Chế độ bảo tồn cảnh quan văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu luật bảo tồn di sản văn hóa nhật bản (Trang 77 - 79)

6. Kết cấu của luận văn

3.1. Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa Nhật Bản hiện hành

3.1.2.5 Chế độ bảo tồn cảnh quan văn hóa

Tại các nước Châu Âu, từ sau nửa thế kỷ XX, việc bảo tồn cảnh quan hay bảo toàn môi trường kiến trúc mang tính lịch sử, danh thắng tự nhiên, khu phố cổ… trong bối phát triển đô thị hoặc khu vực đã được thực hiện dựa trên các thể chế mang tính luật pháp hay các biện pháp hành chính. Ở Nhật Bản, việc phát triển kinh tế nhanh chóng đã hủy hoại môi trường nên cần có sự xem xét lại tổng thể cơ chế cùng với việc bảo tồn môi trường, mở rộng hoạt động bảo vệ cảnh quan. Nghiên cứu về cảnh quan văn hóa tại Nhật Bản đã bắt đầu từ trước Thế chiến thứ II do chính phủ càng ngày càng quan ngại về tình trạng xâm phạm cảnh quan văn hóa. Cảnh quan văn hóa được quan tâm trong các dự án nghiên cứu về kỹ thuật nông thôn, đặc điểm địa lý khu vực, quy hoạch đô thị và nông thôn. Các phong trào bảo vệ cảnh quan văn hóa ở Nhật Bản diễn ra mạnh mẽ từ thập niên 1990 trong bối cách các nghiên cứu trên và các dự án bảo tồn lịch sử tự nhiên của khu phố hay làng phố cổ. Đầu thế kỷ XX, các phong trào này càng được ủng hộ trong xu thế quốc tế công nhận “cảnh quan văn hóa” theo Công ước Di sản Thế giới. Từ năm 2000 đến năm 2003, đã có 2.311 khu vực được xác định tạm thời là "cảnh quan văn hóa".24

Đối với việc bảo tồn cảnh quan, các bộ ngành liên quan như Bộ Giao thông và Đất đai, Bộ Nông Lâm Thủy sản, Bộ Môi trường… đã cùng hợp tác với Bộ Giáo dục trong đề án về bảo tồn cảnh quan, nhằm giữ lại những hình thái quang cảnh đẹp tiêu biểu của Nhật Bản qua các thời kỳ. Đề án đã đề xuất việc thành lập các khu vực bảo tồn cảnh quan. Để tạo cơ sở pháp lý cho chính sách này, Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa sửa đổi năm 2004 đã bổ sung định nghĩa về cảnh quan văn hóa trong phần định nghĩa văn hóa. Theo Luật sửa đổi, Bộ trưởng Bộ Giáo dục, theo đệ trình của các cấp địa phương, làng xã sẽ lựa chọn khu vực cảnh quan văn hóa trọng yếu được bảo tồn cấp nhà

nước. Bên cạnh đó, cấp địa phương và làng xã quyết định về cảnh quan trong phạm vi quản lý của địa phương mình. Từ đó, các cấp xây dựng kế hoạch bảo tồn và các biện pháp cần thiết nhằm gìn giữ cảnh quan văn hóa. Cụ thể có thể đưa ra một số điều khoản luật như dưới đây:

- Điều 2 Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa đã định nghĩa “cảnh quan văn hóa được hình thành từ phong thổ của khu vực bao gồm cả lối sống và nghề nghiệp sinh nhai của người dân sống tại khu vực đó”25.

- Bộ trưởng Bộ giáo dục theo đệ trình của các cấp địa phương sẽ lựa chọn ra cảnh quan văn hóa đặc biệt trọng yếu trong số những cảnh quan văn hóa của khu vực.26

- Trường hợp cảnh quan văn hóa trọng yếu bị làm hư hại hay bị thay đổi hiện trạng thì chủ sở hữu bắt buộc phải trình báo Tổng cục trưởng Tổng cục Văn hóa để nhận được những chỉ đạo và biện pháp bảo tồn cần thiết.27

- Bên cạnh việc tôn trọng quyền sở hữu của người có liên quan, khi lựa chọn cảnh quan văn hóa trọng yếu còn cần phải lưu ý sao cho có thể điều hòa giữa lợi ích chung khi khai thác quỹ đất quốc gia và bảo vệ các ngành nghề nông lâm thủy hải sản của khu vực. Các bộ ngành liên quan phải có sự thảo luận và phối hợp chặt chẽ, trên tinh thần chỉ đạo của Tổng cục trưởng Tổng cục Văn hóa.28

Các tiêu chuẩn để được lựa chọn là cảnh quan văn hóa:

- Cảnh quan gắn với trồng trọt như ruộng trồng lúa, đất nông nghiệp.

- Cảnh quan gắn với chăn nuôi như đồng cỏ hoặc nơi chăn thả gia súc. - Cảnh quan gắn với rừng gỗ, rừng phòng chống thiên tai.

- Cảnh quan gắn với nghề thủy hải sản như các bè nuôi cá, trồng rong biển. - Cảnh quan sông, hồ, bến cảng.

- Cảnh quan gắn với công nghiệp, khai khoáng như mỏ, khai thác đá...

25Luật sửa đối năm 2004. http://www.bunka.go.jp/ (ngày cập nhật 20/10/2016)

26 Điều 134 Luật sửa đổi năm 2004. http://www.bunka.go.jp/ (ngày cập nhật 20/10/2016)

27 Điều 136 Luật sửa đổi năm 2004. http://www.bunka.go.jp/ (ngày cập nhật 20/10/2016) 28

- Giao thông vận tải và thông tin liên lạc như đường giao thông, quảng trường. - Khu dân cư và các khu định cư cùng hàng rào, rừng núi gắn liền (nếu có). - Sự kết hợp của một hay nhiều cảnh quan trên đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu luật bảo tồn di sản văn hóa nhật bản (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)