8. Kết cấu của luận văn
2.1 Hiện trạng sử dụng Halon ở Việt Nam
2.1.2 Thực trạng vấn đề sử dụng Halon dùng trong chữa cháy ở Việt
Hệ thống khí chữa cháy sử dụng Halon có một lịch sử phát triển trên 60 năm, trải qua hàng ngàn các dự án nhà máy phát điện, khu công nghiệp, nhà máy lọc dầu, tàu biển và rất nhiều các lĩnh vực khác, hệ thống khí chữa cháy Halon đã được phát triển thành một hệ thống bảo vệ hiệu quả, nhanh chóng.
Từ năm 1881 con người đã biết ứng dụng các Halon vào việc chữa cháy, một dược sĩ người Đức đã tình cờ phát hiện ra rằng, dầu hoả khi cháy sẽ bị dập tắt tức khắc khi cho một lượng rất nhỏ clorofom (CHCl3). Tetraclocacbon (CCl4) được Regrault điều chế lần đầu tiên vào năm 1839, đến năm 1881 được đề nghị sử dụng làm chất chữa cháy. Mãi khi nó được đưa vào sản xuất rộng rãi mới thực hiện được việc ứng dụng thực sự vào việc chữa cháy.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, hàng loạt các hiđrocacbon flo hoá có tác dụng chữa cháy cao đã được đưa vào làm chất chữa cháy. Các chất này có tính độc hại thấp, tác dụng chữa cháy lại rất cao và ít ăn mòn hơn. Thời gian đầu việc sử dụng chúng bị hạn chế do giá thành quá cao so với các chất chữa cháy thông thường khác, nhưng khi công nghệ điều chế chúng phát triển thì chúng được sử dụng rất rộng rãi. Tính đến năm 1988, riêng trữ lượng Halon 1211 dùng trong chữa cháy trên thế giới có tổng lượng là 20 nghìn tấn, Halon 1301 là 12,5 nghìn tấn.
Đến nay do các Halon gây ô nhiễm môi trường, làm suy giảm tầng ôzôn nên đang bị hạn chế sử dụng và đi đến loại trừ trên toàn thế giới.
Từ năm 1994, Việt Nam đã phê chuẩn tham gia Nghị định thư Montreal. Vì vậy, nước ta phải loại trừ Halon theo hạn định loại trừ do Nghị định thư Montreal đề ra.
Theo số liệu của Ban soạn thảo "Chương trình Quốc gia của Việt Nam nhằm loại trừ dần các chất làm suy giảm tầng ôzôn vào năm 1995” thống kê nếu tính cả quân đội, hàng không thì lượng Halon sử dụng ở nước ta có thể lên đến 410 tấn. Hơn 80% hệ thống thiết bị chữa cháy sử dụng Halon ở Việt Nam là Vietsovpetro, doanh nghiệp dầu khí lớn nhất sở hữu nhà nước. Tổng nhu cầu ở Việt Nam trong 5 năm trước là khoảng 76 tấn ODS (các chất làm thủng tầng ôzôn) và một phần của nhu cầu này được đáp ứng bởi tái chế. Trong các chất làm suy giảm tầng ôzôn có các Halon thường dùng để chữa
cháy đạt hiệu quả cao. Theo thống kê sơ bộ, việc nhập khẩu Halon từ năm 1995-2003 theo bảng 2 như sau:
Bảng 2. Số liệu nhập khẩu Halon từ năm 1995-2003 7
Hoá chất 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
Halon 1301 10 10 30 42 40 40 0 34 0
Halon 2402 12 13,2 36 36 36 36 0 63,6 0
Qua bảng 2 cho thấy, dường như việc Việt Nam không tuân thủ hạn định kiểm soát của Nghị định thư Montreal liên quan đến lượng tiêu thụ Halon năm 2002. Tuy nhiên, Halon 2402 được nhập khẩu năm 2002 được khẳng định là từ nguồn tái chế. Do lượng tiêu thụ Halon tái chế không được tính là lượng tiêu thụ của Nghị định thư Montreal, vì lẽ đó Việt Nam đã tuân thủ hạn định kiểm soát vào năm 2002. Ngành công nghiệp Việt Nam đã gặp khó khăn trong việc tìm nguồn cung cấp Halon -1301. Trong khi đó tổng lượng 34 tấn Halon 1301 được Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng thuận, nhưng các doanh nghiệp không thể tìm được nguồn cung cấp hoá chất này. Điều này dẫn đến khó khăn cho ngành công nghiệp có liên quan để duy trì hệ thống chữa cháy của họ.
Một số cơ sở kinh tế ở nước ta cũng đã được trang bị các chất này để chữa cháy mà tập trung nhất là trên các phương tiện giao thông vận tải (tầu thuỷ, máy bay) và trong quân đội.
Trên các tầu chiến, tầu ngầm quân sự, xe tăng, máy bay của Liên Xô cũ
7
sản xuất trước đây cung cấp cho nước ta thường có lắp đặt hệ thống hoặc trang bị bình chữa cháy bằng halon và chủ yếu là Halon 2402.
