XI Tư vấn chuyên môn từ Hội nghiên cứu văn hóa 12 XII Điều khoản bổ sung

13 XIII Quy định xử phạt

Trước khi phân tích nội dung những quy định về bảo tồn, tác giả luận văn xin điểm lại những nét chính về mục đích, chủ thể và đối tượng bảo tồn trong Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa hiện hành.

1) Mục đích của bảo tồn di sản văn hóa

Mục đích của Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa được xác định trong phần mở đầu của Luật là bảo tồn di sản văn hóa nhằm phát huy giá trị của nền văn hóa toàn dân và cống hiến cho sự tiến bộ của nền văn hóa nhân loại.

Di sản văn hóa được định nghĩa trong Luật là “những điều không thể thiếu để hiểu rõ, chính xác về lịch sử, văn hóa của đất nước (Nhật Bản) và là cơ sở để hướng tới việc phát triển nền văn hóa trong tương lai” (Điều 3 Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.58]).

2) Quy định về quan hệ giữa Nhà nước, cơ quan quản lý các cấp và người dân trong bảo tồn di sản văn hóa

Theo Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa hiện hành, nhà nước, đoàn thể, cộng đồng địa phương phải tuân thủ theo quy định liên quan đến bảo tồn, phải nhận thức đúng đắn về đặc trưng của di sản văn hóa và mục đích bảo tồn, hơn nữa phải nỗ lực triệt để thực hiện nội dung luật và chú ý cẩn thận trong khi tiến hành các biện pháp thích hợp nhằm bảo tồn. Ngoài ra, Luật quy định việc tôn trọng quyền sở hữu của chủ sở hữu di sản và những quyền liên quan khi thực thi luật (Mục 3 điều 3, điều 4 Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.59]).

Bên cạnh đó, Luật cũng quy định nhà nước, chính quyền địa phương, đoàn thể cần hợp tác với người dân trong quá trình thực hiện luật trên cơ sở nhận thức chung là di sản văn hóa mang tính công cộng và tính toàn dân (Mục 1, 2 điều 4 Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.59]). Theo đó, di sản văn hóa, nhìn từ góc độ vật thể thì có nhiều trường hợp là tài sản tư hữu của cá nhân, hay tổ chức pháp nhân; nhưng nhìn

từ góc độ phi vật thể thì di sản văn hóa mang giá trị tinh thần, lịch sử, văn hóa, do tổ tiên tạo dựng và là nền tảng của văn hóa dân tộc. Chính vì vậy, di sản văn hóa là tài sản chung của toàn thể nhân dân. Việc sử dụng di sản văn hóa như thế nào không chỉ đơn thuần là quan điểm về quyền tài sản, về tính kinh tế đối với chủ sở hữu, mà cần nhìn nhận từ quan điểm cộng đồng. Cần thực thi nhiều chính sách nhằm bảo tồn di sản văn hóa, điều chỉnh quyền lợi mang tính cá nhân và yêu cầu mang tính cộng đồng giữa chủ sở hữu di sản văn hóa và cơ quan hành chính.

3) Đối tượng bảo tồn

Trong Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa hiện hành, di sản văn hóa là đối tượng bảo tồn được chia thành 8 loại chính (Mục 1 điều 2 Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.59]).

- Di sản văn hóa vật thể: gồm các công trình kiến trúc, tác phẩm mỹ thuật thủ công, tài liệu khảo cổ, tài liệu lịch sử…

- Di sản văn hóa phi vật thể: gồm kịch nghệ, âm nhạc, kỹ thuật thủ công… - Di sản văn hóa dân gian: di sản phi vật thể gồm phong tục tập quán liên quan đến đời sống sinh hoạt như ăn – mặc – ở, nghề truyền thống, nghi lễ tôn giáo, lễ hội dân gian, nghệ thuật dân gian…; di sản vật thể gồm dụng cụ, đồ đạc, nhà cửa, các sản phẩm dân gian thủ công…nghệ thuật và các kỹ thuật dân gian.

- Công trình kỷ niệm thiên nhiên: Gò sò điệp (đống rác bếp), mộ cổ, các tòa thành cổ, vườn, thung lũng, bờ biển, đồi núi, thắng cảnh, động – thực vật, khoảng sản…

- Cảnh quan văn hóa: hình thành từ phong thổ của khu vực bao gồm cả lối sống và nghề nghiệp sinh nhai của người dân sống tại khu vực đó.

- Quần thể công trình kiến trúc truyền thống: quần thể công trình kiến trúc truyền thống có giá trị lịch sử, cảnh quan kiến trúc...

- Kỹ thuật bảo tồn di sản văn hóa: kỹ thuật truyền thống sử dụng để bảo tồn di sản văn hóa. Bên cạnh đó còn bao gồm các loại hình kỹ thuật dân gian như kỹ thuật chế tạo ra các dụng cụ sản xuất, dụng cụ gia đình với chất liệu bằng thép hoặc bằng gỗ dùng trong sinh hoạt thường ngày hay sản xuất.

- Di sản văn hóa trong lòng đất: các di sản văn hóa còn được lưu giữ trong lòng đất mà chưa được phát hiện, khai quật (Mục 7 điều 83 Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.59]).

4) Quy định chế độ tuyển chọn xếp hạng đối với di sản văn hóa

Nét cơ bản trong quy định bảo tồn của Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa hiện hành là xác lập chế độ tuyển chọn, xếp hạng do chính Bộ trưởng Bộ Văn hóa quyết định. Tuy nhiên quy định này mới chỉ áp dụng đối với 3 loại hình là di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa dân gian và di tích, danh thắng, công trình kỉ niệm thiên nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu luật bảo tồn di sản văn hóa nhật bản (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)