So sánh với Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa của Nhật Bản và một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu luật bảo tồn di sản văn hóa nhật bản (Trang 85 - 180)

6. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số nhận xét so sánh với Luật Di sản Văn hóa của Việt Nam

3.2.2. So sánh với Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa của Nhật Bản và một số

bài học kinh nghiệm

Nhìn từ nội dung của Luật Di sản Văn hóa Việt Nam, đối chiếu với Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa Nhật Bản, có thể thấy Luật Di sản Văn hóa Việt Nam còn một số điểm chưa hoàn thiện.

Trước hết là việc phân loại đối với di sản văn hóa. Luật Di sản văn hóa Việt Namcho rằng: “Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và các tri thức dân gian khác. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia”32. Như vậy nếu so sánh với 8 loại hình di sản văn hóa được phân chia rất cụ thể trong Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa của Nhật Bản (bao gồm Di sản văn hóa vật thể, Di sản văn hóa phi vật thể, Di sản văn hóa dân gian, Công trình kỉ niệm, Cảnh quan văn hóa, Quần thể công trình kiến trúc truyền thống, Kỹ thuật bảo tồn di sản văn hóa và Di sản văn hóa trong lòng đất) thì hai loại hình di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trong Luật Di sản Văn hóa của Việt Nam quả thực còn quá sơ sài, dẫn đến các biện pháp bảo tồn cũng như các chính sách chưa hoàn toàn có thể sâu sát và phù hợp với đặc trưng của từng di sản.

Ngoài ra, trải qua hơn nửa thế kỷ được hình thành và liên tục sửa đổi nội dung để hoàn thiện, Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa Nhật Bản đã xác lập những tiền đề cơ bản để xây dựng chính sách cụ thể đối với chủ sở hữu tư nhân của di sản văn hóa. Trong công cuộc bảo tồn di sản văn hóa tại Nhật Bản, chủ sở hữu đóng vai trò rất quan trọng. Chủ sở hữu vừa là người trực tiếp quản lý di sản văn hóa, có quyền hạn

32 http://moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=25799 (ngày cập nhật 22/10/2016)

được tu sửa di sản văn hóa khi bị hư hại (sau khi được cấp phép), đồng thời được phép công khai di sản với mục đích có thêm nguồn kinh phí để duy tu bảo dưỡng di sản cũng như để hỗ trợ việc tuyên truyền và hướng dẫn người dân trong công tác bảo tồn di sản văn hóa. Vì là người trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm về tình trạng hư hại, mất mát cũng như việc mua bán di sản văn hóa, dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt nhưng cũng được hỗ trợ từ nhiều phía của nhà nước và các cấp địa phương nên hiển nhiên ý thức bảo tồn cũng được nâng cao và sâu sát với thực tế hơn.

Nhìn lại về tình hình của Việt Nam, ngay từ trong nội dung luật Di sản Văn hóa cũng chưa thừa nhận sở hữu tư nhân về di sản văn hoá dẫn đến tình trạng một số di sản do nhà nước quản lý xảy ra tình trạng quản lý lỏng lẻo, có nhiều dấu hiệu vi phạm; chưa công nhận tính chất hàng hoá của di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, chưa có những quy định cụ thể về thị trường cổ vật và mua bán cổ vật để nhà nước chủ động quản lý, thậm chí còn nghiêm cấm mọi hành vi mua bán những loại hàng hoá đặc biệt này dẫn đến tình trạng tồn tại thị trường cổ vật đen mà nhà nước chưa được kiểm soát được; chưa huy động được nguồn vốn từ người dân đóng góp nên nguồn kinh phí hỗ trợ công tác bảo tồn còn hạn chế, thiếu sự đầu tư đồng bộ; Bên cạnh đó, quy định về công tác bảo tồn di sản văn hóa kết hợp với công khai, quảng bá nhằm phát huy giá trị hay xuất khẩu ra nước ngoài vẫn còn nhiều bất cập dù rằng hiện tại có rất nhiều nguyện vọng được trưng bày cổ vật ở nước ngoài trong khuôn khổ các hoạt động hợp tác quốc tế. Nội dung công khai cũng còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa tạo được nhiều điểm thu hút.

