9. Dự kiến kết quả nghiên cứu và bố cục của luận văn
1.5. Khái quát về Trƣờng Đại học Mỏ – Địa chất và Trung tâm Thông tin –
1.5.1. Trường Đại học Mỏ Địa chất
Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 08/8/1966 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 147/QĐ-CP thành lập Trường Đại học Mỏ – Địa chất trên cơ sở Khoa Mỏ – Địa chất của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Ngày 15/11 hàng năm được lấy làm ngày truyền thống của Nhà trường. Năm đầu thành lập Trường có: Khoa Mỏ, Khoa Địa chất thăm dò, Khoa Địa chất Công trình, Khoa Trắc địa, Ban Khoa học cơ bản và Ban Tại chức với 623 sinh viên hệ dài hạn, 77 sinh viên hệ chuyên tu.
Năm 1974, Nhà trường chuyển từ Hà Bắc lên Phổ Yên – Bắc Thái. Năm 1977 Nhà trường thành lập Khoa Dầu khí. Năm 2000 Nhà trường thành lập Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Công nghệ thông tin và gần đây thành lập khoa: Xây dựng và Môi trường. Năm 1976 Trường ĐHMĐC được Chính phủ cho phép mở bậc đào tạo nghiên cứu sinh. Ngày 16/2/1979 Thủ tướng Chính phủ cho phép Trường ĐHMĐC xây dựng tại cơ sở mới ở Cổ Nhuế – Từ Liêm – Hà Nội.
Trường ĐHMĐC đã xây dựng được đội ngũ nhân lực với tổng số cán bộ viên chức là 887 người, trong đó có 614 giảng viên cơ hữu. Nhà trường đang đào tạo 16 ngành (45 chuyên ngành) bậc đại học hệ chính quy, 01 chuyên ngành đào tạo theo chương trình tiên tiến, 10 ngành đào tạo cao đẳng chính quy, 15 ngành đào tạo thạc sĩ và 13 ngành đào tạo tiến sĩ. Tính đến hết năm học 2016 – 2017, Nhà trường đã đào tạo được khoảng 70.000 kỹ sư và 4.000 cử nhân hệ cao đẳng, trên 5.000 thạc sĩ và gần 400 tiến sĩ. Hiện nay, Nhà trường đang đào tạo khoảng 20.000 sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh. Chương trình tiên tiến ngành Kỹ thuật Hóa học đã tuyển sinh được 7 khóa với hơn 300 sinh viên và đã có 3 khóa với hơn 80 sinh viên tốt nghiệp.
Chức năng và nhiệm vụ
Trường Đại học Mỏ – Địa chất đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về các lĩnh vực Mỏ, Địa chất, Trắc địa – Bản đồ, Dầu khí, Công nghệ thông tin, Kinh tế – Quản trị Kinh doanh, Cơ – Điện, Môi trường, Xây dựng.
Nhà trường mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo đại học và sau đại học, nghiên cứu khoa học, cung ứng dịch vụ, tư vấn, hợp tác đào tạo bằng tiếng nước ngoài theo chương trình tiên tiến với các trường đại học có uy tín trong khu vực và thế giới; phát triển các ngành và chuyên ngành mới về biển, liên ngành giữa công nghệ khai thác, chế biến và sử dụng hợp lý tài nguyên của đất nước; xây dựng một số viện nghiên cứu chuyên ngành trong Nhà trường, củng cố và hoàn thiện cơ sở đào tạo chính quy ngoài trường; quy hoạch và xây dựng Trường hiện đại, tiên tiến với hệ thống phòng thí nghiệm trọng điểm chuyên ngành, hệ thống thư viện điện tử, hệ thống phòng học đa năng, hệ thống phục vụ đào tạo hoàn chỉnh tầm cỡ quốc gia và trở thành cơ sở đào tạo đại học đa ngành, đa lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu xã hội, hội nhập khu vực và thế giới.
Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ
Cơ cấu tổ chức của Nhà trường gồm có Hội đồng trường, Ban Giám hiệu, Hội đồng Khoa học và Đào tạo, các hội đồng và ban tư vấn (các tổ chức Đảng và đoàn thể); các phòng ban chức năng; các khoa (Khoa học cơ bản, Công nghệ thông tin, Mỏ, Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Khoa học kỹ thuật và Địa chất, Trắc địa – Bản đồ và Quản lý đất đai, Dầu khí, Cơ điện, Xây dựng, Môi trường, Lý luận chính trị, Giáo dục Quốc phòng), bộ môn và phòng thí nghiệm trực thuộc; các phòng, ban; các trung tâm, công ty và xí nghiệm trực thuộc; các văn phòng đại diện (văn phòng đại diện tại Quảng Ninh, văn phòng đại diện tại Đà Nẵng, cơ sở Vũng Tàu, văn phòng chương trình tiên tiến).
Hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà trường
Trường ĐHMĐC là một trong những trường đi đầu trong việc tổ chức, thực hiện nghiêm túc và có kết quả chủ trương cải cách giáo dục ở bậc đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong 8 năm gần đây, Nhà trường chuyển đổi hình thức đào
tạo theo hệ thống tín chỉ từ K54 và đào tạo chương trình tiên tiến cho ngành Kỹ thuật hóa học. Nhà trường luôn duy trì công tác đào tạo: chính quy, vừa làm vừa học, liên thông cao đẳng - đại học trong trường và ngoài trường. Bên cạnh đào tạo hệ dài hạn và cấp bằng tốt nghiệp với các trình độ đại học và sau đại học đại học (thạc sĩ, tiến sĩ), Nhà trường còn triển khai hình thức đào tạo ngắn hạn cho cán bộ trong và ngoài trường để cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ bồi dưỡng ngắn hạn.
Nhà trường luôn có bước phát triển mạnh mẽ và đúng hướng với hàng trăm đề tài cấp Nhà nước, hàng nghìn đề tài và hợp đồng cấp Bộ và ngành với hiệu quả kinh tế ngày càng cao (hàng trăm tỷ đồng hàng năm), địa bàn hoạt động ngày càng rộng. Trong 51 năm qua, đội ngũ cán bộ khoa học của Nhà trường đã chủ trì thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học như sau: 172 đề tài cấp Nhà nước; 494 đề tài cấp Bộ và 1407 đề tài cấp trường. Từ năm 2012 đến 2017, Nhà trường thực hiện 19 đề tài cấp Nhà nước, 85 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và tương đương được phê duyệt và cấp kinh phí.