6. Kết cấu của luận văn
3.1. Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa Nhật Bản hiện hành
3.1.2.6. Chế độ bảo tồn quần thể công trình kiến trúc truyền thống
Quần thể công trình kiến trúc truyền thống có giá trị cao trở thành một loại hình di sản văn hóa thuộc đối tượng bảo tồn từ Luật sửa đổi năm 1975. Trong Luật hiện hành cụ thể hóa chính sách bảo tồn đối với quẩn thể công trình kiến trúc truyền thống.
1) Xếp hạng, công nhận
Quần thể công trình kiến trúc truyền thống có giá trị lịch sử văn hóa cao được bảo tồn trong một “khu vực bảo tồn quần thể công trình kiến trúc truyền thống”. Khu vực bảo tồn là 1) khu vực được xác định trong quy hoạch thành phố theo luật quy hoạch của tỉnh, thành phố cấp trung ương hoặc 2) khu vực được xác định trong quy hoạch của thị trấn, thành phố làng mạc (Mục 2,3 điều 83 Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.68]).
Bộ trưởng Bộ Giáo dục dựa trên danh sách do tỉnh thành phố trung ương và thành phố thị trấn làng xã đệ trình tuyển chọn và ban hành quyết định công nhận đối với những “khu vực bảo tồn quần thể công trình trình kiến trúc truyền thống có giá trị cao” thành “khu vực bảo tồn quần thể công trình kiến trúc truyền thống trọng yếu” (Mục 4 điều 83 Luật sửa đổi năm 2004. [14, tr.68]).
2) Quy định bảo tồn
Luật hiện hành quy định chế độ bảo tồn đối với khu vực bảo tồn quần thể công trình kiến trúc truyền thống lấy chủ thể là chính quyền địa phương cấp tỉnh, thành phố trung ương hoặc cấp thị trấn, thành phố làng xã, với sự hỗ trợ từ phía Tổng cục Văn hóa liên quan đến công tác quản lý và chuyên môn.
Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí bảo tồn khu vực bảo tồn quần thể công trình kiến trúc truyền thống trọng yếu. Quy định về thay đổi hiện trạng hay các biện pháp bảo tồn do chính quyền địa phương ban hành.