Tiểu kết:

Những vấn đề bất cập trên của Luật Di sản Văn hóa một mặt phản ánh hạn chế của quá trình xây dựng văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề này do bề dày lịch sử của lĩnh vực bảo tồn di sản ở hai nước có khác nhau, mặt khác phản ánh sự khác biệt về hiện trạng di sản ở hai nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng hiện nay, nhu cầu bảo tồn di sản ở hai nước về cơ bản không khác biệt nhiều. Do đó cần có những nghiên cứu nhằm sửa đổi nội dung Luật Di sản Văn hóa Việt Nam, đặc biệt là nghiên cứu so sánh với các nước, để nhanh chóng xây dựng Luật sửa đổi bổ sung phù hợp nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá ở Việt Nam mạnh mẽ hơn, thiết thực hơn, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, hội nhập với thế giới, cùng xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.

KẾT LUẬN

Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa Nhật Bản được ban hành chỉ 5 năm sau khi Thế chiến II kết thúc. Với một nước Nhật bại trận, bị tàn phá tan hoang về vật chất và bị mất đi lòng tự trọng, lòng tin về tinh thần thì di sản văn hóa có thể coi là một chỗ dựa để phục hồi. Tuy nhiên, Luật Bảo tồn không thể được xây dựng nếu thiếu sự quyết tâm của chính phủ, quốc hội Nhật Bản và sự hỗ trợ của GHQ. Kết quả là một bộ luật về bảo tồn di sản có thể nói là bao quát nhất đương thời đã được ban hành năm 1950.

Trong thập niên 1960 đến đầu thập niên 2000, Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa được liên tục bổ sung sửa đổi trong 5 lần. Việc sửa đổi một mặt điều chỉnh lại và cụ thể hóa các quy định trước đó, mặt khác bổ sung những quy định mới mang tích cập nhật, đáp ứng đòi hỏi thực tế bảo tồn. Quá trình sửa đổi bổ sung Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa một mặt phản ánh sự trưởng thành của quy trình ban hành luật pháp hiện đại tại Nhật Bản, mặt khác phản ánh những vấn đề đặt ra trong bảo tồn di sản văn hóa của Nhật Bản trong suốt nửa thế kỷ.

Với Luật sửa đổi năm 2004, có thể nói Nhật Bản đã xây dựng được một hệ thống quy định cụ thể và minh xác từ thể chế hành chính trong sự hợp tác và phân vai giữa cơ quan quản lý cấp trung ương và địa phương, cho đến trách nhiệm của mỗi công dân, những cá nhân hoặc tổ chức sở hữu di sản văn hóa. Bên cạnh đó, Luật đã xây dựng cơ sở quan trọng cho các cơ quan chuyên môn thực hiện hoạt động bảo tồn di sản một cách hiệu quả.

Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa của Nhật Bản có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực bảo tồn không chỉ ở Nhật Bản mà còn trên thế giới. Đây là văn bản luật đầu tiên sử dụng khái niệm “văn hóa phi vật thể”, đưa một số hoạt động văn hóa và phong tục tập quán đặc sắc của địa phương vào phạm vi bảo vệ. Việc đưa khái niệm “văn hóa phi vật thể” vào một văn bản luật cấp nhà nước tại thời điểm năm 1950 là một tiến bộ đáng kể, chứng tỏ Nhật Bản đã chú ý đến vấn đề mà các quốc gia khác chưa hề chú ý đến. Đó là bảo vệ những di sản văn hóa “vô hình”.

Điều này đã ảnh hưởng quan trọng đến những chế định pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa của thế giới sau đó cũng như quan niệm của mọi người trong vấn đề này.

Cho đến nay sau nhiều lần chỉnh sửa, Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa của Nhật Bản vẫn chứng minh vai trò đi đầu trong lĩnh vực pháp quy liên quan đến di sản và trở thành công cụ hữu hiệu để thực thi chế độ bảo tồn chặt chẽ và hiệu quả. Điều này cho thấy tầm nhìn xa và toàn diện của Nhật Bản đối với vấn đề bảo vệ di sản văn hóa truyền thống. Đây chính là yếu tố trọng yếu mang lại những thành công lớn lao của Nhật Bản trong lĩnh vực bảo tồn nói riêng và duy trì bản sắc văn hóa nói chung.

