6. Kết cấu của luận văn
3.1. Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa Nhật Bản hiện hành
3.1.2.8. Chế độ bảo tồn di sản văn hóa trong lòng đất
Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa lúc đầu coi di sản văn hóa trong lòng đất thuộc nhóm di sản văn hóa vật thể và kết hợp với Luật Dân sự quy định về quy chế khai quật điều tra. Luật sửa đổi năm 1954 bổ sung quy định đối với các công trình xây dựng tại khu vực có di sản văn hóa trong lòng đất. Tiếp đó, Luật sửa đổi năm 1975 đưa quy định đối với các công trình xây dựng tại khu vực có di sản văn hóa trong lòng đất và việc phát hiện di tích từ chương di tích chuyển sang một chương độc lập về di sản văn hóa trong lòng đất. Luật hiện hành đã hoàn thiện các quy định về di sản văn hóa trong lòng đất.
1)Quy định về điều tra khai quật
Luật quy định việc điều tra khai quật di sản văn hóa trong lòng đất phải báo cáo xin phép Ban Giáo dục cấp quản lý khu vực trước 30 ngày. Ban Giáo dục xem xét và chỉ đạo nếu cho phép khai quật hoặc ban hành quyết định cấm, đình chỉ, tạm dừng việc khai quật nếu cần thiết (Điều 57, mục 1 điều 99 của Luật sửa đổi năm 2004 và mục 1 điều 5 văn bản Hướng dẫn thi hành Luật. Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.69]).
2) Quy định về công trình xây dựng trong khu vực có di sản văn hóa trong lòng đất
Trường hợp thi công xây dựng trong khu vực có di sản văn hóa trong lòng đất, tùy theo chủ thể thi công mà chia làm hai chế độ.
Trường hợp chủ thể của công trình xây dựng không phải là cơ quan nhà nước hay đoàn thể cộng đồng địa phương thì phải đệ đơn lên chính quyền địa phương hay Ban Giáo dục trước khi khởi công 60 ngày. Ban Giáo dục địa phương chỉ đạo công tác khảo sát khai quật và lập hồ sơ nếu phát hiện ra di tích (Mục 2 điều 57, mục 1 điều 99 của Luật sửa đổi năm 2004 và mục 2 điều 5 văn bản Hướng dẫn thi hành Luật. Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.69]).
Trường hợp chủ thể của công trình xây dựng là cơ quan Nhà nước hay đoàn thể cộng đồng địa phương, thì phải thông báo cho Ban Giáo dục cấp quản lý khu vực bảo tồn nhằm bàn bạc và đưa ra quyết định về kế hoạch khảo sát trước thi công, kế hoạch thi công, hoặc khuyến cáo cần thiết để bảo tồn di sản văn hóa nếu được phát hiện (Mục 3 điều 57, mục 1 điều 99 của Luật sửa đổi năm 2004 và mục 2 điều 5 văn bản Hướng dẫn thi hành Luật. Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.69]).
3) Quy định liên quan đến việc phát hiện di tích
Trường hợp chủ sở hữu khu đất phát hiện ra di tích thì tùy theo đối tượng chủ sở hữu, mà chia làm hai loại chế độ như dưới đây:
Trường hợp chủ sở hữu khu đất (chủ thể phát hiện di tích) không phải là cơ quan nhà nước hay đoàn thể cộng đồng địa phương thì phải báo cáo lên Ban Giáo dục cấp địa phương. Ban Giáo dục sẽ xem xét quyết định phương hướng bảo tồn hay cấm hành vi gây biến đổi hiện trạng (Mục 5 điều 57, mục 1 điều 99 của Luật sửa đổi năm 2004 và mục 2 điều 5 văn bản Hướng dẫn thi hành Luật. Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.69]).
Trường hợp chủ sở hữu khu đất (chủ thể phát hiện di tích) là cơ quan của Nhà nước hay đoàn thể cộng đồng địa phương thì cần thông báo đến Ban Giáo dục cấp địa phương để thảo luận biện pháp khảo sát, bảo tồn (Mục 6 điều 57, mục 1 điều 99 của Luật sửa đổi năm 2004 và mục 2 điều 5 văn bản Hướng dẫn thi hành Luật. Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.70]).
4) Vai trò của Tổng cục Văn hóa đối với di sản có giá trị đặc biệt
Việc xem xét quyết định phương pháp bảo tồn di sản văn hóa trong lòng đất về cơ bản được giao cho cấp chính quyền địa phương tương ứng như đã trình bày. Tuy nhiên đối với những di sản có giá trị lịch sử, văn hóa hay học thuật đặc biệt thì Tổng cục Văn hóa sẽ trực tiếp quản lý và hướng dẫn công tác bảo tồn (Mục 1,2 điều 5 văn bản Hướng dẫn thi hành. [14, tr.70]).
Ngoài ra, trường hợp di sản văn hóa trong lòng đất có giá trị đặc biệt về lịch sử, học thuật cần điều tra khảo sát với yêu cầu chuyên môn cao thì Tổng cục Văn hóa sẽ trực tiếp tiến hành công tác điều tra khai quật (Điều 58 Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.70]).