Vai trò của chính sách đối với việc ứng dụng công nghệ "chất chữa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu một số giải pháp về chính sách ứng dụng công nghệ Chất chữa cháy sạchnhằm bảo vệ tầng ôzôn trong hệ thống chữa cháy ở Việt Nam hiện nay (Trang 32 - 35)

8. Kết cấu của luận văn

1.4 Chính sách và vai trò của chính sách trong việc ứng dụng công

1.4.2 Vai trò của chính sách đối với việc ứng dụng công nghệ "chất chữa

cháy sạch"

Thực trạng công tác quản lý của Nhà nước về công tác phòng cháy chữa cháy trong thời kỳ mới với những biến đổi của xã hội khi hội nhập quốc tế và đón nhận những thiết bị công nghệ tiên tiến của thế giới thì cần thiết phải đổi mới một số chính sách cho hoàn thiện, đầy đủ hơn, bao quát và có hiệu lực pháp lý cao hơn nhằm góp phần đưa công tác phòng cháy chữa cháy ngày một chính quy hiện đại, theo kịp với sự phát triển chung của xã hội cũng như của thế giới.

Quá trình nghiên cứu của về chính sách ứng dụng công nghệ "chất chữa cháy sạch" là quá trình tìm ra những giải pháp tối ưu nhất, hỗ trợ việc thực thi chính sách, việc phân tích càng phân tích chi tiết, rõ ràng mang tính khoa học cao thì càng góp phần làm nền tảng vững chắc cho việc quản lý của nhà nước về phòng cháy chữa cháy trong công tác bảo vệ môi trường.

nhanh chóng, tiết kiệm được công sức, thời gian và tiền của. Nội dung của chính sách mới được thông qua sẽ thoả mãn đầy đủ nhất yêu cầu hợp pháp, hợp lý, hợp tình (sát thực tiễn) để áp dụng cho toàn xã hội thực hiện.

Qua kết quả nghiên cứu của luận văn, tác giả mong sẽ sớm được áp dụng vào thực tiễn, trong việc hình thành nên những chính sách mới ra đời. Qua đó việc ứng dụng công nghệ "chất chữa cháy sạch" được thực hiện một cách dễ dàng hơn, triệt để hơn.

Kết luận chƣơng 1

1. Suy giảm tầng ôzôn gây nên biến đổi khí hậu toàn cầu đã trở thành mối nguy hiểm đe dọa đến cuộc sống của toàn nhân loại. Tầng ôzôn bị bào mòn bởi các chất khí thải độc hại gây nên, đến một lúc nào đó sẽ không còn tác dụng che chắn và bảo vệ trái đất khỏi những tia cực tím của ánh sáng mặt trời. Nhận thức được hiểm họa này, cộng đồng quốc tế đã nhất trí đưa ra Công ước Vienna về bảo vệ ôzôn (1985) và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn (1987). Những điều ước quốc tế này nhằm từng bước hạn chế để đi đến thay thế hoàn toàn trong sản xuất và tiêu thụ những chất gây hại cho tầng ôzôn, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

2. Ngày nay “chất chữa cháy sạch” được đánh giá là một chất lý tưởng để sử dụng trong công tác phòng cháy chữa cháy, không những bảo vệ an toàn cho cuộc sống của con người mà còn giữ gìn cho bầu không khí được trong lành, môi trường của chúng ta ngày càng được xanh, sạch đẹp hơn. Là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, “chất chữa cháy sạch” cần được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam riêng, tuy nhiên việc ứng dụng còn cần phải có những chủ trương và chính sách mới nhằm áp dụng một cách triệt để trong toàn xã hội.

3. Vai trò của chính sách đối với việc ứng dụng công nghệ "chất chữa cháy sạch" là vô cùng to lớn, khi Việt Nam đã ký kết giao ước với Quốc tế về bảo vệ môi trường và hàng loạt những văn bản quy định của Nhà nước về việc tuân thủ Nghị định thư Montreal về các chất phá hủy tầng ôzôn. Trong công tác phòng cháy chữa cháy, đến thời điểm này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy cần phải đổi mới một số chính sách sao cho phù hợp với tình hình phát triển của đất nước và ứng dụng triệt để công nghệ "chất chữa cháy sạch" góp một phần nhỏ bé trong việc bảo vệ tầng ôzôn.

CHƢƠNG 2

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG HALON VÀ NHU CẦU ĐỔI MỚI SANG CÔNG NGHỆ CHẤT CHỮA CHÁY SẠCH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu một số giải pháp về chính sách ứng dụng công nghệ Chất chữa cháy sạchnhằm bảo vệ tầng ôzôn trong hệ thống chữa cháy ở Việt Nam hiện nay (Trang 32 - 35)