Từ thành công của Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa Nhật Bản, có thể đúc rút ra nhiều bài học cho Việt Nam. Thiết nghĩ chúng ta nên sớm nghiên cứu và hoàn chỉnh lại hệ thống chính sách về bảo tồn di sản văn hóa, mà đại diện là Luật Di sản Văn hóa, với đối tượng bảo tồn cụ thể hơn, các biện pháp bảo tồn sâu sát, thích hợp và đi vào thực tế hơn. Xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, như qua các hoạt động cắt giảm một phần thuế đối với các doanh nghiệp, cá nhân đã có những đóng góp trực tiếp cho việc tu bổ di tích, mua cổ vật hiến tặng bảo tàng nhà nước, tài trợ cho những chương trình nghiên cứu về di tích lịch sử.v.v. Thông qua đó nâng cao vai trò quản lý và định hướng của Nhà nước để sử dụng có hiệu quả hơn nữa sự đóng góp của nhân dân cho bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá. Song song với đó là tạo ra những cơ hội quản lý tốt và có trách nhiệm cho các thành viên của cộng đồng địa phương để người dân có thể thấy được và hiểu được trực tiếp giá trị của di sản văn hóa, từ đó góp phần nâng cao ý thức bảo vệ, bảo tồn.

Ngoài ra, cần tăng cường hơn nữa sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương. Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho bảo tồn và phát huy giá trị di tích, bao gồm đội ngũ quản lý, nghiên cứu, các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ thuật viên, thợ nghề, nghệ nhân, những người làm công tác bảo vệ di sản ở cơ sở...

Di sản văn hóa có vai trò to lớn đối với sự phát triển lành mạnh và bền vững của cuộc sống đương đại. Nguồn tài nguyên di sản văn hóa rồi cũng sẽ bị cạn kiệt

như những nguồn tài nguyên dầu mỏ, than đá... nếu chỉ khai thác mà không bảo tồn. Bảo tồn và khai thác luôn là hai mặt của một vấn đề, nếu chỉ bảo tồn mà không chú ý tới khai thác sẽ gây lãng phí tài nguyên, hạn chế việc phát huy giá trị; nếu chỉ khai thác mà không bảo tồn thì còn nguy hiểm hơn nữa, điều đó sẽ gây hủy hoại di sản văn hóa, hủy hoại môi trường và những hậu quả to lớn khác cho toàn xã hội. Do đó, bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa là nền tảng, là nguồn động lực cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người dân và của cả cộng đồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Hồ Hoàng Hoa (2001, chủ biên), “Văn hóa Nhật - những chặng đường phát triển”, NXB Khoa học Xã hội.

2. Lý Kim Hoa (2006, chủ biên), “Để tìm hiểu văn hóa Nhật Bản”, NXB Văn nghệ.

3. Trịnh Huy Hóa (2002, biên dịch), “Đối thoại với các nền văn hóa Nhật Bản”, NXB Trẻ.

4. Hiệp hội thông tin Giáo dục Quốc tế (2003), “Tìm hiểu Nhật Bản”, NXB Văn hóa Thông tin.

5. Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia (2006), “Luật Di sản Văn hóa và Văn bản hướng dẫn thi hành”, NXB Chính trị Quốc Gia.

6. Nguyễn Quốc Hùng (2007, chủ biên), “Lịch sử Nhật Bản”, NXB Thế Giới.

7. Nguyễn Văn Kim (2002), “Nhật Bản với những mối liên hệ lịch sử, văn hoá truyền thống”. Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, số 4 (323).

8. Phan Hải Linh (2010), “Bài giảng chuyên đề nghiên cứu Nhật Bản: Lịch sử văn hóa xã hội Nhật Bản”, NXB Thế giới.

9. Đào Trinh Nhất (2015, chủ biên), “Nhật Bản Duy Tân 30 năm”, NXB Thế Giới.

Tài liệu tiếng Anh

10. Emiko Kakiuchi (2014), “Cultural heritage protection system in Japan: current issues and prospects for the future”, National Graduate Institute for Policy Studies.

11. Emiko Kakiuchi (2003), “Protection of Cultural Properties and Sustainable Development in Japan”, DVD produced in cooperation with the World Bank Institute.

12. Emiko Kakiuchi (2012), “Sustainable cities with with creativity: Promoting creative urban intiatives: Theory and practice in Japan”, Ashgate Publishing Limited.

13. Tsuneaki Kawamura (2011), “Cultural Properties Technology”, Social Education Survey.

Tài liệu tiếng Nhật

14. Tổng cục Văn hóa (2001), “文化財保護法五十年史” (Lịch sử 50 năm Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa), NXB Gyosei.