Dựa trên điều tra được thực hiện bởi Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO) vào năm 2001, Halon – 1301 và Halon 2402 được nạp chủ yếu trong hệ thống chữa cháy trên tàu biển và giàn nổi khai thác dầu ngoài khơi. Tổng số hệ thống chữa cháy sử dụng Halon lắp đặt trong công nghiệp được trình bày ở bảng 3
Bảng 3. Hệ thống chữa cháy sử dụng Halon trong lĩnh vực công nghiệp8
TT Công nghiệp Halon – 1301
(kg)
Halon – 2402 (kg)
1 Tàu biển 116,320 133,086
2 Tàu chở dầu và giàn nổi khai
thác dầu ngoài khơi 17,550 3,510
3 Hàng không 34,650 9,210
4 Những ngành khác 25,000 3,000
5 Tổng số 193,520 148,806
Đối với các loại máy bay Boeing B747, B767 có trang bị khoảng 10 đến 150 kg Halon1301, A-300 của Pháp có trang bị 102 kg Halon 1301, máy bay TU 134 A, TU 134B, AN 26 có trang bị khoảng 50 kg Halon 2402.
Tất cả c ác máy bay đều có bình chữa cháy cầm tay sử dụng chất chống cháy Halon – chất này đang có mô ̣t số vấn đề về đô ̣c ha ̣i và môi trường nhưng la ̣i không gây ra hư hỏng cho các hê ̣ thống trên máy bay.
Trước đây, các hãng hàng không vẫn thường dùng các loại bột chống cháy hoặc C02, nhưng những loa ̣i vâ ̣t liê ̣u này có thể làm hư hỏng các hê ̣
8
thống điê ̣n tử , đồng thời tăng khả năng gây rỉ sét. Mỗi khi có sự cố và các bình cứu hỏa kiểu cũ này được sử du ̣ng thì chi phí khắc phu ̣c cũng như chi phí sửa chữa máy bay là rất tốn kém.
Hóa chất của các loại bột chống cháy cũng gây ra tác dụng khi hành khách hít vào. Chất liê ̣u Halon trong các bình chữa cháy mới sẽ tiếp xúc và ngăn cách không cho ngo ̣n lửa lấy được oxy trong không khí , qua đó dâ ̣p tắt đám cháy , đồng thời Halon không hề gây hư hỏng cho hê ̣ thống cũng như phần cứng.
Do nhu cầu công tác chữa cháy của các cơ sở nên việc nhập Halon để nạp bổ sung cho các hệ thống chữa cháy bằng Halon như ở bảng 4 sau:
Bảng 4. Danh sách các cơ sở nhập halon để nạp bổ sung cho các hệ thống chữa cháy sẵn có bằng Halon 9
Năm Cơ sở nhập Loại Nước sản xuất Số lượng
(tấn) Ghi chú
1997 Quân đội (PK-KQ) Halon 2402 CHLB Nga 0,400 Không quân 1999 Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro (VSP) Halon 2402 CHLB Nga 10,800 Nạp bổ sung cho tàu Chí Linh 5,77 tấn 1999 CTy TNHH Tâm Thành-Tp. HCM Halon
1301 Hàn Quốc 1,482 Nạp cho tàu của VSP 2000 Cty Dịch vụ Hàng
hải Sài Gòn Halon 1301 Trung Quốc 1,500 Dịch vụ nạp cho các tàu 2001 Cty Dịch vụ Hàng
hải Sài Gòn Halon 1301 Trung Quốc 1,000 Dịch vụ nạp cho các tàu Do thực trạng trang bị trên đây và do chưa có chất chữa cháy thay thế nên năm 1998, theo đề nghị của một số Bộ, Văn phòng Chính phủ đã đồng ý để các cơ sở thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam nhập 20,4 tấn Halon 2402 và 1,9 tấn Halon 1301 để giải quyết tình thế trước mắt.
Tuy nhiên nhu cầu lựa chọn chất chữa cháy để thay thế Halon là rất cần thiết cả trong các thiết bị chữa cháy cầm tay, hệ thống chữa cháy cố định và hệ thống chữa cháy tự động.
Với mức tiêu thụ cơ sở Halon của Việt Nam thấp, tốc độ phát triển
9
nhanh của ngành hàng không và nhu cầu về Halon trong duy trì hoạt động các hệ thống chữa cháy hiện lắp đặt trong ngành công nghiệp dầu khí, Chính phủ Việt Nam đề nghị thiết lập một ngân hàng Halon và các cơ sở thu gom, tái chế Halon trong nước. Điều này sẽ cho phép Việt Nam có khả năng tuân thủ quy định về Halon thông qua việc có nguồn cung cấp Halon tái chế ngay trong nước và các nguồn Halon tái chế khác của quốc tế.
Đối với các chất thuộc phụ lục A, nhóm II, Chính phủ Việt Nam đã cấm lắp đặt mới các hệ thống dập cháy dùng Halon từ năm 1995. Quy định pháp luật này đã ngăn chặn hiệu quả nhu cầu sử dụng mới về Halon ở Việt Nam. Tuy nhiên, đối với ngành hàng không, ngành công nghiệp có sự phát triển rõ rệt trong 5 đến 10 năm qua, việc lắp đặt sử dụng mới hệ thống chữa cháy trên các máy bay mới vẫn sử dụng Halon vì đây là hoá chất duy nhất được chấp thuận trên thị trường quốc tế. Vì vậy, Việt Nam chắc chắn cần nguồn cung cấp Halon ít nhất là 20-30 năm tới.