15. Hội nghiên cứu Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa (2009), “文化財保護関係法令集” (Tuyển tập các sắc lệnh liên quan đến Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa), NXB Gyosei.

16. Hội nghiên cứu Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa (2006), “最新改正 文化財保護 法” (Sửa đổi mới nhất của Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa), NXB Gyosei.

17. Koji Inada (2014), “日本とフランスの遺跡保護――考古学と法・行

政・市民運動” (Bảo tồn di sản văn hóa của Nhật Bản và Pháp, khảo cổ học

và việc vận dụng giữa luật pháp – hành chính và người dân), NXB Iwanami Shoten.

18. Kenjiro Nakamura (2007), “わかりやすい文化財保護制度の解説” (Giải thích dễ hiểu về chế độ Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa), NXB Gyosei.

Tài liệu Internet

19. Cơ sở dữ liệu về Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa – trang web chính thức của Tổng cục Văn hóa Nhật Bản

http://kunishitei.bunka.go.jp/bsys/index_pc.asp

20. Mục lục pháp lệnh Nhật Bản tập hợp toàn bộ quá trình sửa đổi Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa Nhật Bản – trang web chính thức của Thư viện Quốc hội Nhật Bản

http://hourei.ndl.go.jp/SearchSys/viewEnkaku.do?i=Wfvv7TnXxos2cORWg ZLXAQ%3d%3d.

21. Trang web của Bộ Giáo dục Nhật Bản

http://www.mext.go.jp/b_menu/hakusho/html/others/detail/1318165.htm

22. Thông tin toàn văn văn bản luật pháp được thống nhất tại kỳ họp Quốc hội lần 1 – trang web chính thức của Hạ nghị viện Nhật Bản

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Số lượng di sản văn hóa được chỉ định tại các cấp địa phương33 (cập nhật đến ngày 01 tháng 05 năm 2016) STT Địa phƣơng Di sản văn hóa vật thể Di sản văn hóa phi vật thể Di sản văn hóa dân gian Công trình kỉ niệm Cảnh quan văn hóa Khu vực bảo tồn quần thể công trình kiến trúc truyền thống Kỹ thuật bảo tồn Tổng Công trình kiến trúc Tác phẩm mỹ thuật mỹ nghệ Nghệ thuật Kỹ thuật thủ công mỹ nghệ Khác Vật thể Phi vật thể Di tích Danh thắng Công trình kỉ niệm thiên nhiên Số lƣợng Lƣợng cột gỗ 1 Hokkaido 22 22 60 0 0 0 6 7 26 2 33 0 0 0 156 2 Aomori 42 45 104 2 0 0 12 53 20 3 38 0 0 0 274 3 Iwate 32 32 210 0 1 0 31 34 37 3 32 0 0 0 380

4 Miyagi 36 44 107 0 2 1 4 45 15 2 31 0 0 0 243 5 Akita 23 56 255 0 0 0 12 46 40 3 42 0 0 0 421 6 Yamagata 46 49 340 0 3 0 7 22 32 2 70 0 0 0 522 7 Fukushima 46 53 258 0 2 0 38 49 48 7 65 0 0 1 514 8 Ibaraki 76 96 447 1 3 0 6 33 59 5 58 0 0 0 688 9 Tochigi 67 82 611 0 3 0 9 20 49 1 68 0 0 1 829 10 Gunma 53 75 153 0 1 0 7 19 85 2 99 0 0 1 420 11 Saitama 54 63 270 0 2 0 25 50 186 7 85 0 0 0 679 12 Chiba 70 78 258 0 8 0 21 57 81 3 50 0 0 0 548 13 Tokyo 61 79 275 3 4 0 17 58 327 11 63 0 0 0 819 14 Kanagawa 42 45 208 0 0 0 18 30 25 3 63 0 0 0 389 15 Niigata 24 36 202 1 6 0 14 17 46 2 56 0 0 18 386 16 Toyama 12 15 96 0 0 0 6 13 29 3 49 0 0 0 208 17 Ishikawa 42 49 192 1 5 0 4 20 24 9 50 0 0 0 347 18 Fukui 28 38 195 0 5 0 9 62 29 6 33 0 0 0 367 19 Yamanashi 65 92 285 0 0 0 12 19 29 5 107 0 0 0 522

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu luật bảo tồn di sản văn hóa nhật bản (Trang 85 - 180)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)